Những nguyên tắc xây dựng bài tập nội dung “Động học” vật lý

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập “động học” vật lý lớp 10 theo chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 66 - 67)

a Chuyển động nhiều chiều

2.4. Những nguyên tắc xây dựng bài tập nội dung “Động học” vật lý

10 theo chƣơng trình GDPT 2018 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS

2.4.1. Bài tập vật lý phải phù hợp với mục tiêu dạy học

Mỗi bài tập vật lý đều đƣợc xây dựng, lựa chọn với mục đích ơn tập, củng cố một số kiến thức cơ bản cụ thể mà HS đã đƣợc học đồng thời nhằm phát triển một năng lực nào đó với các biểu hiện đã xác định trong mục tiêu dạy học. Do đó, trƣớc khi xây dựng hệ thống bài tập, GV phải xác định mục tiêu dạy học, trong đó có mục tiêu phát triển năng lực và các dấu hiệu đặc trƣng của các năng lực đó phù hợp với nội dung dạy học. Từ đó làm căn cứ để GV đánh giá hiệu quả việc sử dụng hệ thống bài tập trong thực tế

2.4.2. Bài tập vật lý phải phù hợp với năng lực, trình độ HS

Bài tập vật lý phải là một công cụ hiệu quả để phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS trong bộ mơn vật lý. Vì vậy bài tập phải đƣợc xây dựng phù hợp với tƣ duy, nhận thức của HS, phù hợp với vùng phát triển gần nhất của đối tƣợng dạy học. Mỗi bài tập vừa phải chứa đựng trong nó một nội dung mới mẻ với HS, vừa phải tạo ra một số khó khăn ở mức độ vừa phải, để sau khi bài tập đƣợc giải quyết, HS cảm thấy phấn chấn, tạo thêm động lực, xuất hiện nhu cầu tìm hiểu thêm kiến thức đối với HS.

57

2.4.3. Hệ thống bài tập vật lý phải được xây dựng từ dễ đến khó

Mỗi bài tập vật lý là một khâu, một mắt xích trong tiến trình phát triển năng lực ngƣời học. Trƣớc hết, quá trình dạy bài tập vật lý là một quá trình dạy học nên nó phải tuân thủ các nguyên tắc dạy học. Một trong những nguyên tắc dạy học là phải dạy từ cái dễ đến cái khó, đi từ cái đã biết đến cái chƣa biết. Bài tập vật lý sau đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng nội dung, những kiến thức kỹ năng, năng lực của HS đã đƣợc phát triển trong các bài tập vật lý trƣớc.

2.4.4. Bài tập vật lý phải được xây dựng gồm nhiều thể loại

Cách nhận thức về vật lý có thể chia thành ba phƣơng pháp cơ bản: Phƣơng pháp thực nghiệm, phƣơng pháp mơ hình và phƣơng pháp tƣơng tự. Phƣơng pháp giải quyết vấn đề trong vật lý cũng đƣợc xây dựng dựa trên quá trình nhận thức vật lý. Vì vậy, để phát triển tồn diện năng lực giải quyết vấn đề thì hệ thống các bài tập cũng phải đƣợc xây dựng với nhiều thể loại bài tập khác nhau nhƣ: bài tập luyện tập, bài tập thực tế, bài tập thực hành, bài tập sáng tạo….

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập “động học” vật lý lớp 10 theo chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)