Các hình thức sản phẩm và công cụ đánh giá thực chủ yếu

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 29 - 33)

1 .Cơ sở lý luận

1.1.3 Các hình thức sản phẩm và công cụ đánh giá thực chủ yếu

Theo Jon Mueller, đánh giá thực có thể phân thành 3 dạng như: Tiêu chuẩn (Standard); Hồ sơ (Porfolio); Nhiệm vụ và ma trận (Task and rubrics).

Theo các dạng trên, Mueller đã đưa ra một số hình thức cho sản phẩm với đúng vai trị của nó đó là huy động mọi khả năng và sự chủ động để giải quyết các vấn đề từ một nhiệm vụ mang tính thực tế. Vì thế, cả giáo viên và học sinh cần tạo ra các nhiệm vụ có ý nghĩa cao, sử dụng cách đánh giá đa dạng mang hướng tương tác tích cực, tập trung vào các năng lực tư duy bậc cao. Các sản phẩm đó có thể là:

Sản phẩm: Sản phẩm của đánh giá thực mang ý nghĩa đó là người học có

thể tạo ra và không đơn giản là tái hiện kiến thức. Sản phẩm là minh chứng, chứng minh cho việc vận dụng các kiến thức và kĩ năng vào nhiệm vụ thực. Những sản phẩm ở đây có thể là dạng: Bài luận, truyện ngắn, bài thơ, báo cáo khoa học, bài tập lớn, biểu bảng theo chủ đề.... Đối với sản phẩm này, học sinh cần tự trình bày các sản phẩm của mình cịn giáo viên đánh giá sự tiến bộ của quá trình tạo ra sản phẩm. Đối với môn Lịch sử, những giá trị người học được gắn liền với cuộc sống, mặc dù mang tính trừu tượng nhưng người học hồn tồn có thể tạo ra các giá trị và sản phẩm thể hiện năng lực của mình. Ví dụ người học có thể thực hiện các nghiên cứu khoa học xã hội, từ đó xây dựng các bài báo cáo, câu chuyện, những tác phẩm lịch sử. Phần Lịch sử Việt Nam lớp 6, người học có thể thực hiện các nhiệm vụ tìm hiểu về các nhân vật lịch sử gắn liền với các phố phường hiện nay,

21

sau đó thiết kế thành sổ tay nhân vật hoặc là tập san nghiên cứu, báo cáo nghiên cứu. …

Dự án học tập: Học sinh sẽ thực hiện dự án trong một thời gian có thể là vài

giờ học trong một, hai, ba tuần.... để giáo viên theo dõi quá trình học sinh thực hiện để đánh giá các kĩ năng, năng lực của học sinh có thể là xử lý thơng tin, tổng hợp, phân tích.... như là lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, trình bày. Trong mơn Lịch sử, khi tạo ra sản phẩm người học có thể thực hiện các dự án. Trong thời gian đó, người học sẽ được trải nghiệm vào một môi trường gần với thực tế như trải nghiệm là các hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về các di tích, di sản văn hoá từ thời dựng nước đến nay. Người học cũng có thể được trở thành những nhà nghiên cứu để giới thiệu, nêu thực trạng và đề xuất các phương án, dự án bảo vệ các di sản văn hố hiện nay.

Trình diễn: Học sinh trình diễn và thể hiện sản phẩm thơng qua các yêu cầu

và nhiệm vụ mà giáo viên, nhà tài trợ cung cấp. Đối với sản phẩm này đòi hỏi người học cần có 4 yếu tố đó là: Hồ sơ q trình thực hiện, bài luận để trình diễn, thuyết trình và khả năng sử dụng cơng nghệ thơng tin. Ví dụ, khi học về chủ đề văn hố của các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam như Văn Lang, Âu Lạc, Champa, Phù Nam, người học có thể tạo ra các sản phẩm được mơ tả trong một môi trường gần thực như trở thành những nghệ sĩ tái hiện lại điệu múa Apsara của người Chăm, hay những nhà nghiên cứu di sản để giới thiệu và đề xuất các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá

Thực hiện: Học sinh tiến hành tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ và viết báo cáo

về kết quả khảo sát, phỏng vấn hoặc trao đổi và viết bài luận từ kết quả nghiên cứu, có thể là Seminar, thảo luận nhóm, hội thảo…

22

Đối với các cấp học phổ thông, khi thực hiện đánh giá xác thực, người học thường được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ dựa trên các loại hình đánh giá sau đây.

