1 .Cơ sở lý luận
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.2 Đối với học sinh
Để điều tra về thực trạng kiểm tra, đánh giá trong môn Lịch sử hiện nay và thái độ, hứng thú của người học khi tham gia các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 150 học sinh đến từ các trường THCS trên địa bàn Hà Nội bao gồm (trường THCS H.A.S (Đống Đa); trường THCS Ái Mộ (Long Biên), trường THCS Đào Duy Từ…).
Về giả định sử dụng đánh giá thực trong kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử
Nhằm xác định hứng thú của người học khi tham gia các hoạt động kiểm tra, đánh giá thực chúng tơi có sử dụng một trường hợp cụ thể để điều tra về thái độ của người học khi tham gia thực hiện nhiệm vụ. Đối với câu hỏi “Nếu con được tham gia nhiệm vụ đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về những thành tựu văn hoá của các nhà nước cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam, con sẽ thấy như thế nào?”, chúng tôi đã thu thập được 150 câu trả lời từ các bạn học sinh. Đối với việc có hứng thú khi tham gia một nhiệm vụ đánh thực, câu trả lời được học sinh lựa chọn nhiều nhất đó là “rất hấp dẫn” vì cá nhân được trải nghiệm một nhiệm vụ gắn với thực tế” khi có 68 lựa chọn chiếm 45,3% tổng số học sinh. Ngoài ra, số học sinh thấy hấp dẫn vì được hoạt động có 42 học sinh chiếm 28%, số học sinh cảm thấy bình thường là 37 học sinh chiếm 24,7% và số học sinh cảm thấy nhàm chán không hấp dẫn là 3 học sinh, chiếm tỉ lệ 2%.
39
Với kết quả trên, xét về số học sinh thấy hứng thú đối với nhiệm vụ chiếm tỉ lệ phần lớn với 73,3%. Thay vì sử dụng hệ thống các bài kiểm tra và hình thức kiểm tra vấn đáp để biết được người học đã học được những gì thì những hoạt động có tính thực tế cao đang thu hút được người học hứng thú đối với môn Lịch sử. Việc sử dụng các hoạt động kiểm tra, đánh giá thực cung cấp cho người dạy những thông tin về kiến thức, kĩ năng và năng lực của người học. Qua đó, giúp giáo viên có những cơ sở để xây dựng chiến lược dạy học và học sinh có thể chủ động hơn trong q trình học tập của mình.
Biểu đồ 1.6: Biểu đồ về giả định sử dụng đánh giá thực trong kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử
2
24,7
28 45,3
Biểu đồ về giả định sử dụng đánh giá thực trong kiểm tra, đánh giá mơn Lịch sử
Nhàm chán, khơng hấp dẫn Bình thường. Hấp dẫn vì được hoạt động. Rất hấp dẫn vì cá nhân được trả nghiệm một nhiệm vụ gắn với thực tế.
40
Về tâm thế khi tham gia đánh giá thực
Ngoài ra, khi được hỏi “Nếu được học và tham gia quá trình kiểm tra, đánh giá lịch sử bằng cách hoạt động nhiều, trực tiếp tạo ra những sản phẩm và đánh giá sản phẩm thường xun, con có sẵn sàng khơng?” chúng tơi cũng đã thu được số lượng các câu trả lời. Trong đó, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là rất sẵn sàng và sẵn sàng với lần lượt các tỉ lệ là 58% và 22,7%. Những học sinh không sẵn sàng nhưng sẽ tham gia là 27% chiếm 18% và số học sinh không muốn tham gia là 2 học sinh, chiếm 1,3%.
Qua số liệu trên, tỉ lệ học sinh cảm thấy hứng thú và muốn tham gia các hoạt động học tập nói chung và kiểm tra đánh giá nói riêng mang tính thực tế cao. Q trình hoạt động và trải nghiệm các nhiệm vụ có thể địi hỏi người học sẽ tốn
Biểu đồ 1.7: Biểu đồ thể hiện tâm thế của người học khi tham gia đánh giá thực
58 22,7
18 1,3
Biểu đồ thể hiện tâm thế của người học khi tham gia đánh giá thực
Rất sẵn sàng Sẵn sàng
41
nhiều công sức và thời gian hơn nhưng mang ý nghĩa cao. Là động lực thúc đẩy sự chủ động của người học và cải thiện năng lực người học.
