Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 95)

1 .Cơ sở lý luận

2.3 Thực nghiệm sư phạm

Trên cơ sở của nghiên cứu lí luận, cơ sở xuất phát và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy sử dụng đánh giá thực trong dạy học Lịch sử là một trong những phương pháp giúp phát triển năng lực người học. Chúng tôi đề xuất sử dụng đánh giá thực trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 6. Nhằm mục đích thử nghiệm về mức độ khả

87

thi của phương pháp này, tôi đã tiến hành thử nghiệm sư phạm đối với hoạt động trong quy mô một lớp học.

2.3.1 Mơ tả q trình thửc nghiệm

2.3.1.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm thử nghiệm.

Đối tượng thực nghiệm trong luận văn là học sinh lớp 6, năm học 2020- 2021 tại trường THCS H.A.S (Đống Đa, Hà Nội).

Số HS thực nghiệm bao gồm 50 em tại 2 lớp bao gồm đủ các đối tượng có học lực khác nhau tù giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Như vậy, đối tượng tham gia thực nghiệm phong phú, đa dạng có các năng lực khác nhau.

2.3.1.2 Quy trình thử nghiệm

Để đánh giá thực mang lại hiệu quả cao, chúng tôi đã kết hợp linh hoạt với quá trình giảng dạy khi tiến hành triển khai các bài học. Quá trình thử nghiệm được tiến hành song song với quá trình dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 6, với các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu về nội dung Lịch sử Việt Nam và các nhiệm vụ sẽ được thực hiện trong quá trình.

Trước khi triển khai dạy học, giáo viên sẽ có giờ để giới thiệu những đặc trưng cơ bản của Lịch sử Việt Nam. Cùng người học xây dựng các mục tiêu học tập đối với nội dung này. Bên cạnh đó, giáo viên sẽ giới thiệu các nhiệm vụ học tập để đánh giá thực, hướng dẫn cách sử dụng các tiêu chí đánh giá sản phẩm cụ thể, hướng dẫn cách phân nhóm, xây dựng kế hoạch triển khai dựa trên tiến trình dạy học.

88

Khi triển khai các giờ học và bài học giáo viên sẽ chuyển giao mục tiêu học tập cho người học cùng với nhiệm vụ hiệu suất và các nhiệm vụ trung gian để hỗ trợ, định hướng cho việc thực hiện nhiệm vụ hiệu suất (sản phẩm cuối cùng) để đánh giá năng lực người học. Các nhiệm vụ hiệu suất và trung gian được xây dựng mô phỏng các nhiệm vụ thực.

- Sau khi triển khai các giờ học, sau mỗi giờ học trên lớp, ứng vơi nhiệm vụ nào, giáo viên sẽ triển khai nhiệm vụ để người học tham gia. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, giáo viên tạo cơ hội cho người học có thể làm việc cá nhân và làm việc nhóm.

- Giáo viên cung cấp các rubric để cùng người học thảo luận về những vấn đề khi đánh giá bao gồm những tiêu chí nào và dựa trên cơ sở nào để đánh giá.

- Các nhóm người học tổ chức các buổi làm việc nhóm để triển khai nhiệm vụ chung. Các buổi này sẽ được ghi lại dưới sự chứng kiến của các nhóm học sinh khác và dưới sự chứng kiến của giảng viên.

- Để thực hiện nhiệm vụ hiệu suất, các nhóm cần thực hiện nhiệm vụ trung gian thơng qua các giờ học, qua đó báo cáo quá trình thực hiện, tình hình thực hiện và khó khăn khi thực hiện.

Bước 3: Giáo viên làm việc với từng nhóm

Giáo viên sẽ đóng vai trị là các chun gia, làm việc với từng nhóm để rà sốt lại sản phẩm tổng thể của nhóm trước khi nhóm tiến hành trình bày và nộp lại để lưu trữ, trước khi hết hạn.

89

Giáo viên tổ chức các buổi báo cáo, trong buổi báo cáo này giáo viên nhấn mạnh vào sản phẩm cuối cùng, q trình thực hiện nhiệm vụ thơng qua các báo cáo, chia sẻ.

