Nghĩa của đánh giá thực

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 33 - 35)

1 .Cơ sở lý luận

1.1.4 nghĩa của đánh giá thực

Sử dụng đánh giá thực trong dạy học ngày càng trở nên phổ biến hơn trong vài năm trở về đây. Đặc biệt là khi hiệu quả của nó đã được chứng minh. Theo đó khi sử dụng đánh giá thực, sẽ có những ý nghĩa nổi bật sau:

Đánh giá thực mang ý nghĩa như một hoạt động dạy-học

Một trong những vai trị khơng thể tách dời của đánh giá thực đó là có vai trị như một hoạt động dạy học. So với các kiểu đánh giá khác, đánh giá thực mang tính ưu việt này hơn. Nếu như trước đây, việc dạy-học và đánh giá thường tách rời nhau thì trong thời đại xã hội ngày càng phát triển, xã hội không cần những người mọt sách, đọc chép mà cần những kiến thức và kỹ năng được vận dụng vào chính điều kiện thực tế. Qua đó đánh giá thực đã liên kết được việc dạy-học và đánh giá với nhau. Với vai trò tạo ra các nhiệm vụ ý nghĩa trong cuộc sống thì đánh giá thực đã đo lường và đánh giá được năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào cuộc sống. Qua đó cịn có thể thúc đẩy việc học-tập của người học.

25

Đây cũng chính là kiểu đánh giá rõ ràng nhất phù hợp với đúng quan điểm và định hướng “Lấy người học làm trung tâm” như hiện nay.

Đánh giá thực kiến tạo môi trường đa dạng để học sinh có cơ hội bộc lộ và phát triển phẩm chất, năng lực

Trong học tập, mỗi học sinh có những mạnh mặt và mặt hạn chế, đồng nghĩa với đó là những kiểu tư duy, học-tập khác nhau giữa các đối tượng học sinh. Giống như tiến sĩ Howard Gardner thì trong cuốn sách “Cơ cấu của trí tuệ” thì ơng đã nghiên cứu và đưa ra lý thuyết cho 8 loại trí thơng minh chính của con người. Trong đó có, trí thơng minh ngơn ngữ, logic tốn học, hình ảnh khơng gian, âm nhạc, vận động thể chất, tương tác cá nhân, nội tâm, tự nhiên [31]. Vì thế phong cách học tập của từng đối tượng học sinh cũng khác nhau. Giống như việc, người dạy không thể đánh giá được năng lực của tất cả mọi học sinh nếu chỉ dùng một bài kiểm tra hay một câu hỏi.

Vì thế, thay vì gị bó học sinh trong một khn khổ để tạo ra một đáp án đúng cho một bài kiểm tra, giáo viên có thể sử dụng đánh giá thực vừa có thể đánh giá được năng lực của người học vừa tạo ra nhiều cơ hội cho người học chủ động tìm hiểu kiến thức và biến thành tri thức của họ. Qua đó, tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh được trình diễn theo các phong cách học tập khác nhau. Đánh giá thực mang đến sự tự do trong việc thể hiện những điều học được vừa có thể đáp ứng được mục tiêu đề ra, vừa giúp người học chủ động trong học tập.

Đánh giá thực là một phép đo trực tiếp mang lại hiệu quả cao

Việc sử dụng đánh giá sẽ mang đến cho người học những trải nghiệm thực tế thông qua việc sử dụng những gì mà họ học được để vận dụng vào chính cuộc sống. Sử dụng đánh giá thực thông qua các bài, các sản phẩm cho phép người dạy

26

có thể trực tiếp đánh giá được năng lực nói chung và khả năng của người học một cách rõ ràng và trực tiếp nhất. Qua đó mà giáo viên có thể nhìn nhận lại cách dạy của mình, học sinh có thể thấy được việc học của mình để từ đó có thể thay đổi, điều chỉnh khi cần thiết. Trên thực tế các loại kiểm tra khác có thể là một phép đo để đo kiến thức người học nhưng không thể mang lại hiệu quả cao bằng chính việc xem cách người học thể hiện và vận dụng vào nhiệm vụ có thực. Người học từ đó cũng có thể cấu trúc lại ý nghĩa của việc học của những nguồn kiến thức khơng cịn xa lạ với họ, những kiến thức chỉ có trong sách vở, giúp xây dựng nhận thức của họ.

Ngồi những vai trị trên, sử dụng đánh giá thực còn tạo mối liên kết giữa các nhà giáo dục và học sinh về việc thực hiện mục tiêu để phát triển năng lực cần có của người học và đánh giá các nhiệm vụ liên quan đến học tập dự kiến đó. Giáo viên thơng qua các nhiệm vụ của đánh giá thực cũng đã làm cho môn học trở nên thiết thực hơn, gần gũi hơn với người học.

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 33 - 35)