d. Mối quan hệ giữa các loại năng lực
1.1.5. Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề khi học môn vật lý
Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề khi học môn vật lý đƣợc xây dựng phù hợp với tiến trình chung của quá trình giải quyết vấn đề. Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề đƣợc mơ tả theo sơ đồ 1.3.
Ở giai đoạn bắt đầu, GV đƣa HS vào một tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề cần sinh động, trực quan, phù hợp với nhận thức của HS đảm bảo tạo động lực, hứng thú, kích thích trí tị mị của của HS. GV có thể trực tiếp phát biểu vấn đề hoặc gợi ý cho HS tự tìm ra vấn đề cần giải quyết.
16
Sơ đồ 1.3. Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề
Giai đoạn giải quyết vấn đề có hai giai đoạn thành phần đó là giai đoạn xây dựng, lựa chọn giải pháp và giai đoạn thực hiện giải pháp. Ở giai đoạn xây dựng, lựa chọn giải pháp có sự hợp tác giữa GV và HS, giữa các HS với nhau để cùng hình thành giải pháp. Mức độ tham gia của HS nhƣ thế nào phụ thuộc vào năng lực, trình độ của HS, tuy nhiên nên tránh trƣờng hợp GV thuyết trình một chiều về các giải pháp, HS lắng nghe, tiếp thu một cách thụ động. Càng nhiều giải pháp đƣợc đƣa ra càng tốt, tuy nhiên do điều kiện về thời gian dạy học có hạn nên chỉ có một giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất đƣợc lựa chọn để thực hiện. Việc thực hiện giải pháp phải có sự chủ đơng, HS tiến hành là chủ yếu. GV lúc này chỉ đóng vai trị là ngƣời góp ý, động viên.
Ở giai đoạn cuối, nếu vấn đề đã đƣợc giải quyết, phải có sự đánh giá cuối cùng về giải pháp đƣợc thực hiện đã giải quyết trọn vẹn vấn đề hay chƣa, còn những yếu tố, khía cạnh nào chƣa đƣợc giải quyết theo những tiêu chí rõ ràng đã đƣợc thống nhất ban đầu. Q trình giải quyết mâu thuẫn nhằm mục đích lớn nhất là hoàn thành mục tiêu dạy học. Vì vậy, trong quá trình tiến hành các bƣớc GV phải đảm bảo đƣợc HS phát triển đƣợc những năng lực nào với những biểu hiện cụ thể nào thơng qua những tiêu chí đánh giá đƣợc xây dựng trong kế hoạch dạy học một cách rõ ràng và minh bạch. Mâu thuẫn nếu đƣợc giải quyết sẽ nảy sinh những mâu thuẫn mới, quá trình nhận thức và hành động sẽ trở thành một chu trình mang tính lặp lại nhƣng đòi hỏi ngƣời học phải giải quyết ở một trình độ phát triển năng lực cao hơn.
17