Bước 5: Tổ chức tự đánh giá giữa học sinh, nhóm học sinh, đánh giá đồng đẳng và nhận xét, kết luận

Bước 6: Thu sản phẩm và đánh giá, phản hồi chi tiết người học.

Sau khi thu sản phẩm, giáo viên tiến hành đánh giá, phản hồi cho người học về những gì người học đã làm được, điểm mạnh là gì và chưa làm được, cần làm gì để cải thiện.

Trong quá trình thực nghiệm giáo viên ghi chép lại hoặc thu thập minh chứng những khó khăn, phản ứng của người học đối với từng nhiệm vụ để theo dõi và điều chỉnh phù hợp.

Kết thúc quá trình thực nghiệm, giáo viên phát phiếu điều tra về ý kiến của học sinh sau khi được đánh giá kết quả học tập theo đánh giá thực.

2.3.1.3 Cơng cụ hỗ trợ q trình thử nghiệm

Để đánh giá bộ công cụ đã xây dựng và thực nghiệm, chúng tôi sử dụng phiếu điều tra, phản hồi của người học về loại hình kiểm tra, đánh giá thực. Qua đó, biết được những thuận lợi, khó khăn, những điểm tích cực và hạn chế của bộ cơng cụ và quy trình triển khai.

2.3.2 Kết quả thực nghiệm

Trong phần này, chúng tơi sẽ trình bày và phân tích khái qt về kết quả của quá trình thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm được phân tích theo tiến trình kết

90

quả đạt được của người học dựa trên việc đánh giá các tiêu chí. Sau đó, chúng tơi trình bày kết quả phản hồi của người học về hình thức đánh giá thực này.

Kết quả thực hiện bài đánh giá theo cách tiếp cận đánh giá thực của người học được thực hiện bởi từng nhóm học sinh đánh giá ngay khi kết thúc nhiệm vụ và khi các cá nhân hồn thành nhiệm vụ được phân cơng vào từng nhiệm vụ nhỏ. Việc đánh giá này kèm theo minh chứng là các sản phẩm của cá nhân, nhóm và biên bản họp nhóm được giáo viên xác nhận. Dưới đây là kết quả về mức độ đạt được của cá nhân ở các nhiệm vụ.

a. Đối với sản phẩm yêu cầu người học tổng hợp, phân tích bằng sơ đồ tư duy

Đối với nhiệm vụ này, yêu cầu dành cho người học đó là cần tổng hợp, phân tích bằng sơ đồ tư duy. Nhiệm vụ là sơ đồ hố q trình hình thành, phát triển và thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam. Trong nhiệm vụ này, người học sẽ thực hiện nhiệm vụ nhóm để cùng tổng hợp thơng tin, phân tích và xây dựng cấu trúc của sơ đồ tư duy.

Quá trình thực hiện yêu cầu người học cần thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Sản phẩm của người học đó là sơ đồ tư duy thể hiện về quá trình hình thành, đặc điểm bộ máy nhà nước, thành tựu văn hoá… ngắn gọn bằng các từ khố, hình ảnh, logic, kết nối với nhau. Kết quả mà chúng tôi nhận từ 25 học sinh thực hiện nhiệm vụ này đó là 100% học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ (tức là đạt trên 50% yêu cầu của giáo viên). Trong đó về phần nội dung, các yêu cầu, người học đã thực hiện được. Sau khi tổng hợp, chúng tôi nhận được kết quả dưới đây.

91

Bảng 2.8: Bảng kết quả sản phẩm yêu cầu người học tổng hợp, phân tích bằng sơ đồ tư duy

Tốt (%) Khá (%) Đạt (%) Chưa đạt (%) Mức độ hoàn thành nhiệm vụ cá nhân 20 48 32 0 Trình bày nội dung 12 52 36 0 Lựa chọn từ khoá 4 4 2 0 Bối cục khoa học, rõ ràng 16 28 56 0

92

Như vậy với kết quả trên người học đã đạt được mục tiêu học tập được xây dựng, bên cạnh đó cịn phát triển một số những kĩ năng, đặc biệt trong đó có các kĩ năng, tổng hợp, phân tích thơng tin. Người học đã được tạo cơ hội để phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù môn Lịch sử.

b. Đối với nhiệm vụ yêu cầu người học nhận xét và đánh giá

Đối với nhiệm vụ này người học sẽ được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi cần nhận xét, đánh giá một vấn đề, ví dụ như đóng vai là các hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về một số tựu tựu văn hoá đặc trưng của các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh việc cần có những kiến thức cơ bản về các quốc gia cổ đại thì người học cần hiểu và có các kĩ năng tìm kiếm, tổng hợp thơng tin từ đó xây dựng các dàn ý cơ bản của nội dung, sử dụng hình ảnh phù hợp và đặc biệt là liên hệ với những giá trị văn hoá hiện nay.

