Những khó khăn, hạn chế đối với việc phát triển thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 54 - 67)

tiêu thụ nông sản Việt Nam

2.3.1.1. Sức cạnh tranh của hàng nơng sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu cịn thấp

Mặc dù có nhiều lợi thế phát triển nơng sản hàng hố (khí hậu đa dạng, người nơng dân cần cù chịu khó và sáng tạo,...) nhưng thực tế cho thấy nông sản Việt luôn thua thiệt trên thị trường, nhất là về giá. Nói cách khác là, sức cạnh tranh của nông sản Việt không cao. Thực tế cho thấy việc sản xuất và xuất khẩu nông sản ra thị trường quốc tế cũng gặp khơng ít những khó khăn.

Thứ nhất: Quy mơ sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún. Điều này thể hiện ở

diện tích đất canh tác cho các hợ gia đình thấp và bị chia nhỏ, bình qn diện tích đất cịn rất thấp, khoảng 0,7 - 1 ha/hợ 5 người, vì vậy ḿn sản xuất với quy mơ lớn và chất lượng đồng đều là rất khó. Đây là một thách thức lớn khi thị trường yêu cầu với số lượng lớn, chất lượng cao, bảo đảm tính đồng bợ về quy cách và vệ sinh an toàn thực phẩm. Việt Nam chưa hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng tươi sống và vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến lớn theo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. Gạo của Việt Nam chưa đảm bảo độ đồng nhất về quy cách chất lượng ngay trong từng lô gạo, bao bì đóng gói kém hấp dẫn và chưa có nhãn thương hiệu của doanh nghiệp

mình trên vỏ bao bì. Điều đó làm cho giá xuất khẩu của nông sản Việt Nam thấp hơn các nước khác. Hơn nữa, cung cách sản xuất nhỏ tiểu nông cũng đang tác động tiêu cực đến xu thế sản xuất hàng hóa lớn, coi trọng chữ tín và tuân thủ các hợp đồng kinh tế.

Thứ hai: Phần lớn các loại giống cây con hiện đang được nông dân sử

dụng có năng suất và chất lượng thấp hơn so với các nước trên thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN. Mà khâu chọn lọc giống cây trồng là một khâu quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất và chất lượng cây trồng. Hiện nay, trên địa bàn cả nước chưa hình thành được mợt hệ thống cung ứng giống cây con tốt cho người sản xuất. Hầu hết người nông dân đã tự sản xuất giớng cây con cho mình từ vụ thu hoạch trước hoặc mua giống trên thị trường trôi nổi mà không có sự đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là giống các loại cây ăn quả, cây lương thực, cây rau… Năng suất lúa của Việt Nam chỉ bằng 61% năng suất lúa của Trung Quốc và thấp thua nhiều so với lúa của Nhật Bản, Italia, Mỹ. Năng suất cà chua của ta chỉ bằng 65% năng suất cà chua thế giới, cao su Việt Nam mới đạt năng suất 1,1 tấn/ha, so với năng suất thế giới là 1,5 - 1,8 tấn/ha - thấp hơn tới 30-40%.

Thứ ba, Công nghệ sau thu hoạch của nước ta cịn khá lạc hâu, tỷ lệ

thất thốt sau thu hoạch khá cao (Theo tài liệu của Bợ NN&PTNT thì thất thốt sau thu hoạch trong sản xuất lúa thường là 10 - 17%, có nơi tới 30%). Với công nghệ sau thu hoạch lạc hậu, lại chưa có nền sản xuất lớn, tập trung, với quy trình kỹ thuật chuẩn, tách rời giữa sản xuất và tiêu thụ… nên chúng ta chưa sản xuất được nông sản đạt chất lượng tiêu chuẩn như nhiều nước khác. Hàng nông sản của nước ta vẫn chủ yếu là nông sản thô hoặc mới qua sơ chế (có đến 90% nơng sản cịn được bán ra ở dạng thơ và do đó có đến 60% sản phẩm bị bán ép với giá thấp). Hiện tại, tuy Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu lớn trong khu vực và thế giới nhưng khả năng tăng chế biến, giá trị gia tăng của nơng sản cịn diễn ra khá chậm và gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân chủ yếu cũng bởi vì so với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có công nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ.

