Thiết kế nhiệm vụ đánh giá thực

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 35 - 39)

1 .Cơ sở lý luận

1.1.5 Thiết kế nhiệm vụ đánh giá thực

Nguyên tắc khi thiết kế nhiệm vụ đánh giá xác thực

Theo Grant Wiggins, các nhiệm vụ được coi là đánh giá thực khi nó đảm bảo các yêu cầu thực tế, đòi hỏi học sinh cần phải vận dụng kiến thức năng để giải quyết các tình huống thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống [27]. Như vậy, khi thiết kế một nhiệm vụ đánh giá xác thực, người giáo viên cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, đảm bảo đúng mục đích, mục tiêu,của mơn học, nội dung học tập

Với nguyên tắc này, giáo viên cần xây dựng các nhiệm vụ đúng mục đích, mục tiêu nhất định đã được xây dựng trước đó. Theo đó, mục tiêu, chuẩn đầu ra,

27

nội dung cần đánh giá nên được giáo viên lọc những vấn đề chú trọng để việc đánh giá đạt được hiệu quả cao.

Thứ hai, nhiệm vụ cần phù hợp với nhu cầu, đặc điểm đối tượng đánh giá

Với vai trò là các nhiệm vụ gắn liền với thực tiễn để học sinh thể hiện năng lực cá nhân. Do đó, khi thiết kế các nội dung đánh giá thực, giáo viên cần xác định nhiệm vụ phù hợp với đối tượng, không quá dễ và không thách thức người học để vừa sức và kích thích người học thực hiện các nhiệm vụ.

Thứ ba, đảm bảo đặc trưng của đánh giá thực

Một nhiệm vụ được coi là đánh giá thực nếu nó đảm bảo các đặc trưng của đánh giá thực. Trong đó, người học sẽ cải thiện chất lượng nhiệm vụ của mình thơng qua những phản hồi thay vì được giúp đỡ làm và trả lời các câu hỏi có sẵn đáp án. Các nhiệm vụ được xây dựng cần có tính thách thức mà người học có thể gặp phải trong thực tế, đảm bảo người học sẽ vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học được để tham gia giải quyết vấn đề được đưa ra.

Thứ tư, xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với nhiệm vụ

Để đánh giá thực có ý nghĩa thì người học cũng cần tham gia vào quá trình đánh giá để chủ động và tự phát triển. Khi xây dựng nhiệm vụ, giáo viên nên xây dựng các tiêu chí đánh giá để việc đánh giá mang tính khách quan và đạt đến độ chính xác nhất. Qua đó, vừa giúp người học tiếp nhận tối đa hiệu quả và ý nghĩa của việc đánh giá thực vừa có thể xây dựng các tiêu chí đầy đủ, khơng bỏ sót lĩnh vực đánh giá [33].

28 Các bước thực hiện đánh giá thực:

Sơ đồ 1. 1 Các bước thực hiện đánh giá thực Bước 1: Xác định tiêu chuẩn

Đối với đánh giá xác thực thì việc xác định tiêu chuẩn có vai trị quan trọng, là cơ sở để có thể quan sát và đánh giá các biểu hiện hoạt động và là điều kiện cơ sở để xây dựng nhiệm vụ phù hợp với nội dung bài học. Vì thế, khi xây dựng một nhiệm vụ đánh giá thực thì cần phải tập hợp các tiêu chuẩn cần đánh giá.

Theo Mueller thì có 3 loại chuẩn đó là chuẩn nội dung (miêu tả nội dung của mơn học), chuẩn q trình (miêu tả những kỹ năng cần phải rèn luyện), chuẩn giá trị (miêu tả những phẩm chất mà học sinh cần phải rèn luyện).

29

Nhiệm vụ thực cần bám sát chuẩn xác định và giải quyết những thách thức trong thế giới thực. Nhiệm vụ thực phải bám sát nguyên tắc đã được đưa ra và các yêu cầu của đánh giá thực.

Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá

Đánh giá thực được xây dựng theo các tiêu chí để đánh giá năng lực của học sinh, theo đó nhiệm vụ được xác định bằng cách đối chiếu kết quả thực hiện với những tiêu chí đã được xây dựng từ trước đầy đủ các chuẩn ra của học sinh. Các tiêu chí cần được xây dựng kèm theo các mức độ thực hiện, mỗi nhiệm vụ cần có ít nhất hai tiêu chí đánh giá và hai mức độ thực hiện. Sau khi thiết kế xong tiêu chí và mức độ yêu cầu, để có thể dễ đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của học sinh.

Bước 4: xây dựng bảng mơ tả các mức độ hồn thành nhiệm vụ thông qua ma trận đánh giá.

Đối với bước này, người dạy cần xây dựng bảng mô tả chất lượng của các tiêu chí đánh giá đảm bảo người học vận dụng được cả kiến thức, kĩ năng trong học-tập để thực hiện nhiệm vụ. Người học cần có trách nhiệm, năng lực hợp tác để làm việc nhóm hiệu quả.

Tóm lại

Đánh giá như một hoạt động dạy học với vai trò là hỗ trợ, định hướng, cải thiện giúp phát triển tối đa năng lực người học. Với vai trò tạo ra các nhiệm vụ ý nghĩa trong cuộc sống thì đánh giá thực đã đo lường và đánh giá được năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào cuộc sống. Sử dụng đánh giá thực trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng sẽ tạo ra những cơ hội để người học được trải nghiệm, được trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ có ý nghĩa

30

với thực tế cuộc sống. Vai trò của người dạy được đẩy lên cao khi định hướng, hỗ trợ, hướng dẫn các cách thực hiện nhiệm vụ, còn người học sẽ chủ động tạo ra các sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục tiêu học tập. Với việc, cung cấp các tiêu chí, mơ tả tiêu chí người học sẽ được phát huy những kiến thức, kĩ năng cần thiết đã học được để chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Do nhiệm vụ học tập được xây dựng gắn liền với thực tiễn nên người học sẽ được trải nghiệm thực tế, qua đó người học sẽ hứng thú hơn khi thực hiện các nhiệm vụ, tạo động lực học tập cho người học. Hơn nữa, sử dụng đánh giá thực, người dạy sẽ có những thơng tin, bằng chứng cụ thể về q trình học tập của người học, là cơ sở để thay đổi, điều chỉnh hoặc bổ sung để phù hợp với năng lực người học.

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)