Đánh giá trình diễn (Performance Assessment)

Đánh giá trình diễn là kiểu đánh giá khả năng sử dụng các kỹ năng và kiến thức học được trong một bối cảnh thực. Kiểu đánh giá này thường yêu cầu người học có năng lực hợp tác và vận dụng kiến thức, kỹ năng học được để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Các vấn đề, nhiệm vụ có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn và bao gồm một số hoạt động như: Viết, chỉnh sửa và trình bày trước mọi người; Thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian và phân tích kết quả; Làm việc theo nhóm và có sự hợp tác giữa các thành viên…

Đối với đánh giá trình diễn trong dạy học Lịch sử, người dạy có thể thiết kế các nhiệm vụ để người học có cơ hội được sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học được thực hiện trong một bối cảnh thực. Ví dụ như, khi học về nhà nước Văn Lang với các truyền thống, phong tục tập qn, người học hồn tồn có thể thực hiện và giới thiệu về những sản phẩm, giá trị còn được lưu giữ đến hiện nay như: làm bánh chưng, bánh giày; trang phục truyền thống… Thông qua các hoạt động, người học được thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian và tạo ra kết quả, từ đó có thể trình bày trước mọi người. Hoạt động này có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

Câu hỏi mở (Open-Response Questions)

Câu hỏi mở là hình thức giáo viên sẽ giới thiệu một vấn đề hoặc một số vấn đề và yêu cầu học sinh trả lời. Câu trả lời có thể là các dạng: Viết tóm tắt hoặc trả lời miệng; Mô tả bằng tranh; Đề xuất giải pháp cho một thực trạng; Lập sơ đồ, biểu bảng…

23

Khi thực hiện dạy học Lịch sử, hình thức sử dụng câu hỏi mở tạo ra cho người học những cơ hội để thể hiện năng lực ngay sau mỗi giờ học, bài học. Theo đó, người dạy có thể xây dựng các nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Ví du, khi dạy Lịch sử Việt Nam lớp 6, khi học về “đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang” giáo viên có thể xây dựng các nhiệm vụ mở theo thuyết đa trí tuệ để mơ tả lại cuộc sống của người Văn Lang. Qua đó, người học sẽ dựa vào điểm mạnh để lựa chọn các hình thức thể hiện có thể là sơ đồ hố nội dung, có thể là mơ tả bằng tranh, có thể là viết luận đóng vai là một cư dân để kể về cuộc sống thời Văn Lang…

Hồ sơ tài liệu (Portfolios)

Kiểu dạng này được hiểu là tập dữ liệu lưu trữ các kết quả học tập của người học theo thời gian. Nhờ vào việc theo dõi, cả người dạy và người học sẽ đánh giá được sự tiến bộ của người học và định hướng thay đổi nếu cần thiết. Trong hồ sơ học tập sẽ bao gồm: Bài báo và nhận xét phản hồi; Nhận xét của bạn bè cùng lớp; Sản phẩm của người học; Các báo cáo nhóm; Bản nháp và bản hồn thiện,…

Khi thực hiện dạy học Lịch sử, ngồi nhật kí học tập (vở ghi bài) thì các hồ sơ lưu trữ quá trình học tập theo thời gian cũng cần được thu thập. Đối với Lịch sử Việt Nam, người dạy có thể yêu cầu người học lưu trữ lại các bản nháp và bản hoàn thiện hoặc các bài báo, nhận xét phản hồi từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một dự án tìm hiểu về văn hố truyền thống, xây dựng hồ sơ nhân vật.

Tự đánh giá (Self-Assessment)

Đây là kiểu đánh giá mà ở đó người học được trực tiếp tham giá đánh giá vào chính q trình học và tạo ra sản phẩm của họ. Những câu hỏi đánh giá là công cụ cơ bản của tự đánh giá. Người học có thể sử dụng các kĩ thuật chiêm

24

nghiệm, đánh giá thông qua việc trả lời viết hoặc nói cho các câu hỏi sau: Phần nào là phần khó nhất đối với bạn? Bạn nghĩ bạn phải làm gì tiếp theo? Nếu làm lại, bạn có thể thực hiện nhiệm vụ theo cách nào khác? Bạn đã học được gì từ nhiệm vụ này?

Thông thường, để đánh giá sản phẩm và định hướng nhiệm vụ cho học sinh, người dạy cần cung cấp các rubric với các tiêu chí rõ ràng để đánh giá mức độ thực hiện của người học và người học biết cần phải làm gì. Việc tự đánh giá cũng giúp cho người học có khoảng thời gian xem xét, tổng hợp và chiêm nghiệm lại chính q trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 29 - 33)