Đối với thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 39 - 48)

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Trong những năm qua, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể.

Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam càng ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường. Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, thị trường này khơng cịn nữa thì các nước châu Á đã nhanh chóng trở thành các bạn hàng xuất khẩu chính của ta. Trong sớ các nước ở châu Á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của ta sang các nước đó cũng đã thay đổi theo hướng giảm dần và tăng ở các nước khối EU và châu Mỹ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 1991, nước ta xuất khẩu đạt 2.087 triệu USD thì đến năm 2000 đã đạt tới 14.308 triệu USD gấp 7 lần, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 4.300 triệu USD, tăng hơn năm 1991 là 3,9 lần và chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Thị trường nông sản của Việt Nam thời gian qua cũng đã có những bước phát triển vượt bậc cùng với những thành tựu to lớn của nền nông nghiệp nước nhà. Tỷ trọng hàng nông lâm sản xuất khẩu chiếm khoảng 30-35% khối lượng hàng nông sản thực phẩm làm ra, trong đó lúa gạo chiếm 20%; cà phê chiếm 95%; cao su chiếm 85%; hạt điều chiếm 90%; chè 80%; hạt tiêu 95%... Một số nông sản Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường nông sản thế giới như: gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu. Trong giai đoạn vừa qua, hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Tiêu biểu là nhóm mặt hàng chủ lực trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam như:

2.2.1.1. Gạo

Lúa gạo là mặt hàng nông sản được đưa ra thị trường thế giới với số lượng và giá trị lớn thuộc loại đầu tiên của Việt Nam (1989) và hiện nay vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chi phối thị trường thế giới về số lượng và tiếp tục là nguồn sống cho hơn 70% hộ nông dân Việt Nam. Ở Việt Nam lúa gạo được gieo trồng trên 50% diện tích đất nơng nghiệp. Diễn biến diện tích và lượng lúa-gạo sản xuất hàng năm của Việt Nam được biểu diễn theo đồ thị như sau:

Biểu đồ 2.1: Sản lượng, diện tích lúa gạo Việt Nam năm 2000-2008

Qua biểu đồ thị 2.1. cho thấy, tổng diện tích lúa hàng năm có xu hướng giảm liên tục, trong khi đó sản lượng lại có biến động tăng. Điều này thể hiện trình đợ thâm canh cây lúa của Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định.

Bảng 2.1: Sản xuất, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam 2000 - 2009

Năm (nghìn ha)Diện tích

Sản lượng sản xuất (nghìn tấn lúa) Xuất khẩu (nghìn tấn gạo) Tiêu thụ nợi địa (nghìn tấn gạo) Tỷ lệ tiêu thụ nội địa (%) 2000 7.666,3 32.529,5 3.476,7 18.341,9 84,07% 2003 7.452,2 34.568,8 3.810,0 19.376,4 83,57% 2004 7.445,3 36.148,9 4.063,1 20.183,1 83,24% 2005 7.329,2 35.832,9 5.254,8 18.779,5 78,14% 2006 7.324,8 35.849,5 4.642,0 19.403,4 80,69% 2007 7.201,0 35.867,5 4.557,5 19.500,0 81,06% 2008 7.399,6 38.630,5 4.670,0 21.240,7 81,98% 2009 7.440,1 38.890,0 6.000,0 20.084,8 77,00%

Nguồn: Tổng cục Thống kê + Viện Chính sách và Chiến lược PTNT, 2010

Bảng sớ liệu 2.1 cho thấy không phải sản lượng sản xuất tăng thì sớ lượng xuất khẩu tăng và khơng phải kéo theo giá trị xuất khẩu tăng, từng chỉ tiêu phải phụ thuộc vào yếu tố cầu và đầu cơ của thế giới về gạo.

Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, được các nhà hoạch định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao. Sự phát triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế. Từ chỗ hàng năm phải nhập khẩu trên dưới một triệu tấn lương thực, Việt Nam đã vươn lên là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu khoảng 3,5 - 4 triệu tấn/ năm.