Về việc tự đánh giá trong học tập Lịch sử
Sử dụng phiếu tự đánh giá và hoạt động người học tự đánh giá sản phẩm học tập của mình là một trong những yếu tố cần thiết hiện nay. Việc tự đánh giá mang nhiều ý nghĩa, chính vì thế, chúng tơi đã thực hiện các câu hỏi. Đối với câu hỏi “Khi tham gia làm bài tập nhóm hoặc thực hiện một nhiệm vụ cá nhân con thấy việc giáo viên để cho các nhóm/cá nhân tự đánh giá như phiếu đánh giá dưới đây con thấy có cần thiết hay khơng? Tại sao?” chúng tơi nhận được 150 câu trả lời từ các bạn học sinh. Chiếm tỉ lê cao nhất là “cần thiết” với 61 lựa chọn chiếm 40,7%, tiếp theo là “khơng biết có cần thiết hay khơng” với 45 câu trả lời chiếm 30%, “rất cần thiết” được 13 bạn lựa chọn chiếm 8,7% và số bạn chọn “ít cần thiết” là 25 chiếm 16,7% và “không cần thiết” chiếm 3,9% Việc số học sinh không biết hoặc thấy sử dụng phiếu tự đánh giá chiếm tỉ lệ 46,7% cho thấy người học chưa thực sự được hướng dẫn và sử dụng bao giờ. Khi giải thích cho sự lựa chọn của mình, các học sinh đưa ra lí do là chưa sử dụng bao giờ hoặc là đánh giá khơng chính xác do “nể” nhau khi học cùng. Phần lớn số học sinh thấy được sự cần thiết và rất cần thiết khi sử dụng phiếu tự đánh giá đều đã sử dụng và cho rằng khi sử dụng phiếu này học sinh sẽ có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình và khách quan hơn.
42
Trong số 50 câu trả lời cho câu hỏi “Nếu được tự đánh giá theo phiếu đánh giá trên, theo con có những tác dụng gì?” trong số 31 bạn lựa chọn phiếu tự đánh giá không biết, khơng cần thiết và ít cần thiết thì có tới 26 bạn chiếm 83,4% cho rằng khơng có tác dụng gì, cịn các bạn cịn lại cho rằng có hỗ trợ cho q trình học tập, giúp con chủ động và hiệu quả hơn. Việc sử dụng phiếu tự đánh để đạt được hiệu quả thì vai trị của người dạy trong q trình hướng dẫn sử dụng là rất lớn. Đối với 19 bạn còn lại đều cho rằng, việc sử dụng phiếu tự đánh giá giúp “Cung cấp thông tin phản hồi chi tiết với các tiêu chí và mức đánh giá người học” với 9 bạn và “mang tính khách quan hơn” có 10 bạn lựa chọn.
Biểu đồ 1.8: Biểu đồ thể hiện sự cần thiết của tự đánh giá trong học tập Lịch sử
3,9
40,7
30 8,7
16,7
Biểu đồ thể hiện sự cần thiết của tự đánh giá trong học tập Lịch sử
Không cần thiết Cần thiết
Khơng biết có cần thiết hay khơng Rất cần thiết
43
Với kết quả này, có thể thấy rằng, việc sử dụng phiếu tự đánh giá có ý nghĩa quan trọng. Khi người dạy cung cấp phiếu tự đánh giá, đồng nghĩa với việc trao cho người học cơ hội được xem xét lại quá trình học của mình, được biết là mình đang gặp vấn đề ở đâu và cải thiện như thế nào. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của việc kiểm tra đánh giá.
Từ phân tích kết quả khảo sát, điều tra, chúng tôi khái quát thực trạng kiểm tra đánh giá và sử dụng đánh giá thực trong dạy học Lịch sử lớp 6 như sau:
Thứ nhất, việc sử dụng kiểm tra đánh giá trong các trường học hiện nay
đang đổi mới, trong đó việc coi kiểm tra đánh giá như một hoạt động học-tập đã được các thầy, cô sử dụng trong quá trình dạy-học của mình. Bằng chứng được thể hiện ở việc nhận thức của các thầy, cô về kiểm tra, đánh giá với mục đích và ý nghĩa. Cùng với đó là các phương pháp, cách thức và hình thức thực hiện các hoạt
Biểu đồ 1.9: Biểu đồ đánh giá tác dụng của các phiếu tự đánh giá trong học tập.
0 10 20 30 40
Khơng biết, khơng cần thiết và ít cần
thiết
Cần thiết, rất cần thiết
Biểu đồ đánh giá tác dụng của các phiếu tự đánh giá trong học tập
Cung cấp thơng tin phản hồi chi tiết với các tiêu chí và mức đánh giá người học. Mang tính khách quan hơn.
Hỗ trợ cho quá trình học tập, giúp con chủ động và hiểu nhiệm vụ học tập hơn. Khơng có tác dụng gì.
44
động kiểm tra, đánh giá. Đây là một dấu hiệu tích cực góp phần đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng học-tập, giúp người học phát triển năng lực tối đa. Tuy nhiên, các hình thức kiểm tra và phương pháp kiểm tra được các thầy, cơ sử dụng vẫn cịn lạc hậu, thiên về truyền thống mang tính chủ quan và có nhiều khó khăn khi các thầy, cơ thiết kế nhiệm vụ. Do vậy, việc đánh giá người học vẫn còn mang nặng kiến thức và chưa tập trung nhiều vào năng lực của người học. Các dạng bài tự luận, trắc nghiệm với yêu cầu học thuộc và trình bày lại vẫn cịn phổ biến.