93

Nhiệm vụ học tập này, yêu cầu người học làm việc nhóm có năng lực hợp tác với nhau. Sau khi xây dựng và triển khai nhiệm vụ cho 4 nhóm học sinh trong cùng 1 lớp học, chúng tôi đã thu nhận được được kết quả khả quan, được tổng hợp trong bảng số liệu dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện kết quả nhiệm vụ yêu cầu người học nhận xét, đánh giá 0 0,5 1 1,5 2 2,5

Sản phẩm nhóm Hình thức giới thiệu Nội dung thuyết minh

Biểu đồ thể hiện kết quả nhiệm vụ yêu cầu người học nhận xét, đánh giá

94

Hình 2.4: Hình sản phẩm học sinh giới thiệu về văn hoá quốc gia cổ Văn Lang

95

Như vậy, với kết quả trên, có thể thấy 100% các nhóm đã đạt được yêu cầu, mục tiêu đề ra. Trong đó đã giới thiệu được được giá trị văn hoá, liên hệ với văn giá còn tồn tại đến nay. Đặc biệt cịn có các nhóm học sinh sử dụng hình thức thuyết minh đa dạng, hình ảnh sinh động, kết nối được với cuộc sống hiện nay.

Ngoài ra, đối với yêu cầu này, chúng tơi cịn triển khai các nhiệm vụ u cầu người học kiến tạo nên các hồ sơ danh nhân thời Bắc thuộc. Trong tổng số 4 nhóm học sinh thực hiện, chúng tôi cũng thu nhận được kết quả 100% các nhóm đã đạt được yêu cầu đưa ra. Các nhóm học sinh đã xây dựng bố cục, sử dụng hình ảnh đa dạng, phù hợp, thuyết minh giới thiệu về các nhân vật đầy đủ, chi tiết.

96

Hình 2.6: Hình sản phẩm học sinh thiết kế hồ sơ danh nhân Việt Nam thời Bắc thuộc (Hai Bà Trưng)

97

Hình 2.7: Hình sản phẩm học sinh thiết kế hồ sơ danh nhân Việt Nam thời Bắc thuộc (Bà Triệu)

98

Qua nhiệm vụ này, người học được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, phù hợp với phân hoá người học để giúp người học phát triển các năng lực cốt lõi, cần thiết trong thời đại 4.0. Thơng qua q trình dạy-học, kiểm tra- đánh giá mơn Lịch sử, người học đã chủ động, tích cực hơn với chính việc học của mình.

2.3.3 Đánh giá sơ về quy trình và bộ cơng cụ đánh giá thực

Quy trình

Qua những kết quả thu nhận được từ người học và quá trình thực hiện quy trình, sử dụng bộ cơng cụ, nhìn chung quy trình xây dựng và cách thức triển khai đánh giá bằng bộ công cụ đánh giá thực là hợp lí với mục tiêu mơn học, điều kiện học tập và mục đích đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả khi triển khai đánh giá bằng bộ cơng cụ này cần có những điều chỉnh về nhiệm vụ, cách thức triển khai tuỳ thuộc vào nội dung triển khai và chương trình đào tạo, điều kiện học tập và dạy học cụ thể, đặc biệt là tạo nên một môi trường “thực” hoặc “gần thực” để người học được thể hiện mức độ thành thạo về năng lực trong một điều kiện sát với thực tế.

