Nội dung của phần Lịch sử Việt Nam trong Chương trình lớp 6 trung học

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 61 - 64)

1 .Cơ sở lý luận

2.1.4 Nội dung của phần Lịch sử Việt Nam trong Chương trình lớp 6 trung học

cơ sở trong thiết kế hoạt động Đánh giá thực

Bắt đầu từ chương trình giáo dục (CTGD) phổ thơng tổng thể 2018, ở khối THCS, hai môn Lịch sử và Địa lý được gộp chung với nhau thành một môn học nhưng thực tế là hai phân môn: phân môn Lịch sử, phân môn Địa lý và một số chủ đề có tính tích hợp. Điểm nổi bật của Chương trình mơn Lịch sử và Địa lý 2018 là hướng tiếp cận phát triển phẩm chất và năng lực HS [1].

Về nội dung, phân môn Lịch sử lớp 6 bao gồm các nội dung và chủ đề: Tại

sao cần học Lịch sử (để học sinh nhận thức được vai trị của việc học mơn Lịch sử), Thời nguyên thủy (đi từ nguồn gốc loài người đến xã hội nguyên thủy, sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và sự tan rã của xã hội nguyên thủy), Xã hội cổ đại (Học sinh được tìm hiểu về các quốc gia cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã), Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp cơng ngun đến thế kỉ X (tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á, các vương quốc cổ và hoạt động giao lưu thương mại, văn hóa ở Đơng Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X), Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII TCN đến đầu thế kỉ X (các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam, thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc).

53

Về phân phối chương trình, phần Lịch sử Việt Nam có 23 tiết/ tổng 45 tiết

của chương trình phân mơn Lịch sử trong mơn Lịch sử và Địa lí lớp 6.

Cụ thể, trong phần Lịch sử Việt Nam của lớp 6, học sinh sẽ được tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời ngun thủy (tích hợp trong phần Xã hội nguyên thủy) và lịch sử dân tộc từ khoảng thế kỉ VII TCN đến đầu thế kỉ X với các nội dung lớn:

- Các nhà nước cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc; Nhà nước Champa và Nhà nước Phù Nam.

- Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc bao gồm các nội dung về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, trong thời kì Bắc thuộc, các cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ bản sắc văn hóa và bước ngoặt ở đầu thế kỉ X.

Với các nội dung trên, phần lịch sử Việt Nam của chương trình Lịch sử và Địa lý 6 có ưu thế để GV thiết kế các hoạt động đánh giá thực giúp người học phát triển năng lực. Đánh giá thực giúp người dạy và người học tạo ra các nhiệm vụ có ý nghĩa, các hoạt động học tập mang tính tương tác tích cực, tập trung vào tư duy bậc cao. Theo đó người dạy có thể xây dựng các nhiệm vụ học tập như:

Tạo ra sản phẩm ý nghĩa, chứng minh cho việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào một điều kiện thực tế hoặc môi trường “gần” thực. Những sản phẩm ở đây có thể là dạng: Bài luận, truyện ngắn, bài thơ, báo cáo khoa học, bài tập lớn, biểu bảng theo chủ đề.... Ví dụ người học có thể thực hiện các nghiên cứu khoa học xã hội, từ đó xây dựng các bài báo cáo, câu chuyện, những tác phẩm lịch sử. Phần Lịch sử Việt Nam lớp 6, người học có thể thực hiện các nhiệm vụ tìm hiểu về các nhân vật lịch sử gắn liền với các phố phường hiện nay, sau đó thiết kế thành sổ tay nhân vật hoặc là tập san nghiên cứu, báo cáo nghiên cứu.

54

Thực hiện dự án trong một thời gian có thể là vài giờ học trong một, hai, ba tuần.... để giáo viên theo dõi quá trình học sinh thực hiện để đánh giá các kĩ năng, năng lực của học sinh có thể là xử lý thơng tin, tổng hợp, phân tích.... như là lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, trình bày. Khi tham gia vào quá trình thực hiện nhiệm vụ, người học sẽ được trải nghiệm vào một môi trường gần với thực tế như trải nghiệm là các hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về các di tích, di sản văn hố từ thời dựng nước đến nay. Người học cũng có thể được trở thành những nhà nghiên cứu để giới thiệu, nêu thực trạng và đề xuất các phương án, dự án bảo vệ các di sản văn hố hiện nay

Trình diễn và thể hiện sản phẩm thông qua các yêu cầu và nhiệm vụ mà giáo viên, nhà tài trợ cung cấp. Ví dụ, khi học về chủ đề văn hố của các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam như Văn Lang, Âu Lạc, Champa, Phù Nam, người học có thể tạo ra các sản phẩm được mơ tả trong một môi trường gần thực như trở thành những nghệ sĩ tái hiện lại điệu múa Apsara của người Chăm, hay những nhà nghiên cứu di sản để giới thiệu và đề xuất các biện pháp bảo vệ di sản văn hố.

Học sinh tiến hành tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ và viết báo cáo về kết quả khảo sát, phỏng vấn hoặc trao đổi và viết bài luận từ kết quả nghiên cứu, có thể là Seminar, thảo luận nhóm, hội thảo…

Như vậy, những nội dung của Lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 6 có ý nghĩa thực tiễn cao, tạo điều kiện thuận lợi để người dạy có thể đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, trong đó đặc biệt là đánh giá thực.

55

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)