1 .Cơ sở lý luận
1.1.2 Đặc điểm của đánh giá thực
Đánh giá thực là loại hình đánh giá được thiết kế để tập trung vào bối cảnh đánh giá (Situation), thiết kế nhiệm vụ đánh giá (Task), quá trình (Process), sản phẩm (Products) và hồ sơ học tập (Portfolio), lấy ba điểm này làm căn cứ quan trọng để đưa ra những nhận định, thay đổi giúp người học đạt được những mục đích mong muốn. Nhà nghiên cứu Wiggins [42] đã tổng kết ra bốn đặc điểm tiêu biểu của đánh giá thực, bao gồm:
Thực hành trong bối cảnh thực, hoặc gần như thực
Phương pháp đánh giá thực sẽ được thiết kế để đánh giá HS trong một bối cảnh cụ thể. GV thông qua chọn lọc nội dung bài học/ chủ đề học tập để thiết kế và tổ chức các nhiệm vụ học tập trong bối cảnh thực hoặc gần như thực nhằm tạo
18
điều kiện để người học được bộc lộ, trải nghiệm năng lực sử dụng kiến thức và vận dụng kĩ năng thực hành gắn với đời sống thực, góp phần giảm tính hàn lâm cố hữu của việc học tập, tăng nội dung thực hành trong học tập. Ví dụ, chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 6 có những ưu thế trong thiết kế hoạt động đánh giá thực như các nội dung của môn học gắn liền với thực tế như những giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam thông qua các bài học về các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam; truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm qua các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh chống lại thực dân phương Bắc thời Bắc thuộc. Ngoài ra, mạch nội dung của phân môn Lịch sử trong Lịch sử và Địa lí được sắp xếp logic theo thời gian, giúp người học dễ tiếp cận. Từng thời kì hay khơng gian được tái hiện lại sinh động, giúp người học dễ đối chiếu, lí giải và liên hệ đối trực tiếp vào chính cuộc sống.
Tiêu chí đánh giá
Các hoạt động đánh giá thực cần được xây dựng với các tiêu chí rõ ràng và cốt lõi khơng mang tính chủ quan do một cá nhân. Tiêu chí đánh giá này có thể được hiểu là những tiêu chí cơng khai được mọi người cùng tiếp nhận, khơng phải là tiêu chí bí mật như phương pháp đánh giá truyền thống. Vì thế, qua các tiêu chí, người học sẽ biết rõ cần làm gì để đạt được cao nhất mục tiêu đánh giá. Điều này tăng cường sự chủ động của HS khi tham gia vào quá trình đánh giá ngay từ ban đầu. Thậm chí, việc GV tổ chức HS phân tích, thảo luận về các tiêu chí đánh giá, thêm bớt tiêu chí đánh giá cho một hoạt động học tập nào đó có ý nghĩa lớn trong giáo dục tinh thần làm việc chủ động, có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng ngay từ ban đầu. Việc khách quan và cơng khai các tiêu chí đánh giá sẽ tạo ra sự công bằng trong kiểm tra đánh giá, tránh gian lận và đúng với ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá đó là thực hành trên thực tế và năng lực người học chứ khơng phải là việc tìm ra
19
một câu trả lời đúng nhất. Sử dụng phương pháp đánh giá thực cơng khai tiêu chí, đáp án trước sẽ thúc đẩy hoạt động dạy của giáo viên và cả hoạt động học của học sinh.
Khuyến khích hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngang hàng của HS
Tự đánh giá là đặc điểm cũng chính là đặc trưng của Đánh giá thực. Theo đó, dựa trên mục đích là giúp cho người học phát triển năng lực tự đánh giá thơng qua các tiêu chí được đưa ra và cải tiến, mở rộng thay đổi cách thức thực hiện, tạo điều kiện để người học chủ động đánh giá sự tiến bộ của bản thân. Việc tự đánh giá mang đến những định hướng cho cá nhân, đặc biệt là tự động lực của chính bản thân phù hợp với xã hội ngày nay.
Báo cáo sản phẩm là u cầu có tính bắt buộc
Ngồi các đặc điểm trên thì sự trình diễn của người học thông qua việc báo cáo sản phẩm là điều cần thiết khơng thể bỏ qua. Qua đó người học được trình bày kết quả sản phẩm trước mọi người bằng phương pháp thuyết trình. Trên thực tế, việc báo cáo này giúp người học có thể tìm hiểu sâu hơn về kiến thức vì người học cần trình bày rõ những tri thức của bản thân để giúp người khác hiểu được sản phẩm của mình, để chứng minh rằng người học đã nghiên cứu vấn đề một cách thực sự. Bên cạnh đó, cịn tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia tìm hiểu, đánh giá và cải tiến thành quả của người học.
Như vậy, đánh giá thực yêu cầu người học phải kiến tạo ra sản phẩm và là hình thức đánh giá mang tính chất đo lường cả quá trình và sản phẩm của q trình. Là những nhiệm vụ có ý nghĩa, gắn liền với thế giới thực, cho phép người học trình diễn cả về kiến thức, kĩ năng vào trong thực tế. Mang tính thực tiễn cao.
20
Đây được coi là tính ưu việt của đánh giá thực – loại hình đánh giá được sử dụng và cần sử dụng trong giáo dục hiện nay.