Thứ tư, tuy chủng loại hàng hóa xuất khẩu của ta đa dạng hơn nhưng

nhìn chung thì diện mặt hàng vẫn cịn khá đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến về chủng loại, về chất lượng, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào một vài mặt hàng chủ lực, truyền thống như gạo, cà phê, cao su, hải sản… mà phần lớn chúng đều tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần do gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, khả năng khai thác có hạn và khả năng cạnh tranh ngày càng giảm dần.

Chính những điều này đã giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì sức ép về cạnh tranh là rất gay gắt không chỉ trên thị trường quốc tế mà cịn ngay trong thị trường nợi địa. Nếu không tiếp cận được các thị trường tiêu thụ trực tiếp và xây dựng chiến lược sản phẩm thích hợp thì Việt Nam có nguy cơ trở thành nước xuất khẩu thơ, ít qua chế biến sang các nước khác trong khu vực, lại nhập nông sản có hàm lượng chế biến cao.

Thứ năm: Hiện nay, thị trường thế giới vẫn tồn tại những hàng rào phi

thương mại áp dụng đối với nhiều mặt hàng nông sản. Nền nông nghiệp nước ta lại phần lớn còn phát triển theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch, khơng có thơng tin hoặc vì lợi nḥn trước mắt khơng tn thủ quy trình sản xuất nơng sản để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi yêu cầu của thị trường thế giới giai đoạn mới là nơng sản “sạch” hay nơng sản “an toàn”. Vì thế, nhiều nông sản không vượt qua được các rào cản kỹ thuật khi thâm nhập thị trường các nước, đặc biệt là các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản…

Ví dụ như vào tháng 3/2002, EU chính thức thơng báo phát hiện ra hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này có hố chất nitrofuran. Tính đến ći tháng 7/2002 đã có 66 lơ hàng thuỷ sản các loại của Việt Nam

bị phát hiện nhiễm các kháng sinh và hoá chất trên. Năm 2005 rau quả Việt Nam xuất sang Nhật đã gặp rất nhiều khó khăn do nước này tiến hành áp dụng quy định mức giới hạn tối đa hố chất (MRL) đới với thực phẩm nhập khẩu. Ngay cả Trung Q́c và Hồng Kơng, thị trường thường được nhìn nhận là dễ dãi nhất trong nhóm thị trường chủ lực của thuỷ sản Việt Nam cũng đang nâng cao những tiêu chuẩn đối với hàng thực phẩm.

Thứ sáu: Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu

nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường. Mới liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế... chưa thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường. Vào đầu tháng 4 năm 2008, một công ty luật của Anh đã gửi báo cáo tới Chính phủ Việt Nam về việc 28 doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt Nam không giao hàng đúng hạn hợp đồng. Khi giá điều thế giới cao, các doanh nghiệp này đã bán sản phẩm ra nước ngoài để thu lời và hy vọng giá điều thế giới sẽ giảm rồi mua để giao hàng cho những hợp đồng đã ký. Nhưng cuối cùng giá điều thế giới vẫn đứng ở mức cao, và các doanh nghiệp không có hàng để xuất. Những sự việc như vậy đã làm mất lịng tin của các bạn hàng q́c tế và bợc lợ khả năng dự báo kém của các doanh nghiệp xuất khẩu. Một số mặt hàng nông sản tiêu thụ nội địa trong nhiều năm qua bị cạnh tranh một cách gay gắt và giảm dần hoặc mất thị trường ngay trên quê hương mình. Nếu khơng nâng cao năng lực quản lý của các doanh nghiệp xuất khẩu thì điều bất lợi này sẽ gây ra những tác động tiêu cực cả trên lĩnh vực kinh tế - xã hợi và chính trị.

Thêm vào đó, bợ máy quản lý hành chính Nhà nước vẫn cịn quan liêu, trì trệ, chưa thơng thống và bảo thủ đã làm nản lòng các nhà đầu tư kinh

doanh trong và ngoài nước và làm tăng giá thành sản xuất và giá thành sản phẩm xuất nhập khẩu. Do vậy, lợi thế tiềm năng không thể phát huy hết được.

