Nâng cao vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 85 - 87)

3.2.6.1. Định hướng chiến lược phát triển hàng nông sản xuất khẩu

Chiến lược phát triển nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường phải xuất phát từ nhu cầu cụ thể của thị trường, bảo đảm khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí. Điều này hoàn toàn trái với tư duy kiểu cũ trong xây dựng chiến lược: dựa vào cơ sở khả năng để hoạch định phương hướng sản xuất. Trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển nơng nghiệp, phải coi trọng công tác dự báo nhu cầu trung hạn và dài hạn theo từng loại nông sản và theo từng khu vực thị trường để vừa có cơ sở định hướng phát triển sản xuất, vừa có chính sách thích ứng đảm bảo khả năng xâm nhập thị trường và củng cớ vị thế của hàng hố trên từng thị trường cụ thể. Chiến lược phát triển nông nghiệp phải hướng tới hình thành các vùng sản xuất hàng hố tập trung nhằm tạo điều kiện đầu tư ứng dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị nơng sản hàng hố. Chiến lược này phải được sử dụng như một trong những công cụ trọng yếu để Nhà nước định hướng phát triển sinh học và xây dựng các cơ chế chính sách thúc đẩy các nhà sản xuất đầu tư theo định hướng đó.

3.2.6.2. Nâng cao chất lượng thông tin và công tác dự báo thị trường

Tại cuộc họp vào đầu tháng 11 năm 2008 Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã thừa nhận yếu kém của ngành nông nghiệp trong cơng tác dự báo. Chính vì yếu kém trong khâu dự báo của ngành nông nghiệp mới có chuyện đầu năm ngối thì bảo lúa gạo dư thừa, trong ba tháng đầu năm 2008 xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch do liên tục ký được các hợp đồng xuất khẩu gạo mới. Tới tháng 4 thì sớt gạo xảy ra khi người dân rồng rắn xếp hàng mua gạo ở các siêu thị, sau đó vài tháng thì Chính phủ vợi vã ra quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo(từ tháng 4 đến hết tháng 6 tạm ngừng ký thêm hợp đồng mới), cùng với giá gạo thế giới

giảm nhanh khiến lúa hàng hóa trong dân ứ đọng khơng tiêu thụ được. Trong khi đó thì ở giai đoạn này, Thái Lan đã tăng cường xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới và thu được lợi nḥn lớn. Khơng chỉ nơng dân trồng lúa năm ngối bị thiệt hại mà hàng loạt ngành hàng nông sản khác như cà phê, tiêu, điều cũng trong tình trạng tương tự mà lỗi mợt phần thuộc về khâu dự báo của ngành nông nghiệp quá yếu, hay có thể nói là gần như chưa có công tác dự báo bài bản. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, cơng tác dự báo ở Việt Nam cịn khá mới mẻ, do vậy cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế có liên quan tới nông nghiệp như Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO), Viện lúa quốc tế IRRI, Tổ chức cà phê Thế giới (ICO), Ngân hàng Thế giới, ngành nông nghiệp Úc… cùng các chuyên gia kinh tế, nông nghiệp, nhà quản lý trong nước cùng tham gia để nâng cao hiệu quả công tác dự báo.

Cùng với đó là việc hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường cho các chủ thể liên quan. Các biện pháp cụ thể cần được thực hiện là:

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin thị trường từ Trung ương đến các địa phương. Thành lập các điểm thông tin thị trường ở các vùng chuyên canh có tỷ suất hàng hóa lớn. Phối hợp hoạt động của các điểm thông tin với các hoạt động của các tổ chức khuyến nông, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp. Tăng cường việc theo dõi, nghiên cứu thị trường quốc tế, thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp và nơng dân. Duy trì và phát triển các trang điện tử trên mạng Internet về nông sản và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng nơng sản. Có chính sách khuyến khích các địa phương, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản tham gia hội chợ nông sản trong nước và quốc tế, xây dựng các trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ở nước ngoài…

3.2.6.3. Thu hút đầu tư nước ngồi vào ngành nơng nghiệp

Theo Bợ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 6 năm 2007 tổng sớ dự án thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) còn hiệu lực 7.490 dự án

với 67,3 tỷ USD. .Trong đó đầu tư vào nông nghiệp chỉ là 758 dự án với 3,78 tỷ, chiếm 10% về tổng số dự án và 5,6% về tổng giá trị vốn. Tỷ trọng đầu tư cho ngành thấp và có xu hướng giảm, hiệu quả hoạt động của các dự án chưa cao, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng của đất nước.

Vì vậy, nhà nước cần đề ra những chính sách tự thể để thu hút, sử dụng có hiệu qủa FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn như:

- Cần sớm khắc phục những nguyên nhân hạn chế vừa qua. Chính phủ cần tiếp tục cải thiện mơi trường đầu tư nước ngoài, nâng cao tính tiên liệu, minh bạch, đơn giản hố thủ tục cấp phép, quản lý hoạt đợng đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghịêp, nông thôn. Sử dụng hợp lý các nguồn vớn khác để khuyến khích dịng chảy FDI.

- Nhóm giải pháp thuộc Bộ NN&PTNT: xây dựng chiến lược thu hút,

sử dụng FDI trong nông nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích về ưu đãi hỗ trợ đầu tư, phát triển thị trường, chính sách đất đai, phát triển vùng nguyên liệu, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện hiệu quả công tác quản lý, sử dụng FDI.

- Nhóm giải pháp của các hiệp hội ngành hàng: tham mưu cho Bộ, địa

phương về xây dựng quy hoạch vùng và cơ cấu sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực hoạt đợng, tăng cường vai trị trong giải quyết tranh chấp thương mại.

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w