Những thuận lợi từ hội nhập kinh tế quốc tế mang lạ

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 37 - 39)

Ngày 28/07/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức ASEAN. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra mợt trang mới trong lịch sử, chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu trong khu vực. Mới đây, năm 2007 chúng ta đã chính thức tham gia vào sân chơi quốc tế với việc gia nhập WTO. Có thể nói Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Nhờ đó, thị trường trong nước được tự do lưu thông gắn với thị trường thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu cũng vì thế mà phát triển rõ rệt.

Nhất là khi gia nhập WTO thì thị trường nơng sản Việt Nam càng có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới. Nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu mức hàng rào thuế quan thấp nhất, cùng với việc nhiều hàng rào phi thuế quan sẽ được bãi bỏ, thị trường tiêu thụ nông sản có khả năng không ngừng mở rộng cả về quy mô và không gian thị trường. Hiện tại, sự gia tăng dân số đang là một thách thức lớn đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu. Việc gia nhập WTO mang đến cho nông nghiệp Việt Nam triển vọng có một thị trường khổng lồ, với hơn 5 tỉ người tiêu thụ. Theo dự báo của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỉ người vào năm 2020, trong đó riêng châu Á là 1,5 tỉ, điều này sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lương thực, thực phẩm. Vì vậy, thị trường thế giới đang tạo ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam nhất là các sản phẩm lương thực mà chúng ta đang có thế mạnh như gạo, khoai, lạc…

Trên thực tế, các nước Đông Âu và Trung Quốc vốn là thị trường truyền thống với quy mô lớn và tương đới dễ tính đới với các mặt hàng nơng sản của Việt Nam. Mặt khác, trên các nước này hiện có một lượng doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn phát đạt ở đó. Đây là một lợi thế lớn để nối lại thị trường tiêu thụ mà bấy lâu nay nước ta đã bỏ qua chưa khai thác có hiệu quả.

Đối với ngành nông sản, việc đẩy mạnh xuất khẩu với yêu cầu cao của thị trường thế giới về chất lượng nông sản xuất khẩu sẽ đem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, từ đó tạo tiền đề nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới và ngay trong chính thị trường nợi địa, khi mà mợt khối lượng lớn nông sản từ các nước tràn vào Việt Nam. Điều này lại tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia thị trường công nghệ phục vụ sản xuất nông sản chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.

Mặt khác, nhiều tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất nơng sản vẫn cịn phải nhập khẩu, mà phần lớn lại nhập với giá cao hơn giá thế giới, chi phí để sản xuất các loại tư liệu đó trong nước rất cao. Do vậy mở cửa hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại sẽ làm cho giá nhập khẩu mặt hàng này rẻ hơn, làm cho giá thành sản xuất và chế biến các loại hàng nông, lâm, thủy sản của nước ta giảm xuống một lượng đáng kể do đó sẽ tạo thêm ưu thế cạnh tranh.

2.1.5. Thể chế chính trị ổn định, mơi trường đầu tư và hệ thống phápluật ngày càng được hoàn thiện ḷt ngày càng được hồn thiện

Thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được cải thiện và điều chỉnh thích ứng dần với tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu. Vì vậy, tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn và kinh nghiệm kinh doanh hàng nông sản sẽ vào thị trường nước ta để

lập nhà máy sơ chế hoặc chế biến nông sản, lập chi nhánh ở Việt Nam, sản xuất những nông sản độc đáo mà họ đang có lợi thế về công nghệ và thị trường. Đó là cơ sở để nông nghiệp Việt Nam ngày càng phong phú về chủng loại và chất lượng được cải thiện đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tỉ trọng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thấp hơn so với các ngành kinh tế q́c dân khác, vì vậy, tạo mợt môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành nơng nghiệp Việt Nam, nâng cao tính cạnh tranh của hàng nông lâm sản.

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w