Thứ bảy: Sự dao động về giá cả nông sản trên thị trường thế giới luôn ở

mức cao và xảy ra thường xuyên, chủ yếu do sự bất ổn định của sản xuất nông nghiệp cũng là thách thức cho nông nghiệp Việt Nam. Nguy hiểm nhất là xu hướng giảm giá xen lẫn với lên giá thất thường hiện diễn ra phổ biến ở hầu hết các mặt hàng nông sản chủ yếu của nước ta như lúa, gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều và một số mặt hàng khác đã gây ra tác động tiêu cực, đó là nông sản tồn đọng lớn, thu nhập của nông dân giảm tương đối, kéo theo giảm sức mua của thị trường nông thôn, giảm khả năng đầu tư vốn của nông dân vào phát triển sản xuất. Thêm vào đó, giá một số hàng công nghiệp, nhất là năng lượng đang ngày một tăng đang làm cho đời sống của hàng chục triệu nông dân đứng trước nhiều khó khăn, thử thách.

Hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam tuy đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ và có nhiều lợi thế cần được khai thác, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và bất lợi. Những tồn tại và bất lợi này đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau, địi hỏi phải được xử lý mợt cách dứt điểm, đồng bộ và toàn diện. Những bất lợi đặt ra phần lớn là do nguyên nhân chủ quan gây ra nên có thể khắc phục được trong tương lai gần nếu chúng ta có quyết tâm và có các giải pháp kịp thời, đúng đắn. Nếu khắc phục tớt thì những bất lợi này có thể lại trở thành các lợi thế tiềm ẩn của hàng hóa nông sản xuất khẩu của nước ta nói riêng và cho tất các loại nông sản phẩm khác nói chung trong bới cảnh tự do hố thương mại toàn cầu.

2.3.1.2. Sự yếu kém ngay cả trong thị trường nội địa

Tỷ lệ tiêu thụ nội địa ngày càng giảm do lượng sản xuất ngày càng cao nhưng quan trọng hơn là người dân ngày càng tiêu thụ nhiều hơn các thực phẩm thay thế gạo.

Là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng chuyện khó tin lại đang diễn ra: gạo ngoại nhập chiếm lĩnh gần hết thị trường gạo chất lượng cao nội địa của Việt Nam. Tại các tỉnh Miền Tây Nam Bộ gạo Campuchia, Thái Lan chiếm từ 50%-80% trên các quầy kinh doanh gạo. Tại Miền Bắc, nếu như trước đây các loại gạo tám thơm Hải Hậu, Dự hương, Bắc hương... được coi là “nhất bảng” thì hiện nay loại gạo cao cấp Thái Lan đã dần chiếm lĩnh thị trường. Ở TP.HCM gạo ngoại đa dạng hơn khi ngoài gạo xuất xứ của Thái Lan, Campuchia cịn có gạo của Hàn Q́c, Nhật, Đài Loan, Mỹ, …

Trên thực tế, người dân thích ăn gạo nhập ngoại do giá cả hợp lý, mùi thơm hơn, ngon hơn gạo cùng loại được trồng ở Việt Nam vì chủ yếu là lúa mùa dài ngày. Trong khi đó, các loại chất lượng cao của Việt Nam như Nàng Hương Chợ Đào, Nàng Nhang, Tám Xoan hoặc gạo có nguồn gốc nước ngoài như Khaodawk Mali cũng thơm và rất ngon cơm nhưng diện tích lại khơng nhiều, sản lượng q ít nên khơng đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ gạo cấp cao của thị trường. Bên cạnh đó các loại gạo cao cấp của Việt Nambây giờ mất tiếng vì bị pha trợn hoặc giớng bị lai tạp q nhiều. Chính vì vậy khi nấu thành cơm, gạo ngoại luôn ngon và thơm lâu hơn gạo Việt Nam.