Do tác đợng của q trình đơ thị hóa, công nghiệp hóa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni, diện tích trồng lúa có xu hướng giảm, sản lượng lúa tăng lên chủ yếu là do tăng năng suất. Với chủ trương ổn định diện tích trồng lúa, sản lượng lúa trong những năm tới vẫn ổn định. Đó là điều kiện để Việt

Nam đảm bảo được an ninh lương thực trong nước và duy trì vị thế nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Hơn nữa, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được cải thiện và khả năng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đa dạng của thị trường thế giới.

Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước ước đạt 4,772 ngàn tấn với kim ngạch 1,414 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng nhưng so với năm 2005 kim ngạch vẫn tăng 0,45%. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 1,48 tỷ USD tăng 16%, đạt trung bình 324 USD/tấn tăng 20,44% so với năm 2006, tiếp tục giữ vị trí nhà cung cấp gạo lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan.

Năm 2010, xuất khẩu gạo đạt mức cao nhất với 6,8 triệu tấn (gấp 1,8 lần về lượng so với năm 2001) đạt 3,2 tỷ USD. Từ năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 1,154 tỷ USD với số lượng 4.580 nghìn tấn, xuất khẩu gạo được lợi về giá, năm 2010 giá xuất khẩu tăng gần gấp đôi năm 2007, cùng với lợi thế về tăng năng suất đã đưa Việt Nam vào nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan), tương lai có thể vượt Thái Lan về nếu tăng được sản lượng và đạt giá bán bằng Thái Lan.

Trong gần 10 năm qua, diện tích trồng lúa giảm trung bình gần 60.000 ha/năm, hiện, từ 4,47 triệu ha vào năm 2000 x́ng cịn 4,1 triệu ha năm 2009. Năm 2020, dự kiến diện tích lúa cịn 3,6 triệu ha, đến năm 2050 còn 3,5 triệu ha. Mặc dù diện tích giảm nhưng sản lượng vẫn tăng, dự báo các năm 2020 và 2030 đều ở mức trên 40 triệu tấn/năm, bảo đảm an ninh lương thực,xuất khẩu cân đối ngoại tệ tích cực cho nhập khẩu vật tư nơng nghiệp.

Năm 2011, xuất khẩu gạo theo lợ trình thực hiện các cam kết WTO, thị trường lương thực trong nước năm nay sẽ mở cửa tự do cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đó là những doanh nghiệp mạnh về vốn, công nghệ đầu tư cho nông dân, mạnh về thị trường, lợi nhuận tăng thêm cho người trồng lúa vẫn có

xu hướng nhỏ hơn lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu gạo? Doanh nghiệp trong nước bị cạnh tranh bởi các nhà xuất khẩu nước ngoài và nhóm các nước xuất khẩu lớn trước hết là Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc.

Theo thống kê mới nhất hiện nay, trong 6 tháng đầu năm 2011, cả nước đã xuất khẩu 4,03 triệu tấn gạo, thu về 1,98 tỷ USD, chiếm 4,59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước (tăng 16,69% về lượng và tăng 14,36% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước); trong đó riêng tháng 6 xuất khẩu 667.953 tấn, thu về 321,45 triệu USD (tăng 3,67% về lượng và tăng 2,21% về kim ngạch so với tháng 5/2011)

2.1.1.2. Cao su

Mặt hàng cao su trong thời gian qua xuất khẩu khá thuận lợi, giá liên tục tăng và lượng xuất cũng không ngừng tăng. So với năm 2001, hiện giá xuất khẩu cao su đã tăng khoảng 140% (tăng trung bình 16%/năm). Cũng so với năm 2000, lượng cao su xuất khẩu của nước ta cũng đã tăng tới 164% (tương đương với mức tăng trung bình khoảng 17%/năm). Nhờ giá và lượng cùng tăng nhanh nên kim ngạch xuất khẩu cao su từ năm 2001 đến nay đã tăng gấp gần 7 lần, tương đương với mức tăng trung bình trên 40%/năm.

