1 .Cơ sở lý luận
2.2 Xây dựng quy trình và biện pháp đánh giá thực trong dạy học lịch sử
2.2.3 Xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận đánh giá
giá thực
Để tiến hành đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận đánh giá thực đối với nội dung Lịch sử Việt Nam lớp 6 chương trình GDPT 2018, GV có thể thể thực hiện theo quy trình tiến hành dưới đây:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình đánh giá kết quả học tập hướng tiếp cận đánh giá thực
82
Bước 1: Bàn giao nhiệm vụ học tập
Khi bàn giao nhiệm vụ học tập, người dạy cần chú trọng nhu cầu và hứng thú học tập của người học. Để biết được nhu cầu và hứng thú học-tập của HS, giáo viên có thể thơng qua khảo sát, sử dụng các vấn đề thời sự thu hút sự chú ý của người học. Ngoài ra, GV cần tạo ra một bối cảnh học tập tự nhiên, hấp dẫn mà người học có thể hiểu được ý nghĩa của việc này. GV khuyến khích HS thể hiện bằng các thao tác hoạt động (nguyên lý 70-20-10) và hướng tới yêu cầu về sản phẩm cụ thể được tạo ra.
Bước 2: Thảo luận các rubric đánh giá
Việc thảo luận các rubric đánh giá ngồi việc là một cơng cụ để đánh giá năng lực thực hiện, giải quyết vấn đề của người học mà còn giúp định hướng, hỗ trợ người học trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Việc thảo luận này có thể là gặp mặt trực tiếp hoặc thơng qua các cuộc họp trực tuyến với sự hỗ trợ của các phần mềm như zoom, teams…
Bước 3: Tiến hành thực hiện nhiệm vụ
Khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ, người học được định hướng và hỗ trợ khi cần thiết. Việc tiến hành có thể thơng qua quan sát, sử dụng các báo cáo, minh chứng cho các phiên làm việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Bước 4: Tổ chức hoạt động báo cáo quá trình và sản phẩm học tập
Đối với hoạt động báo cáo, người học được yêu cầu thể hiện sản phẩm của mình sau khi tham gia hoạt động nhóm, diễn ra trong một thời gian. Ngồi sản phẩm ra thì cách thức thiện hiện nhiệm vụ, khả năng hợp tác cũng cần được quan sát và chú trọng.
83
Bước 5. Tổ chức tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng và nhận xét, kết luận
Đây là bước quan trọng giúp cả người dạy và người học cùng nhìn nhận lại các chặng đường đã thực hiện. Bước này giúp người học chiêm nghiệm về những gì đã làm được, chưa làm được và cần làm gì để cải thiện. Hoạt động này được tiến hành đánh giá, thảo luận giữa người dạy và người học.
Phản hồi là một cách thức để đưa đến cho người học những thông tin về kết quả học, nhiệm vụ của học sinh trong mối liên hệ với mục tiêu học tập, nhằm cải thiện tình hình học tập của người học. Giáo viên và học sinh đồng đẳng đều có thể đưa ra phản hồi một cách chính thức hoặc khơng chính thức bằng nhiều hình thức, có thể nói miệng hoặc qua văn bản, theo q trình hoặc khi tổng kết. Mục đích của phản hồi là để cải thiện năng lực người học. Như vậy, đưa ra phản hồi là một hoạt động cung cấp cho người học những lời giải thích về những điều người học đang làm được, cần cải thiện và cải thiện như thế nào.
Trong mơ hình phản hồi của Hattie and Timperley, người dạy có thể phản hồi theo cách thức sau [32]:
Học sinh đang làm gì?
- Học sinh cần làm gì?
- Kĩ năng, kiến thức, nhiệm vụ gì được thể hiện ở đây?
Học sinh thực hiện như thế nào?
- Học sinh có thể làm gì?
- Mục tiêu học đã đạt được đến đâu?
84
- Học sinh sẵn sáng học tiếp cái gì?
- Chiến lược nào sẽ giúp học sinh tiến bộ?
Nhu cầu của người học khi nhận những phản hồi là muốn biết vị trí của mình đối với việc học của họ. Trong nghiên cứu về dạy và học hiệu, giáo viên có thể cung cấp phản hồi chất lượng bằng việc trả lời bốn câu hỏi sau đây [40]:
- Học sinh có thể làm gì?
- Học sinh khơng thể làm gì?
- Việc học của học sinh đó đang diễn ra như thế nào so với học sinh khác?
- Làm thế nào để học sinh đó có thể học tốt hơn?
Các thông tin phản hồi nên đề cập đến năng lực bao gồm kiến thức và kĩ năng của người học. Việc phản hồi này sẽ là một công cụ tuyệt vời để trao đổi với cha mẹ học sinh, kết hợp cùng cha mẹ trong việc phát triển tối đa năng lực của người học. Đây có thể cũng là cơ sở để cùng người học thiết lập mục tiêu học tập. Và các phản hồi có thể được cung cấp để theo dõi sự tiến bộ của người học.
Mục đích lớn nhất của đánh giá là giúp cải thiện năng lực người học và như một hoạt động dạy-học, trong đó việc cung cấp các phản hồi đóng góp một phần quan trọng vào quá trình phát triển năng lực người học.