Đặc điểm của kiến thức lịch sử đối với tiếp cận đánh giá thực

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 57 - 60)

1 .Cơ sở lý luận

2.1.2 Đặc điểm của kiến thức lịch sử đối với tiếp cận đánh giá thực

Tìm hiểu cụ thể các đặc điểm của kiến thức lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những ưu thế, trở ngại đối với vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) nói chung và tiến hành Đánh giá thực nói riêng trong dạy học ở trường phổ thông.

Một là, kiến thức Lịch sử ở trường phổ thông đã được khoa học Lịch sử xác minh, mang tính q khứ, khơng lặp lại [2]. Đặc điểm này là trở ngại lớn trong

49

ngại lớn đối với việc tái hiện hiện thực lịch sử trong “bối cảnh thực” hoặc “gần như thực” của lý luận về Đánh giá thực. Giải quyết trở ngại này, người GV giỏi thường khuyến khích HS tham gia học tập Lịch sử như một “nhà sử học nhỏ tuổi” thông qua việc tổ chức HS làm việc với các nguồn sử liệu, rộng hơn là với các nguồn học liệu phong phú. Bối cảnh và quá trình của cách tiếp cận này, về bản chất là mô phỏng nhiệm vụ thực tiễn của một “nhà sử học nhỏ tuổi” hoặc của một nhà “sưu tập” và “triển lãm” tư liệu, học liệu Lịch sử – nội hàm quan trọng của tiếp cận Đánh giá thực. Ví dụ, khi cùng tìm hiểu về quá trình đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc, người dạy có thể thực hiện các dự án, ở đó người học được chủ động tìm tịi, khám phá và xây dựng các báo cáo, tạo ra sản phẩm thông qua việc trải nghiệm làm các hướng dẫn viên du lịch giới thiệu đường phố, nhà nghiên cứu lịch sử tạo ra các tập san, hồ sơ nhân vật lịch sử… Ngoài ra, người dạy có thể sử dụng các nguồn sử liệu khoa học để làm “điểm tựa nhận thức” trong quá trình đánh giá năng lực cơ bản. Với hình thức này, người dạy sẽ đánh giá được các kĩ năng khai thác, tổng hợp thơng tin, đọc hiểu… qua đó làm giảm tối đa tình trạng “học thuộc” để tái hiện kiến thức như những kiểu hỏi đáp thuần tuý theo sách giáo khoa hiện nay.

Hai là, kiến thức Lịch sử mà HS được tiếp cận là những người thật, việc thật trong quá khứ gắn với không gian, thời gian và nhân vật một cách cụ thể, sống động, đa chiều [3]. Đồng thời, những người thật, việc thật này chỉ diễn ra

một lần, nhưng theo chiều dài thời gian, phản ánh về những sự kiện, hiện tượng lịch sử đó thì càng nhiều nguồn tư liệu với nhiều ý kiến đa chiều. Mặt khác, những sự kiện, hiện tượng và nhân vật trong CT Lịch sử không thuần túy chỉ trên phương diện chính trị, quân sự như trước đây, CTGD mơn Lịch sử và Địa lý 2018 cịn hướng đến các phạm vi từ kinh tế, văn hóa đến giáo dục lịch sử và văn hóa địa

50

phương theo hướng tích hợp. Vì vậy, nhìn nhận, tái hiện lịch sử trong quá trình học tập của HS trở nên sống động, giàu hình ảnh và đa chiều hơn. Những điều này sẽ tạo cơ hội cho tiếp cận đánh giá thực đa dạng hóa các loại hình nhiệm vụ học tập gắn với đời sống thực tiễn hoặc mô phỏng đời sống thực tiễn đối với HS. Ví dụ, khi học về truyền thống văn hố dân tộc, người dạy có thể xây dựng các nhiệm vụ mà ở đó người học được trực tiếp đi tìm hiểu những nét truyền thống, phong tục tập quán xưa mà hiện nay con người Việt Nam vẫn giữ được như văn hoá trong các ngày lễ, tết, các hoạt động tinh thần của con người hiện nay. Với đặc điểm này, các nhiệm vụ yêu cầu người học tái hiện theo “sân khấu hoá”. “sản phẩm nghệ thuật” sẽ giúp cho việc học tập Lịch sử trở nên thú vị, gần gũi hơn….

Ba là, bên cạnh các mối quan hệ chồng chéo bên trong của các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, hệ thống giá trị vật chất mà nhân loại nói chung, cha ơng ta nói riêng đã làm nên, duy trì và phát triển trở thành biểu tượng cho tinh thần lao động cần cù, óc sáng tạo của con người [14]. Chính những giá trị vật chất

này sẽ là nguồn gợi ý phong phú cho các sản phẩm học tập của HS như tái hiện mơ hình các cơng trình kiến trúc trong tổng thể không gian địa lý tương quan, hay tái hiện các phát minh, các sản phẩm văn hóa vật chất của nhân loại nói chung, Việt Nam nói riêng qua các mơ hình tự tạo của HS… Đặc biệt, trong xu hướng bùng nổ của công nghệ thời đại 4.0, những mơ hình này cịn được chính HS thiết kế dưới dạng các phim hoạt hình, các góc trưng bày 3D sống động, hay các tour du lịch thú vị với sự hỗ trợ của Google map, Google Earth, Storymap,… Trong đó, HS vừa là chủ nhân của những sáng tạo này, vừa là người hướng dẫn viên, marketing cho những sản phẩm độc đáo của chính các em.

Bốn là, nhiều mối quan hệ chồng chéo, phức tạp của kiến thức Lịch sử trước

51

“dễ hiểu” và “gần gũi, sống động hơn” khi HS tự thiết kế thành các sơ đồ tư duy (Mindmap) với sự kết hợp nhiều chiều của kênh chữ, kênh hình và cả yếu tố công nghệ là các phần mềm thiết kế.

Tìm hiểu những đặc điểm của kiến thức Lịch sử khơng chỉ giúp GV nhìn thấu được những khó khăn của HS trong học tập Lịch sử mà quan trọng hơn là nghiên cứu kĩ những đặc điểm này trong mối tương quan với lý thuyết của Đánh giá thực sẽ gợi mở cho GV và HS sáng tạo những hình thức trải nghiệm học tập sống động, giàu hình ảnh từ mơn học vốn bị cho là khơ khan, kém hấp dẫn. Nếu sử dụng các hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá mới mẻ người học không những hứng thú đối với mơn Lịch sử mà cịn có thể phát triển năng lực tối đa thơng qua các hoạt động, nhiệm vụ được thiết kế.

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)