Thứ hai, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện đồng bộ và
tồn diện. Theo đó, giáo viên đang chú trọng nhiều đến kết quả cả các bài kiểm tra mà chưa chú trọng vào quá trình để tiến thành điều chỉnh thay đổi từ mục tiêu, nội dung đến cách thức thực hiện. Do vậy, các thầy cô gặp nhiều khó khăn trong q trình thiết kế nhiệm vụ, đánh giá như ra đề, tổ chức nhiệm vụ, xây dựng ma trận, phản hồi người học…. Với thực trạng như vậy, các câu hỏi kiểm tra, đánh giá hay nhiệm vụ yêu cầu người học ở các cấp độ thấp sẽ tạo tâm lí nhàm chán cho người học khi tham gia học tập.
Thứ ba, về đánh giá thực được thực hiện tại các trường học. Trên số liệu
của khảo sát, có thể thấy rằng đánh giá thực đã xuất hiện và được sử dụng tại một số trường, tuy nhiên tỉ lệ số thầy cô giáo sử dụng phương pháp đánh giá này không cao.
So với mặt bằng chung, các hình thức kiểm tra, đánh giá theo truyền thống được nhiều thầy cô lựa chọn hơn. Nhưng để đánh giá được năng lực và từ đó có cơ hội để phản hồi, điều chỉnh giúp phát triển năng lực thì việc sử dụng các hình thức kiểm tra viết, yêu cầu học thuộc là chưa phù hợp. Vì vậy, người dạy cần xây dựng các chiến lược, kĩ thuật học tập đáp ứng được nhu cầu của người học và đánh giá được năng lực, trong đó đánh giá thực được sử dụng hiệu quả.
45
Thứ tư, về sử dụng đánh giá thực trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 6.
Cũng giống như thực trạng sử dụng đánh giá thực tại các trường THCS, việc vận dụng đánh giá thực trong dạy học đã xuất hiện và đang được một số thầy cô triển khai. Nhưng tỉ lệ sử dụng đánh giá thực với các hình thức, cách thức… đa dạng là khơng nhiều. Trong khi đó, phần Lịch sử Việt Nam lớp 6 có đầy đủ những điều kiện để thực hiện và vận dụng đánh giá thực trong dạy học. Với tỉ lệ thấp như vậy, đây sẽ là một thách thức lớn khi tiến hành đổi mới giáo dục và kiểm tra đánh giá nói riêng.
Thứ năm, về thái độ khi tham gia các hoạt động đánh giá thực của người
học. Đối với người học việc trải nghiệm các hoạt động, nhiệm vụ được xây dựng trong một môi trường học tập thực tế hoặc gần thực sẽ thu hút và tạo hứng thú, động lực cho người học. Qua các nhiệm vụ học tập này sẽ tạo động lực trong môn Lịch sử, từ đó tạo ra tâm thế sẵn sàng khi tham gia các nhiệm vụ. Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng của đánh giá thực đó là người học cần được tham gia quá trình đánh giá bằng các hình thức tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Về nhận thức, đa số người học đều nhận thấy cần thiết và có ý nghĩa đối với hoạt động này. Vì thế, người dạy cần xây dựng các tiêu chí đánh giá với các mơ tả rõ ràng để phát triển tối đa năng lực người học.
Như vậy, hoạt động kiểm tra đánh giá nói chung và đánh giá thực nói riêng đang có những điều kiện thuận lợi để đổi mới theo hướng tích cực hơn nhưng cũng có những khó khăn nhất định để thực hiện đổi mới. Đặc biệt là đối với đánh giá thực – một xu hướng đánh giá trong giáo dục hiện nay đang có những khó khăn nhất định. Để có thể thực hiện được các phương pháp đánh giá thực, giáo viên không chỉ cần có kiến thức chun mơn vững mà cịn phải có các kĩ năng, cơng quy và hiểu được quy trình thiết kế nhiệm vụ.
46
Tiểu kết chương 1
Kiểm tra, đánh giá nói chung và đánh giá thực nói riêng có vai trị quan trọng trong quá trình dạy học, đặc biệt là mục đích phát triển năng lực người học. Từ kết quả của việc kiểm tra, đánh giá giáo viên có thể xác định được năng lực của người học bao gồm cả kiến thức và kĩ năng dựa trên những bằng chứng nhất định để điều chỉnh phương pháp dạy học, đồng thời giúp học sinh phát triển các năng lực cần thiết trong xã hội.
Trong đổi mới kiểm tra, đánh giá việc đổi mới về phương pháp cách thức thực hiện trong bối cảnh hiện nay đang là vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt là với mục đích hướng tới tạo ra những con người có năng lực trong xã hội. Để góp phần tạo ra những người có năng lực trong xã hội thì đánh giá thực là một phương pháp phù hợp và hiệu quả với định hướng và mục tiêu hướng tới.
Xác định đúng mục đích của kiểm tra, đánh giá thực dựa trên tinh thần đổi mới, hểu được những giá trị, ý nghĩa của các nhiệm vụ học tập, đánh giá người học sẽ giúp người dạy có cái nhìn tồn diện và thực hiện các hoạt động đánh giá mang tính tồn diện, khách quan, chính xác và hiệu quả. Những vấn đề lí luận này kết hợp cùng với yêu cầu xuất phát và thực tiễn qua việc khảo sát sẽ là cơ sở để chúng tôi giải quyết các vấn đề được đặt ra trong chương 2.
47
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 6. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 2.1 Cơ sở xuất phát