Tận dụng được nguồn lao động dồi dào

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 36 - 37)

Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là ngành sử dụng nhiều lao đợng vào q trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay của ngành, vì hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao đợng. Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 ha dâu tằm mỗi năm cần sử dụng tới 20 lao động. Trong khi đó, giá nhân công Việt Namrẻ hơn các nước khác trong khu vực, phổ biến với mức 1- 1,2 USD/ngày công lao động như trong sản xuất lúa, cà phê. Hiện nay, một số công việc nặng nhọc như đánh bắt cá ngừ, thu hoạch mía hay thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá nhân công cao cũng mới chỉ là 2-2,5 USD/ngày cơng lao đợng, nhưng vẫn cịn rẻ hơn so với Thái Lan từ 2-3lần. Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại lâu do sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới.

Theo số liệu được công bố về chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, hiện nay có khoảng 79,6% lao động nông, lâm, thủy sản; 7,4% lao động công nghiệp và xây dựng; 11,5% lao động trong khu vực dịch vụ.

Việt Nam vẫn là một quốc gia nơng nghiệp khơng có nguồn vớn tài chính dồi dào, thế mạnh của Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế là nguồn lực

lao động sẵn có và rẻ tiền. Dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, các mặt hàng nông sản Việt Nam vẫn có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Tuy đây không phải là mợt lợi thế lâu dài trong q trình phát triển kinh tế - xã hội nhưng trước mắt, vừa giải quyết việc làm cho người lao động, mặt khác với giá nhân công thấp hơn so với các nước khác cũng là một lợi thế để chúng ta giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w