Khi thực hiện quy trình đánh giá thực bằng cách sử dụng các cơng cụ này, địi hỏi người dạy cần đặc biệt chú ý đến đến việc tổ chức hoạt động dạy-học và kiểm tra đánh giá. Người học được tạo những cơ hội để thực hiện nhiệm vụ học tập trong suốt quá trình học và các nhiệm vụ của kiểm tra đánh giá là cơ sở để theo dõi sự phát triển của người học, điều này đúng với bản chất của kiểm tra, đánh giá như một hoạt động dạy-học và hỗ trợ người học phát triển năng lực. Cũng chính vì thế, việc tiến hành đánh giá thực cũng cần được đảm bảo về tiến độ, thời gian để đảm bảo nhiệm vụ học tập khơng ảnh hưởng đến tâm lí, hứng thú của người

99

học. Bên cạnh đó, giáo viên khi triển khai đánh giá thực cũng cần lưu ý về mức độ và số lượng nhiệm vụ để đảm bảo người học không bị quá tải.

Bộ công cụ

Bộ công cụ đánh giá kết quả học tập mơn Lịch sử và Địa lí, phân mơn Lịch sử, nội dung Lịch sử Việt Nam, đã được xây dựng và áp dụng đúng quy trình đã đề xuất. Vì vậy, được đảm bảo bám sát mục tiêu mơn học và chuẩn đầu ra của môn học. Điều này được phản ánh thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của người học. Các nội dung, nhiệm vụ được xây dựng và đánh giá là vừa sức, bổ ích, tạo được sự hứng thú cho người học.

Về chất lượng của bộ công cụ đánh giá thực được chứng minh thông qua kết quả và sản phẩm của người học. Thông qua các nhiệm vụ học tập, người học được tạo cơ hội để thể hiện mức độ thành thạo của mình trong một mơi trường “thực” hoặc “gần thực”, qua bộ công cụ đánh giá được xây dựng, người học biết đã đạt được gì và cần phát huy điều gì, hướng tới điều gì. Ngồi ra, bộ cơng cụ đánh giá thực còn cung cấp các thông tin cơ bản để theo dõi về quá trình học tập của người học. Tuy nhiên khi thiết kế nhiệm vụ học tập và công cụ đánh giá GV cần bám sát mục tiêu đã được thiết lập. Để người học có thể tham gia vào quá trình đánh giá, người dạy khi thiết kế Rubric cần sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, mô tả chi tiết, không chung chung và mơ hồ, các mô tả sự thể hiện của học sinh với mức độ chất lượng, trình độ cao dần [6].

Qua quá trình thực hiện và sử dụng bộ công cụ, chúng tôi nhận thấy người học có thể trực tiếp tham gia vào quá trình đánh giá để hiểu và cải thiện được các năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề… Các công cụ được sử dụng đạt được hiệu quả cao khi người học nhìn nhận đúng vấn đề, hiểu được vấn đề và biết mình cần

100

làm gì tiếp theo. Để bộ công cụ đạt được hiệu quả cao, người dạy cần hiểu rõ mục đích, vai trị và cách thức thực hiện bộ cơng cụ để đánh giá năng lực của người học.

Sau khi tiến hành đánh giá thực khi dạy Lịch sử Việt Nam, chúng tơi có tổ chức một bài đánh giá tổng kết với hình thức là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận. Kết quả cho thấy điểm số của bài đánh giá trắc nghiệm khá tốt, kết quả này cho thấy điểm số của bài đánh giá xác thực và trắc nghiệm có mối tương quan khá tốt với nhau. Như vậy, việc sử dụng đánh giá xác thực khơng loại trừ các hình thức đánh giá khác mà bổ sung cho nhau, giúp giáo viên có thể đánh giá được chính xác mức độ thành thạo về năng lực cho người học và xây dựng định hướng cho người học. Trong khi đó, người học có thể xác định được năng lực của mình đang ở đâu và cần cải thiện điều gì.

101

Tiểu kết chương 2

Nội dung Lịch sử Việt Nam trong chương trình Lịch sử và Địa lí lớp 6 có vai trị quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với các đặc điểm riêng là cơ sở để hình thành các năng lực cơ bản cho người học, việc giảng dạy và đánh giá người người là một nhiệm vụ khơng dễ dàng, địi hỏi người dạy và người học có các phương pháp, cách thức đánh giá chính xác, tồn diện về mức độ thành thạo năng lực của người học, tạo đà để phát triển năng lực, phẩm chất chung và riêng.

Để đánh giá chính xác, tạo cơ sở để phát triển năng lực cho người học và có

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)