Đối với thị trường nội địa

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 48 - 54)

Nhìn chung, sản xuất nơng nghiệp phát triển đã từng bước đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Mức tiêu dùng lương thực giảm xuống (tiêu dùng gạo giảm từ 12 kg/người/tháng năm 2002 xuống 11,4 kg/người/tháng năm 2006; tương tự, tiêu dùng các loại lương thực khác cũng giảm từ 1,4 kg/người/tháng năm

2002 xuống 1,0 kg/người/tháng năm 2006). Ngược lại, tiêu dùng thực phẩm tăng lên (tiêu dùng thịt các loại tăng từ 1,3 kg/người/tháng năm 2002 lên 1,5 kg/người/tháng năm 2006, tiêu dùng tôm, cá tăng mạnh từ 1,1 kg/người/ tháng năm 2002 lên 1,5 kg/người/tháng năm 2006...). 10 năm qua, vượt qua biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh, sản xuất lương thực thực phẩm tiếp tục phát triển, nhờ đó bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008, Việt Nam đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu trung bình hơn 4 triệu tấn gạo/năm. So với các nước trong vùng, giá nông sản, nhất là giá lương thực, thực phẩm ở Việt Nam ở mức tương đối thấp đã giữ giá ngày công lao động thực ở mức khá thấp, hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài và góp phần thiết thực cho công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân, nhờ đó, lượng tiêu thụ các sản phẩm nông sản cũng tăng lên.

Cụ thể đối với mặt hàng cà phê, mỗi năm, cả nước tiêu dùng 938.000 bao (bao 60 kg) tương đương 56.000 tấn, chiếm khoảng 6% trong tổng sản lượng cà phê hàng năm và đang có xu hướng ngày càng tăng lên (Bảng 2.5.)

Bảng 2.5: Tiêu thụ cà phê nước ta năm 2005 - 2010

Đơn vị: nghìn bao

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tiêu thụ cà phê 618 687 858 900 1,064 1,101

Nguồn: USDA, Vicofa, BMI

Theo thống kê cho thấy, lượng tiêu thụ trong nước của Việt Nam đối với các loại cà phê đã chế biến năm chiếm khoảng 13% tổng sản lượng cà phê quả. Năm 2003, tiêu thụ cà phê trong nước của Việt Nam năm chiếm khoảng 4,4% tổng sản lượng và năm 2004, giá trị tiêu thụ trong nước các loại cà phê chiếm khoảng 9,19% tổng giá trị xuất khẩu.

Tiêu thụ cà phê trong nước niên vụ 2008/2009 khoảng 1,06 triệu bao (tương đương 64 triệu tấn cà phê hạt tươi), chiếm 5,9% tổng sản lượng cà phê

của cả nước. USDA cũng đã điều chỉnh dự báo về tiêu thụ cà phê trong nước niên vụ 2009/2010 từ 1,1 triệu lên 1,2 triệu bao (tương đương 72 triệu tấn cà phê hạt tươi), tăng 13% so với niên vụ trước và chiếm 6,7% tổng sản lượng cả phê của cả nước. Dự báo tiêu thụ cà phê trong nước niên vụ 2010/2011 khoảng 1,26 triệu bao (tương đương 75,6 triệu tấn), tăng 5% so với niên vụ 2009/2010.

Để phát triển thị trường cà phê trong nước, trong vài năm trở lại đây, nhất là từ năm 2005 đến nay, tỉnh Đắk Lắk, nơi được mệnh danh là “thủ phủ” cà phê của cả nước đã đi tiên phong trong việc tổ chức các lễ hợi, tuần lễ văn văn hố, giao lưu văn hố cà phê, tháng cà phê...tại thành phớ Buôn Ma Thuột và các địa phương khác trong cả nước. Thậm chí, tỉnh Đắk Lắk đang có kế hoạch tổ chức các sự kiện văn hoá cà phê ra nước ngoài nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Đắk Lắk đến với người tiêu dùng trong, ngoài nước. Hiện nay, cứ 3 năm một lần, tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ hội cà phê thu hút hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê trong, ngoài nước tham gia, với trên 400 gian hàng và hàng triệu lượt khách đến tham quan, thưởng thức cà phê. Đặc biệt, tỉnh Đắk Lắk cịn tổ chức thành cơng “Tuần lễ văn hoá cà phê” tại hai thành phớ lớn: Hà Nợi và thành phớ Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của Bợ Công Thương, đây là cuộc quảng bá, tiếp thị hoành tráng, quy mô, hiệu quả nhất về chuyên đề cà phê của Việt Nam. Chỉ riêng “Tuần lễ văn hoá cà phê” tại Hà Nợi và thành phớ Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh cà phê trong cả nước đã sử dụng trên 200 tấn cà phê để phục vụ miễn phí cho hàng triệu lượt khách đến tham quan, thưởng thức cà phê.

