Mở rộng thị trường cũ và tìm kiếm thị trường mớ

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 77 - 81)

3.2.3.1. Thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là một đối tác thương mại nông sản quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2008, theo số liệu thống kê của tổng cục Hải Quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 1,9 tỉ USD chiếm 11,9%% tổng kim ngạch nông sản, tăng 39% so với năm

2007. Trong khi đó, nhập khẩu nông sản của Việt Nam từ Trung Quốc chỉ đạt hơn 1,7 tỉ USD. Như vậy, năm 2008, Việt Nam đạt thặng dư thương mại nông sản với Trung Quốc 203,25 triệu USD. Đa số các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đều tăng về kim ngạch so với năm 2007 như cao su tự nhiên, cà phê, hạt điều, sắn, dong, khoai…

Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam sang

Trung Quốc năm 2008 (đơn vị: 100 triệu USD).

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Theo báo cáo thương mại nông sản Việt Trung 2008 và triển vọng 2009 của Trung tâm thông tin PTNN & NT năm 2009, thương mại nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc sẽ có xu hướng giảm. Vì vậy, cần tiếp tục tập trung xuất khẩu những mặt hàng trọng điểm, nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản để giữ chân đối tác truyền thống này. Việt Nam cần tạo ra một cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo ra các mặt hàng mới để tăng kim ngạch. Các doanh nghiệp cần thực hiện việc tiếp thị mạnh mẽ vào các đầu mối cung cấp, chế biến lớn, hệ thống hoặc mạng lưới phân phối các sản phẩm nông sản, thuỷ hải sản của Trung Quốc. Cần chủ động thiết lập mạng lưới tiêu thụ hàng ổn định, lâu dài tại các thành phớ lớn của Trung Q́c, cần tính tới khả năng lập cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Việt Nam tại Côn Minh, Nam Ninh, Quảng Châu và Thượng Hải.

3.2.3.2. Thị trường Mỹ

Mặc dù kinh tế suy thoái, người tiêu dùng ở Mỹ thắt chặt chi tiêu nhưng hàng hóa Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế tăng trưởng trên thị trường này. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ của Việt Nam đạt 12,5 tỷ USD. Thị trường Mỹ chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, nhất là hàng nông sản vào thị trường này.

Thứ nhất: Nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiêu chuẩn của thị trường

Mỹ đối với hàng nông sản rất khắt khe và phức tạp. Vì thế nâng cao chất lượng sản phẩm là giải pháp đặc biệt quan trọng để đẩy mạnh XKNS vào Mỹ. Đề làm điều đó chúng ta cần phải: Đầu tư để phát triển giống cây có chất lượng tốt, đi đôi với việc nhập cây giống từ Thái Lan, Đài Loan... Ưu tiên khuyến khích đầu tư toàn diện vào việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ nông sản Việt Nam đang có lợi thế. Sau đó thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của người Mỹ.

Thứ hai: Giảm giá nông sản xuất khẩu bằng giống, kỹ thuật canh tác,

giảm hao hụt trong thu hoạch, bảo quản và chế biến. Mỹ là thị trường mới cho nên cần thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đi Mỹ tránh trường hợp như đã xảy ra trên thị trường châu Âu trước đây tranh nhau bán hàng nên giảm giá liên tục 2%/năm từ 1998 đến nay. Các doanh nghiệp thống nhất giá bán trên cơ sở cập nhật thường xuyên giá của các đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba: Tăng khả năng hiểu biết về thị trường Mỹ. Nắm vững luật pháp

Mỹ có liên quan đến hoạt động nhập khẩu và kinh doanh cả luật liên bang và từng bang. Bởi chi phí kiện tụng ở Mỹ rất cao (20 USD/giờ cho luật sư tư vấn). Bài học về cá basa được xem như một kinh nghiệm quý báu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ tư: Đẩy mạnh công tác tiếp thị trên thị trường Mỹ.

Ở tầm vĩ mô: Cần xây dựng chiến lược tiếp thị. Bộ Thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường Mỹ đặc biệt là việc mở trung tâm thương

mại Việt Nam tại Mỹ. Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt đợng ngoại giao để Chính phủ Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Ở tầm vi mô: Tổ chức tiếp thị trực tiếp, thường xuyên tham gia hội chợ, triển lãm được tổ chức hàng năm tại Mỹ, tiếp thị qua mạng internet, đặt văn phịng đại diện… thơng qua các kênh này sẽ tạo cơ hội cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam ngày càng gần gũi hơn với người tiêu dùng Mỹ.

3.2.3.3. Thị trường Châu phi

Với dân số hiện nay đạt khoảng 1 tỷ người và nền kinh tế ít bị tác đợng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Châu Phi thực sự là thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Châu Phi đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi đã có bước phát triển vượt bậc, đạt 1,33 tỷ USD, tăng 95% so với năm 2007. Để có thể phát triển thị trường Châu Phi, cần có các giải pháp mạnh mẽ từ cả các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp:

Thứ nhất, cần có sự quyết tâm và định hướng chiến lược của nhà nước

đối với việc phát triển thị trường châu Phi. Thông qua việc phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao và kinh tế với các nước châu Phi, nhà nước cần thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp có điều kiện thâm nhập thị trường châu Phi.

Thứ hai, nhà nước cần sử dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ cho các

doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm thị trường Châu Phi và trình đợ phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Trong đó, cần chú ý đến hỗ việc cung cấp hỗ trợ về thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và tài chính vì đây là những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp khi kinh doanh với thị trường Châu Phi.

Thứ ba, về phía các doanh nghiệp, cần hết sức nỗ lực trong việc thâm

nhập thị trường châu Phi, cần nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của thị trường châu Phi để tạo ra được những sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lượng và giá thành. Đồng thời, để tiếp cận thị trường Châu Phi cần phải kiên trì, linh hoạt và mềm dẻo do thị trường Châu Phi có tính thay đổi cao và ít tính nhất quán.

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w