1 .Cơ sở lý luận
2.1.1 Đổi mới kiểm trađánh giá trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
Cùng với quá trình đổi mới đất nước việc đổi mới nền giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong văn kiện Đại hội lần XI, Đảng đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. Trong nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 4/11/2013 đã nêu rõ cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học thay vì truyền thụ áp đặt một chiều, máy móc như truyền thống. Nghị quyết đã nhấn mạnh cần có sự kết hợp giữa việc sử dụng đánh giá quá trình học với đánh giá tổng kết, cuối năm, đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh giá của nhà trường với đánh giá của xã hội và gia đình [17].
CTGD phổ thông môn Lịch sử và Địa lý (cấp THCS) năm 2018 cũng gợi ý: “Năng lực lịch sử của học sinh được hình thành, phát triển thông qua việc tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc hiểu, giải mã các văn bản lịch sử (kênh hình, kênh chữ, hiện vật lịch sử,...), từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức sự thật lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự tiến hoá của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử và quá trình phát triển lịch sử; trở thành “người đóng vai lịch sử”, hay “người làm lịch sử” để khám phá kiến thức lịch sử, vận dụng sáng tạo những hiểu biết về lịch sử, văn hoá, xã hội Việt Nam và thế giới vào các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống.” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Từ gợi ý có tính chiến
48
lược này, chúng ta nhận thấy, nền tảng đặc trưng của ĐGNL môn Lịch sử bậc THCS là cần phải gắn với việc “tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc hiểu, giải mã các văn bản lịch sử”; hướng tới việc ĐG HS gắn với các NL đặc trưng như “suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự tiến hoá của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử”; muốn vậy cần tạo các bối cảnh, tình huống học tập hấp dẫn để HS được trở thành “người đóng vai lịch sử”, hay “người làm lịch sử”. Một số phương án ĐGNL được gợi ý từ bảng phân tích, tổng hợp trên đều hướng đến thực hiện tối đa những u cầu có tính phương pháp luận này [1].
Với những yêu cầu đổi mới và xu hướng trên, trong những năm gần đây, giáo dục nước ta đã có những thay đổi và đầu tư nhiều trong hoạt động kiểm tra đánh giá. Chuyển từ đánh giá kết quả học tập cuối mơn học, khóa học của học sinh là chủ yếu sang các hình thức đánh giá định kì, đánh giá thường xuyên để phản hồi, điều chỉnh trong quá trình dạy học. Chuyển từ đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học sang đánh giá năng lực qua đó khơng tập trung tất cả vào việc ghi nhớ, hiểu kiến thức mà sẽ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống và khả năng tư duy của học sinh.