Tiêu thụ cà phê trong nước tăng chủ yếu là do kết quả tích cực của các chiến lược marketing của các thương hiệu cà phê có phong cách châu Âu như Highlands Coffee, Gloria Jean’s, The Coffee Bean, Tea Leaf, và Illy. Nhiều người tiêu dùng trung lưu phản ứng tích cực với các nỗ lực marketing của ngành cũng giúp cho xu hướng mua cà phê sử dụng tại nhà phát triển mạnh.

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới. Là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và là dược phẩm chữa trị được một số bệnh, hiện nay hạt điều ngày càng được ưa chuộng trong thị trường nội địa, sản lượng ngày càng tăng (Bảng 2.6.)

Bảng 2.6: Lượng tiêu thụ điều nhân nội địa (1995-2005)

Năm Sản lượng tiêu thụ nộilượng (%) Tỷ lệ so tổng sản lượng(%)

1995 600 2,20 2000 700 2,01 2001 800 1,81 2002 1.300 2,05 2004 2.100 1,96 2005 2.075 1,87

Nguồn: Viện Quy hoạch Thiết kế nông nghiệp, 2007

Sau 10 năm, lượng nhân hạt điều ăn liền tiêu thụ ở thị trường trong nước đã tăng 4,15 lần. Tuy mới tiêu thụ từ 1,81% - 2,2% so với hạt điều đã qua chế biến nhưng cũng đã bắt đầu được người tiêu dùng trong nước quan tâm.

Theo dự báo của Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế (BMI), tổng mức tiêu dùng thực phẩm ở các thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009- 2014 sẽ tăng 67,3%, riêng trong năm 2014, mức tiêu dùng này ước tính đạt 426.997 tỷ đồng. Mức tiêu thụ bình quân theo đầu người ước đạt 56,4% (tương đương 4.537.628 đồng) vào năm 2014 (Biểu đồ 2.4.)

Biểu đồ 2.4: Tiêu thụ thực phẩm tại Việt Nam 2004 - 2013

Nguồn:Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, BMI

Nền kinh tế phát triển cợng với dịng vớn đầu tư vào các ngành thực phẩm, đồ uống và công nghiệp bán lẻ tăng sẽ là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm. Với đà tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,5%/năm trong śt 10 năm qua, lực lượng tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam kéo theo nhu cầu tiêu dùng về ẩm thực tăng lên nhanh chóng. Tất nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của suy thối toàn cầu nhưng chính phủ Việt Nam đã tìm ra các giải pháp phù hợp giúp nền kinh tế duy trì ổn định. Gần đây BMI đã có đánh giá lạc quan hơn về mức tăng trưởng của Việt Nam đạt 4,4% so với dự báo ban đầu là 2,9%. Việt Nam sẽ trở về quỹ đạo tăng trưởng vào năm 2011 do đặc điểm hiện nay của Việt nam là dân số trẻ và mật độ tăng cao nên Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ tiềm năng về các sản phẩm đồ uống và thực phẩm có thương hiệu trong trung hạn.

Bảng 2.7: Chỉ số tiêu dùng thực phẩm - Số liệu & Dự báo

Tiêu dùng thực phẩm

(tỉ USD) 9,93 11,23 12,75 14,6 14,35 14,68 16,75

Tiêu dùng thực phẩm bình quân theo đầu

người (USD) 119,3 133,1 148,9 168,3 163,1 164,6 185,3

Tổng tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm

(hàng năm) 14,61 13,12 13,49 14,58 6,36 7,74 14,19

Tăng trưởng lượng tiêu dùng thực phẩm bình quân đầu (hàng năm)

13,00 11,51 11,9 13 4,92 6,29 12,66

Tiêu thụ thực phẩm

(%GDP) 19,44 18,94 18,31 16,23 15,51 14,92 15,14

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, BMI.

Việc mở rộng quy mô nghành công nghiệp bán lẻ đang diễn ra mạnh mẽ sẽ kéo theo mức tiêu thụ thực phẩm bình quân theo đầu người tăng cũng như cạnh tranh về giá tại các đại lý. Theo dự đốn của BMI, doanh sớ bán lẻ tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại của Việt Nam sẽ tăng mạnh khoảng 108,3% vào năm 2013 với tất cả các loại hình bán lẻ hiện đại có mặt trên thị trường - siêu thị, đại siêu thị và các cửa hàng tiện dụng (Biểu đồ 2.5.)

Biểu đồ 2.5: Doanh số bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, BMI

Đây chính là kênh phân phới hàng nông sản hiệu quả trong thời đại ngày nay do phần lớn người dân Việt Nam đã quen thuộc với các siêu thị và đại siêu thị, cung cấp cả mặt hàng thực phẩm và các mặt hàng khác, hai hình thức này dự đoán sẽ có sự tăng trưởng mạnh nhất trong thời gian tới, tương ứng ở mức 97,4% và 157,3%.

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w