Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 39 - 47)

1 .Cơ sở lý luận

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Đối với giáo viên

Về mục đích của kiểm tra, đánh giá

Để hiểu rõ nhận thức của GV về mục đích, ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy-học Lịch sử ở trường THCS, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 20 giáo viên dạy Lịch sử ở 5 trường trên địa bàn Hà Nội và thu được kết quả như sau:

31

Trên cơ sở của kết quả điều tra được thể hiện trên biểu đồ, chúng tôi nhận thấy rằng đa số các giáo viên trong q trình giảng dạy mơn Lịch sử đã có nhận thức, quan niệm đúng về mục đích của kiểm tra, đánh giá. Đa số các giáo viên được điều tra đều cho rằng mục đích của kiểm tra đánh giá là nâng cao chất lượng của các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục. Với quan niệm về mục đích của hoạt động kiểm tra, đánh giá này có thể thấy rằng, vai trị của kiểm tra, đánh giá trong dạy học là rất lớn trong việc giúp học sinh học tập tiến bộ và phát triển chương trình giáo dục. Chính vì thế, việc dạy-học mang đến hiệu quả tốt hơn khi giáo viên và học sinh thực hiện triệt để, hiệu quả của kiểm tra đánh giá.

Trên cơ sở của kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy đa số các giáo viên chiếm tỉ lệ 50% tương đương với 10 giáo viên đều cho rằng mục đích của kiểm tra đánh giá là nâng cao chất lượng của các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục. Tuy

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện mục đích kiểm tra, đánh giá

30%

10% 10% 50%

Biểu đồ thể hiện mục đích kiểm tra, đánh giá

Cho điểm cá nhân

Hỗ trợ hoạt động dạy và học

Hỗ trợ nhà trường nâng cao thành tích

Nâng cao chất lượng của các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục

32

nhiên, có tới 30% giáo viên cho rằng mục đích hàng đầu của kiểm tra đánh giá là cho điểm cá nhân, xác định thành quả học tập của người học để phân loại, chuyển lớp, cấp bằng; 10% giáo viên cho rằng mục đích của kiểm tra đánh giá là để hỗ trợ hoạt động dạy và học để đáp ứng đòi hỏi của xã hội; 10% hỗ trợ nhà trường nâng cao thành tích. Với tỉ lệ như trên, có thể thấy rằng khơng ít giáo viên đang cho rằng kiểm tra, đánh giá có mục đích là tập trung vào định kì để cho điểm, xếp loại và nâng cao thành tích cho nhà trường. Điều này sẽ tạo ra một chuỗi các hành động khiến cho việc kiểm tra, đánh giá chỉ đơn thuần là việc học thuộc, ghi nhớ máy móc, khơng đề cao các hoạt động mang tính chất có tính tư duy cao, sáng tạo… Qua đó, các hoạt động kiểm tra, đánh giá trở nên khô cứng hơn, rập khuôn hơn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy-học lịch sử, làm cho việc kiểm tra, đánh giá chưa mang tính tồn diện và khách quan.

Về tâm thế tiếp nhận các bài kiểm tra, đánh giá của học sinh

Khi thực hiện hỏi các thầy, cô về tâm thế tiếp nhận các bài kiểm tra, đánh giá từ phía học sinh với câu hỏi “Học sinh của thầy/cô phản ứng như thế nào khi chuẩn bị cho kiểm tra, đánh giá trên lớp học?” chúng tôi đã thu nhận được 45 câu trả lời. Trong đó, có 14 thầy, cơ cho biết học sinh của mình có tình trạng lo sợ và chăm chỉ ôn luyện trước khi kiểm tra, chiếm 31,1%. Có 16 ý kiến từ phía thầy, cơ cho biết học có tình trạng là lo sợ nhưng cũng khơng ơn luyện trước khi kiểm tra, chiếm 35,5%. Có 8 ý kiến cho biết, học sinh thoải mái khi bước vào thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá, chiếm 17,8% và có 7 ý kiến cho biết học sinh cảm thấy bình thường (khơng lo sợ, khơng căng thẳng, khơng vui vẻ) trước khi bước vào các bài kiểm tra, đánh giá, chiếm 15,6%.

33

Sở dĩ có nhiều ý kiến được thu nhận từ câu hỏi này là trong một lớp của các thầy cơ có nhiều nhóm học sinh khác nhau. Nhưng nhìn chung có thể thấy rằng, số học sinh cảm thấy lo lắng khi bước vào các kì kiểm tra đánh giá hiện tại đang chiếm tỉ lệ khá cao lên đến 66,6%. Lý giải cho tâm thế này, các thầy cơ cho biết vì các bài kiểm tra sử dụng để lấy các đầu điểm quan trọng như hệ số 1, hệ số 2 nên các con thường có tâm lí áp lực về mặt điểm số. Theo thống kê, các thầy cô lựa chọn hai phương án về tâm thế lo sợ có tỉ lệ 100% đối với hình thức kiểm tra mà các thầy cô lựa chọn là đánh giá truyền thống và đánh giá thông qua trắc nghiệm tự luận.

