Quãng đường là một đại lƣợng vật lý đƣợc xác định bởi độ dài của sự di
chuyển. Nhƣ vậy, quãng đƣờng không cung cấp thông tin về hƣớng của chuyển động của vật mà chỉ cung cấp thông tin về độ dài, ngắn của quỹ đạo chuyển động.
Độ dịch chuyển: độ dịch chuyển là đại lƣợng đặc trƣng cho sự thay đổi vị
trí của một vật so với vị trí ban đầu của nó. Ví dụ, nếu một chiếc ô tô di chuyển từ một ngôi nhà đến một cửa hàng tạp hóa, thì độ dịch chuyển của nó là một vecto với điểm đầu là ngôi nhà, điểm cuối là cửa hàng tạp hóa. Từ
"dịch chuyển" có ý nghĩa rằng một đối tƣợng đã di chuyển. Đối với chuyển động theo 1 phƣơng không đổi. Độ dịch chuyển trong khoảng thời gian từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 (t2>t1) có thể biểu diễn là một đại lƣợng đại số và đƣợc xác định bởi biểu thức sau:
Δx= x2 − x1 (2.1)
Trong đó Δx là độ dời, x2 là vị trí ở thời điểm t2 và x1 là vị trí ở thời điểm t1.
44
Độ lớn của độ dịch chuyển: là độ lớn của vecto dịch chuyển. Trong ví dụ
trên, độ lớn của độ dịch chuyển của vật đƣợc xác định nhƣ sau:
(2.2)
c. Hệ quy chiếu
Để mô tả đƣợc một chuyển động, chúng ta cần biết vị trí của vật ở bất cứ một thời điểm cụ thể nào. Muốn vậy ta phải gắn chuyển động của vật vào một hệ quy chiếu, đó là một hệ tọa độ đƣợc lấy làm cơ sở để xác định vị trí các vật, đồng thời có một dụng cụ đo thời gian để xác định thời điểm xảy ra của các sự kiện.
Đối với vật chuyển động theo một phƣơng, muốn xác định vị trí của vật cần phải xác định vị trí mà tại đó ta đặt làm gốc tọa độ và một chiều gọi là chiều (+). Khi đó vị trí của vật phải đƣợc biểu diễn bởi một biến số theo tọa độ của vật.