Dù thế nào thì từ thực tế người dân Việt Nam, nơi xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 của thế giới lại đi ăn gạo ngoại đang là một một nghịch lý buộc các ngành chức năng phải suy nghĩ. Trong khi chúng ta chỉ tập trung vào sản xuất gạo cấp thấp để phục vụ xuất khẩu thì gạo ngoại đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa bởi nhu cầu sử dụng gạo cao cấp của người tiêu dùng trong nước đã tăng lên rất nhiều.

Những năm vừa qua Việt Nam liên tục đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều. Xuất khẩu hạt điều tăng lên qua từng năm, kể cả sản lượng hàng hóa cũng như tổng giá trị kim ngạch.

Ngành chế biến hạt điều không ngừng lớn mạnh nhưng lại gắn liền với nghịch lý: khẳng định vững chắc trên thương trường quốc tế, trong khi đó gần như bỏ quên thị trường nội địa. Hơn 95% sản lượng hạt điều đã qua chế biến

dùng để xuất khẩu, cịn lại phục vụ thị trường nợi địa chưa được 3%. Tài liệu của Hiệp hợi điều Việt Nam cho biết, thậm chí có những năm sản lượng hạt điều dành cho thị trường nội địa chiếm tỷ lệ chưa được 2%.

Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 3 nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điều đang bỏ ngỏ thị trường trong nước.

Năm 2010, Theo thống kê của Bộ Công thương, thị trường tiêu thụ nhân hạt điều đã qua chế biến trong nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ từ 1,81% - 2,2% so với sản lượng nhân hạt điều đã qua chế biến. Nếu làm phép so sánh chúng ta sẽ lấy lượng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa năm 2006 của Việt Nam và Ấn Độ để đối chiếu như sau (Bảng 2.8):

Bảng 2.8: So sánh tỷ trọng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của Việt Nam

và Ấn Độ năm 2006

Quốc gia Tỷ lệ xuất khẩu Tỷ lệ tiêu thụ nội địa

Việt Nam 97% 3%

Ấn Độ 50% 50%

Nguồn: Viện Quy hoạch Thiết kế nông nghiệp, 2006

Trong các loại nông sản của Việt Nam, hiếm có mặt hàng nào phục vụ thị trường nội địa thấp đến mức "kỳ lạ” như là hạt điều. Ấn Độ đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hạt điều (sau Việt Nam) nhưng sản lượng điều của nước này phục vụ thị trường nội địa lên đến gần 50%. Hạt điều của nước này "phủ sóng” toàn bộ địa bàn trong nước, kể cả vùng nơng thơn. Việt Nam thì ngược lại.

Như vậy chúng ta thấy, so với Ấn Độ, thị trường tiêu thụ nội địa của điều nhân Việt Nam rất nhỏ bé. Ấn Độ là một quốc gia có ngành công nghiệp chế biến điều lớn, nhưng họ chỉ xuất khẩu 40%-50%, cịn tiêu thụ trong nước chiếm tới 50%-60%. Vì thế mà ngành điều của Ấn Độ luôn chủ động được thị phần của mình. Việt Nam có rất nhiều nét tương đồng với Ấn Độ như tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự lớn lên của tầng lớp trung lưu, sự phát triển của hệ

thống bán lẻ hiện đại và tốc độ tăng công suất chế biến điều, nhưng hiện nay đầu ra điều nhân của Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu. Tổng hợp các nguyên nhân chính dẫn đến sớ lượng nhân hạt điều ăn liền được tiêu thụ trong nước mới chỉ chiếm thị phần nhỏ là do:

Các doanh nghiệp kinh doanh điều ít quan tâm hoặc cịn bỏ ngỏ thị trường nội địa, sản phẩm hàng hóa đơn điệu, việc tiếp thị quảng bá sản phẩm rất kém.

Phần lớn nhân hạt điều ăn liền tiêu thụ trong nước là nhân chất lượng thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Giá bán nhân hạt điều ăn liền tại các siêu thị, cửa hàng cao cấp cao hơn nhiều so với nhân hạt điều xuất khẩu và cao hơn các loại hạt khác.

Các sản phẩm chế biến từ nhân hạt điều chỉ được bày bán rộng rãi vào

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w