Phân loại bài tập vật lý

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập “động học” vật lý lớp 10 theo chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 32 - 35)

Sơ đồ 1.4. Phân loại bài tập vật lý

Việc phân loại bài tập vật lý là cần thiết bởi đối với mỗi loại bài tập vật lý khác nhau sẽ có những đặc trƣng khác nhau. Điều đó dẫn đến mỗi loại bài tập vật lý sẽ đƣợc sử dụng trong các giai đoạn dạy học và có phƣơng pháp tổ chức cho HS giải bài tập khác nhau. Tùy theo tiêu chí để phân loại sẽ có những cách phân loại bài tập vật lý riêng. Sơ đồ 1.4 minh họa một trong những cách phân loại bài tập vật lý thƣờng gặp trong quá trình giảng dạy môn vật lý trong nhà trƣờng.

Từ sơ đồ 1.4, có thể tóm tắt bản chất từng loại bài tập vật lý như sau: + Loại bài tập vật lý căn cứ theo nội dung.

Căn cứ vào nội dung đƣợc phân chia trong q trình dạy mơn vật lý, ta có bài tập cơ học, bài tập quang học, bài tập điện học, bài tập tổng hợp. Đó là những bài tập sử dụng kiến thức vật lý của một bài, một chƣơng, một phần

23

hoặc sử dụng tổng hợp kiến thức của nhiều phần (đối với bài tập tổng hợp) để giải quyết vấn đề.

Bài tập vật lý đƣợc phân loại theo nội dung là cách phân loại phổ biến nhất. Do nội dung các kiến thức vật lý đƣợc đề cập trong bài toán tập trung vào một phạm vi cụ thể nên thƣờng đƣợc sử dụng ở cuối mỗi bài, mỗi chƣơng hoặc mỗi chuyên đề trong q trình dạy học nhằm mục đích củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng trong mỗi bài dạy. Các bài tập đƣợc lựa chọn, sắp xếp theo nguyên tắc kế thừa: HS muốn giải quyết các vấn đề bài tập đƣa ra phải nắm vững các kiến thức, kỹ năng đã đƣợc hình thành ở các bài học trƣớc. Do đó, khi dạy học bài tập căn cứ vào nội dung không chỉ giúp HS bồi dƣỡng các năng lực mới mà còn giúp GV kiểm tra các mục tiêu dạy học ở các hoạt động dạy học trƣớc đó, đồng thời giúp HS ơn tập lại các kiến thức đã học một cách hiệu quả.

Đối với bài tập tổng hợp thƣờng có nội dung phức tạp hơn các nội dung bài tập theo từng bài, từng chuyên đề. Đề giải bài tập có nội dung tổng hợp, HS phải huy động kiến thức của nhiều bài, nhiều phần khác nhau cùng với nhiều loại hình kỹ năng khác nhau nhƣ phân tích, tổng hợp, tính tốn, biến đổi các phƣơng trình vật lý… để giải quyết bài tốn. Vì vậy, GV có thể sử dụng bài tập vật lý căn cứ vào nội dung trong q trình ơn tập tổng hợp để giúp HS dễ dàng kiểm tra và phát hiện những điểm thiếu sót cần khắc phục. Từ đó có thơng tin phản hồi giúp GV và HS lên kế hoạch ôn tập đạt hiệu quả.

+ Loại bài tập vật lý căn cứ theo phương pháp giải.

Căn cứ vào phƣơng pháp giải ta có bài tập định định lƣợng và bài tập định tính, bài tập đồ thị và bài tập thí nghiệm.

Bài tập định tính thƣờng yêu cầu HS dự đoán một hiện tƣợng vật lý sẽ xảy ra nhƣ thế nào hoặc giải thích nguyên nhân xảy ra hiện tƣợng đó. Bài tập định tính thƣờng đƣợc sử dụng trong q trình dạy học kiến thức mới hoặc

24

trong giai đoạn đầu của quá trình luyện tập của HS để ôn tập, củng cố kiến thức đã học.