Tớc đợ tăng trưởng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006 bình quân đạt 17,66%/năm, là cao nhất so với các nước Thái Lan (2,37%), Indonesia (5,27%), Malaysia (3,52%). Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước thấp qua các năm (70 ngàn tấn trong năm 2006). Lượng cao su nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là tạm nhập tái xuất. Năm 2006 lượng cao su nhập khẩu của Việt Nam khoảng 234.362 tấn, tăng 65,6% so với 141.523 tấn năm 2005.

Kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam trong giai đoạn 2003-2006 tăng trưởng rất cao bình quân gần 50%, nhưng chủ yếu do giá xuất khẩu tăng đột biến cịn về sản lượng xuất khẩu thì tăng khơng đáng kể khoảng 10%. Theo sớ liệu cục Thống kê, năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 787 triệu

USD; năm 2006 đã đạt 1,27 tỷ USD, năm 2007 đạt 1,36 tỷ USD và năm 2008 đạt 1,6 tỷ USD là mức cao nhất từ trước tới nay.

Tính chung năm 2009, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 731.390 tấn, trị giá 1,226 tỷ USD, tăng 11,1% về lượng nhưng giảm 23,5% về giá trị so với năm 2008 do giá cao su giảm 31,1%.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su trong nửa đầu năm 2011 đạt trên 162 triệu USD, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó riêng tháng 6 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này tăng 8,08% với tháng liền kề trước đó, đạt 32,4 triệu USD.

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu cao su qua các năm 2005 - 2010

2.1.1.3. Cà phê, hạt điều

Đây cũng là những mặt hàng được xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao do có năng suất và phẩm chất tớt. Diện tích và sản lượng cà phê ở Việt Nam trong thời gian qua có sự gia tăng rất nhanh. Năm 1990, cả nước mới có 119.300 ha, thì đến năm 2004 diện tích này đã lên tới 503.200 ha, sản lượng tương ứng là 92.000 tấn và 834.600 tấn.

Đây là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tạo nguồn thu ngoại tệ, việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo. Xét về giá trị, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2001 đến nay tăng liên tục với mức trung bình gần 31%/năm. Riêng 2 năm sau khi nước ta gia

nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng tới 53% đạt mức 1,8 tỷ USD và 2,3 tỷ USD trong năm 2008 (Biểu đồ 2.3.)

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm

Theo đánh giá chung, cà phê Việt Nam có một số ưu thế cạnh tranh khá cơ bản như: điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cà phê, giá thành sản xuất thấp vì năng suất cao và giá trị ngày công lao động thấp, đã xác lập được vị thế trên thị trường cà phê thế giới. Hiện nay Việt Nam là nước sản xuất cà phê đứng đầu thế giới.

Hạt điều hiện nay vẫn là một trong 4 mặt hàng nông sản đạt giá trị xuất khẩu cao, cùng với gạo, cà phê và cao su. Cây điều là cây cơng nghiệp lâu năm, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam cây điều được trồng từ Nam đèo Hải Vân trở vào với những khu vực có diện tích lớn: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên, Ninh Thuận. Kể từ khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển điều đến năm 2010, ngành sản xuất điều đã phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng điều thô, nhân điều và kim ngạch xuất khẩu. Hai năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu

nhân điều đứng thứ tư sau gạo, cao su, cà phê và là mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Tuy diện tích cây điều phân phới rợng ở các nước cận xích đạo, nhưng hiện tại, cơng nghệ sản xuất chế biến chỉ tập trung tại Ấn Độ, Việt Nam, Brazil,... Hiện nay, Ấn Độ đang dẫn đầu với công suất chế biến gần 1 triệu tấn điều thô/năm, Việt Namxếp thứ 2 với công suất 731.700 tấn/năm. Các nước Châu Phi hầu hết xuất khẩu điều thô. Gắn liền với công suất chế biến, Ấn Độ và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất trên thế giới.

Theo số liệu thống kê 2010 của Bộ Công thương, hiện nay mặc dù sản lượng và công suất chế biến đứng hàng thứ 2 sau Ấn Độ nhưng Việt Nam lại là nước có số lượng xuất khẩu nhân điều đứng đầu thế giới và ngày càng gia tăng.

Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng và xuất khẩu điều Việt Nam năm 2000-2009

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Xuất khẩu (tấn) Trị giá (triệu USD) 2000 195.576 67.599 34.200 167,32 2001 198.914 70.006 43.709 151,75 2002 240.300 128.800 62.207 209,00 2003 257.900 159.300 83.399 284,50 2004 282.113 206.407 105.051 435,89 2005 327.800 232.000 108.790 501,51 2006 444.200 340.000 130.000 486 2007 421.000 400.000 152.000 654 2008 350.000 350.000 167.000 920 2009 398.100 293.500 177.200 850 2010 444.200 340.000 130.000 486 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010.

Hiện nay, hạt điều Việt Nam đã có mặt tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Hoa Kỳ đứng đầu với 40%, Trung Q́c 20%, các

nước châu Âu 20%, 10% cịn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu vực Trung Đông. Việc đổi mới công nghệ chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành điều chú trọng để tạo dựng và giữ vững thương hiệu hạt điều Việt Nam trên thị trường thế giới.

Đối với mặt hàng hạt tiêu, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong cả nước đạt 196 triệu USD với lượng xuất gần 119 ngàn tấn, tăng 8,92% về lượng và tăng 30,5% về trị giá so với năm 2005. Năm 2007, hạt tiêu đã xuất khẩu với giá bình quân là 3.500 USD/tấn, vì vậy, dù lượng xuất khẩu năm 2007 giảm khoảng 15% so với năm 2006, nhưng kim ngạch vẫn đạt 300 triệu USD, tăng 57,9%. Năm 2008, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt gần 90.000 tấn, với kim ngạch 310 triệu đô la Mỹ. Thị trường chủ yếu vẫn là Mỹ, Đức, các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất... Mỹ đã trở thành thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam, kim ngạch đạt 46.75 triệu USD trong năm 2008, tăng 130,3% so với năm 2007, nhanh chóng vươn từ vị trí thứ ba lên vị trí thứ nhất hiện nay và chiếm 15,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Hiện nay, hạt tiêu Việt Nam đã có mặt ở 73 nước trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu của Việt nam chiếm khoảng 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu, khẳng định vị trí sớ 1 trên thị trường quốc tế.

Gạo, cà phê, chè, cao su, hạt điều… đã trở thành nhưng mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Xuất khẩu gạo tăng nhanh từ 1,9 triệu tấn năm 1995 lên mức 4,5 triệu tấn năm 2007. Cà phê xuất khẩu năm 1995 đạt 248.000 tấn tăng lên 1,2 triệu tấn năm 2007…

Bảng 2.3: Sản lượng một số hàng nông sản xuất khẩu chủ lực

Đơn vị: nghìn tấn Mặt hàng 1995 1998 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Gạo 1.988 3.730 3.241 3.813 4.060 5.250 4772 4500 Cà phê 248 382 711 749 975 892 849 1209 Hạt tiêu 18 15,1 77 73,9 111,9 106 126 105 Hạt điều 98,9 25,2 62,8 82,2 105,0 103 129,62 153

Cao su 138 191 444 432,2 513,3 587 721 760

Chè 18,8 33,21 75 58,6 99,4 85 105 112

Nguồn: Niên giám thống kê.

Đi liền với điều đó, một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam có thị phần lớn và chiếm vị trí dẫn đầu trong các nước xuất khẩu về nơng sản như: gạo (đứng thứ hai thế giới với 18,2% thị phần), hồ tiêu (đứng thứ nhất thế giới với 14,3% thị phần), hạt điều (đứng thứ hai thế giới với 9,5% thị phần), cà phê (chiếm 40% thị phần)…Hiện tại, nông sản Việt Nam đã có mặt ở thị trường hơn 100 quốc gia trên thế giới và góp phần thu ngoại tệ để phát triển đất nước.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực

Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng 1995 1998 2005 2006 2007 Gạo 530 1.024 1.407 1.414 1.480 Cà phê 598 594 717 1.300 1.800 Cao su 188 127,47 804 1.300 1.430

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w