Tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 83 - 85)

doanh hàng nông sản

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề được đề cập khá nhiều ở nước ta trong thời gian gần đây. Mặt hàng nông sản thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu, có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của tất cả các đối tượng người tiêu dùng. Nhưng trong thời gian qua, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh hàng nơng sản thực phẩm ở nước ta cịn chưa nhận thức đúng và chưa tự nguyện thực hiện các nội dung liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt là trách nhiệm xã hội đối với thị trường, người tiêu dùng và vấn đề bảo vệ môi trường, cụ thể là:

3.2.5.1. Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng

Bên cạnh những doanh nghiệp có thương hiệu mạnh như Vinamilk, Vinacecook, Tường An, Vifon, Trung Nguyên, Hapro... đã chú ý và cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm chất lượng, nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng, cịn khơng ít những doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về trách nhiệm xã hợi của mình đới với thị trường và người tiêu dùng. Biểu hiện rõ nhất là hàng loạt các sự việc liên quan đến các mặt hàng nông sản thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, như nước tương đen chứa 3- MCPD (một chất được xem là có thể gây ung thư), thực phẩm bảo quản bằng foocmon, hàn the, rau được tưới các chất kích thích tăng trưởng, và gần đây nhất là việc hàng loạt các sản phẩm sữa nhiễm melamine - một chất độc hại gây ra sạn thận ở trẻ em, có thể dẫn tới tử vong. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản cho rằng, lỗi chủ yếu thuộc về người nông dân khi họ khơng hiểu hoặc khơng tn thủ quy trình sản xuất nơng sản an toàn. Nhưng cần nhìn nhận khách quan rằng, chính mới liên kết lỏng lẻo của doanh nghiệp với người nông dân, việc thiếu hoặc khơng quy định rõ ràng của quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản; sự thiếu kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp đới với q trình sản xuất và thu mua nông sản để bảo đảm chất

lượng theo hợp đồng... là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nói trên. Các doanh nghiệp cần đóng vai trò là "đầu tàu" trong chuỗi sản xuất và cung ứng nông sản an toàn, quan tâm thỏa đáng đến quyền lợi của người nông dân khi có những biến động của thị trường hoặc mất mùa do thời tiết...

3.2.5.2. Trách nhiệm bảo vệ môi trường

Nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản thực phẩm còn khá hạn chế. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu, chưa xử lý nước thải, chất thải hoặc chỉ xử lý ban đầu trước khi thải ra môi trường (Thống kê của Viện Chiến lược và chính sách phát triển nơng nghiệp, nông thôn cho thấy, khoảng 58% doanh nghiệp chế biến nông sản ở nước ta có công nghệ lạc hậu). Việc lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, th́c kích thích tăng trưởng trong quá trình sản xuất nơng sản cịn khá phổ biến... là những nguyên nhân gây ra các hiện tượng nguồn nước bị ô nhiễm, đất đai bạc màu, ảnh hưởng xấu đến môi trường và yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Hiện tượng này không chỉ có ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà thậm chí ngay với cả mợt sớ doanh nghiệp lớn có thương hiệu như Vedan đã có những vi phạm nghiêm trọng về việc xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm nặng nề cho mơi trường mà báo chí và các phương tiện thơng tin đại chúng thời gian qua đã tốn khá nhiều giấy mực để lên tiếng và yêu cầu các cơ quan chức năng phải xử lý thật nghiêm khắc.

Các cơ quan chức năng chưa có những biện pháp đủ mạnh để xử lý, trong khi phần lớn các doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để né tránh trách nhiệm. Có thể nói rằng, ý thức tự giác của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường trong thời điểm hiện nay là rất kém đòi hỏi phải có sự xử phạt mạnh tay của các cơ quan chức năng nhà nước và địa phương.

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w