Bài tập định lƣợng là bài tập trong đó yêu cầu HS thao tác trên các khái niệm, đại lƣợng và quy luật vật lý, đồng thời sử dụng các phép biến đổi toán học để đi đến một kết luận cụ thể về giá trị hoặc một khoảng giá trị của một đại lƣợng nào đó mà đầu bài yêu cầu. Bài tập định lƣợng đƣợc sử dụng khá rộng rãi, bởi dạng bài tập này đƣợc đƣa ra để đạt đƣợc nhiều mục tiêu dạy học: giúp HS vừa ôn tập củng cố và hiểu sâu sắc hơn kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho HS một cách cụ thể để thấy đƣợc sự ảnh hƣởng, tác động qua lại lẫn nhau giữa các đại lƣợng vật lý, vừa cung cấp cho HS một phƣơng pháp tƣ duy đặc thù của vật lý đó là phƣơng pháp biến đổi toán học.

Bài tập đồ thị là bài tập cung cấp dữ kiện cho HS hoặc yêu cầu HS trình bày kết quả dƣới dạng các đồ thị. Đây là bài tập cho phép diễn giải các thông tin một cách trực quan, sinh động. Khi giải bài tập đồ thị, địi hỏi HS phải có một số kỹ năng đặc thù nhƣ nhận biết thông tin từ đồ thị, sử dụng thành thạo đồ thị các hàm số trong toán học nhƣ hàm bậc nhất, hàm bậc hai, elip, hypebol,…

Bài tập thí nghiệm là bài tập dựa trên cơ sở sử dụng thí nghiệm để thực hiện các yêu cầu của bài tập. Bài tập thí nghiệm có thể thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Nếu ở trên lớp thì GV nên chuẩn bị sẵn những điều kiện tốt nhất để hiện tƣợng vật lý có thể xảy ra theo mong muốn. Yêu cầu của bài tập thí nghiệm là thao tác nhanh, gọn, khơng mất nhiều thời gian. Nếu giao bài tập thí nghiệm về nhà cho HS nên giao những thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và không tốn kém.

Bài tập vật lý vui là những bài tập hoặc câu hỏi ngắn, có thể kiểm tra sự hiểu biết một kiến thức hoặc một ứng dụng kiến thức vật lý trong thực tiễn. HS cần giải thích, dự đốn hiện tƣợng xảy ra hoặc kiểm tra kiến thức về lịch sử khoa học vật lý liên quan đến sự đóng góp và cuộc đời của các nhà vật lý

25

học. Bài tập vật lý ngoài tác dụng củng cố kiến thức cho HS, cịn có tác dụng tạo nên động lực, kích thích hứng thú học tập của HS đối với môn vật lý.

Bài tập vận dụng thực tế trong dạy học vật lý là loại bài tập yêu cầu HS sử dụng những tri thức vật lý để thực hiện một nhiệm vụ có tính ứng dụng trong thực tế hoặc đáp ứng một yêu cầu cụ thể xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn.

+ Loại bài tập căn cứ vào mức độ yêu cầu về tư duy của bài tập

oại bài tập này cũng đƣợc phân chia thành các dạng khác nhau:

Bài tập yêu cầu mức độ nhận biết: là bài tập thƣờng đƣợc sử dụng để kiểm tra mức độ ghi nhớ kiến thức của HS.

Bài tập yêu cầu mức độ thông hiểu: là bài tập yêu cầu HS vận dụng một nội dung kiến thức nào đó về vật lý để giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản. Nhƣ vậy khi giải bài tập ở mức độ thơng hiểu, ngồi khả năng ghi nhớ kiến thức, HS còn phải biết sử dụng kiến thức đó ở mức độ nhất định để thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bài tập yêu cầu mức độ vận dụng là bài tập huy động sự hiểu biết của HS ở một hoặc một vài nội dung kiến thức thuộc một chƣơng, một phần nào đó để giải quyết vấn đề với các thao tác tƣ duy khác nhau. Nhƣ vậy giải bài tập ở mức độ vận dụng cũng tƣơng tự nhƣ ở mức độ thông hiểu nhƣng có sự địi hỏi cao hơn. Trong đó có thể có những bài tập yêu cầu sử dụng kiến thức tổng hợp của nhiều chƣơng, phần khác nhau để thơng qua một q trình tƣ duy phức tạp, HS phải sử dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt các thao tác tƣ duy và các phép biến đổi toán học phức tạp. Dạng bài tập này có thể tách ra thành một bài tập riêng, thƣờng đƣợc sử dụng trong quá trình tìm kiếm, bồi dƣỡng HS giỏi.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập “động học” vật lý lớp 10 theo chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 32 - 35)