Đối với 33,4% các đáp án cịn lại các thầy, cơ cho biết đa số học sinh có tâm thế thoải mái và bình thường khi tham gia vào kiểm tra đánh giá. Lý giải cho điều này, các thầy cô cho rằng do việc kiểm tra, đánh giá diễn ra thường xuyên nên

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện tâm thế tiếp nhận các bài kiểm tra, đánh giá của HS

31,10

35,50 17,80

15,60

Biểu đồ thể hiện tâm thế tiếp nhận các bài kiểm tra, đánh giá của học sinh

Học sinh lo sợ và chăm chỉ ôn luyện trước khi kiểm tra Học sinh lo sợ nhưng cũng không ôn luyện trước khi kiểm tra Học sinh thoải mái khi bước vào thực hiện các bài kiểm tra Học sinh cảm thấy bình thường

34

người học quen với điều này. Hoặc do quá trình kiểm tra, đánh giá thầy cơ tạo điều kiện để học sinh có cơ hội được thực hiện lại. Có thầy cơ cho biết, các bài kiểm tra được thiết kế không yêu cầu học sinh nhớ, học thuộc nên học sinh có thể vận dụng ngay kiến thức đã học được vào các bài kiểm tra ở trên lớp. Đối với những thầy, cơ này qua thống kê có thể thấy phương án các thầy cơ lựa chọn đối với hình thức kiểm tra, đánh giá là Đánh giá thực và đánh giá trắc nghiệm khách quan với tỉ lệ 100%.

Như vậy, có thể thấy rằng, việc tiếp nhận các bài kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí của người học. Trong khi đó, đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá để người học cảm thấy thoải mái và vui vẻ trước khi kiểm tra, đánh giá trở thành một trong những yêu cầu lớn nhất hiện nay. Trong thông tư 22/2021/TT/BGDĐT, từ mục đích, u cầu và hình thức đều thay đổi theo triết lí “Kiểm tra, đánh giá như một hoạt động học tập”. Như vậy, đổi mới kiểm tra, đánh giá để người học không cảm thấy áp lực, đặt nặng vấn đề điểm số cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Về thái độ khi tiếp nhận phản hồi, đánh giá của giáo viên đối với học sinh

Khi được hỏi về thái độ tiếp nhận phản hồi từ kết quả kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với học sinh với câu hỏi “Học sinh của thầy/cô phản ứng như thế nào khi GV trả bài cho kiểm tra và nêu ý kiến đánh giá?” chúng tôi thu nhận được 42 câu trả lời. Trong đó, câu trả lời chiếm tỉ lệ nhiều nhất “Xem xét kĩ về bài kiểm tra, đánh giá và hỏi khi thắc mắc” với 26 ý kiến chiếm 61,9%. Câu trả lời “Không quan tâm tới bài kiểm tra và điểm số, phản hồi của giáo viên” chiếm 14,3% tương đương với 6 ý kiến. Chiếm tỉ lệ cao thứ hai là câu trả lời “Vui vẻ không ý kiến về mức điểm số, nhận xét của giáo viên” có 8 câu trả lời với tỉ lệ 19%. Cịn lại, học

35

sinh có thái độ “Khơng hài lòng về điểm số và nhận xét của giáo viên” chiếm tỉ lệ ít nhất với 2 câu trả lời chiếm 4,8%

Về phương pháp đánh giá được lựa chọn

Đối với câu hỏi “Thầy/cơ lựa chọn hình thức đánh giá nào nếu muốn đánh giá việc người học vận dụng các kỹ năng học được để thực hiện một nhiệm vụ thực tiễn?” chúng tôi thu nhận được 43 câu trả lời. Trong đó, câu trả lời chiếm tỉ lệ cao nhất là câu trả lời lựa chọn hình thức “đánh giá trắc nghiệm tự luận” với tỉ lệ 41,9%, tương đương với 18 câu trả lời. Đứng thứ hai là hình thức “đánh giá trắc nghiệm khách quan” với tỉ lệ là 25,6% tương ứng với 11 câu trả lời. Và hình thức “đánh giá thực” được 8 thầy cô lựa chọn với tỉ lệ là 18,6%. Đối với hình thức “đánh giá truyền thống” được 6 thầy cô lựa chọn với tỉ lệ 13,9%.

Biểu đồ 1.3: Biểu đồ thể hiện thái độ khi tiếp nhận phản hồi, đánh giá của giáo viên đối với học sinh

61,9 14,3

19 4,8

Biểu đồ thể hiện thái độ khi tiếp nhận phản hồi, đánh giá của giáo viên đối với học sinh

Xem xét kĩ về bài kiểm tra, đánh giá và hỏi khi thắc mắc

Không quan tâm tới bài kiểm tra và điểm số, phản hồi của giáo viên

Vui vẻ không ý kiến về mức điểm số, nhận xét của giáo viên

36

Sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá nào có vai trị quan trọng quyết định tới chất lượng của kiểm tra, đánh giá và sự phát triển năng lực cho học sinh. Sau khi thu câu trả lời cho câu hỏi “Thầy/cô thường sử dụng các phương pháp đánh giá nào trong dạy học Lịch sử?” chúng tôi nhận được 52 câu trả lời. Với 20 thầy cơ tham gia khảo sát, thì tất cả các thầy cơ đều lựa chọn việc đánh giá qua trắc nghiệm trong đó có cả trắc nghiệm tự luận (TNTL) và trắc nghiệm khách quan (TNKQ) chiếm tỉ lệ 38,5%. Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá qua trắc nghiệm chiếm tỉ lệ tuyệt đối được sử dụng rất nhiều trong dạy học lịch sử, đây là một phương pháp phổ biến trong dạy-học. Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng được các thầy cơ sử dụng như có 5 thầy, cơ chiếm tỉ lệ 9,6% lựa chọn kèm theo phương pháp trắc nghiệm là đánh giá theo quan sát. 13 ý kiến sử dụng đánh giá qua sản phẩm chiếm tỉ lệ 25% . Bên cạnh đấy có 8 ý kiến sử dụng đánh giá qua

Biểu đồ 1.4: Biểu đồ thể hiện phương pháp đánh giá được lựa chọn

41,9

25,6 18,6

13,9

Biểu đồ thể hiện phương pháp đánh giá được lựa chọn

Đánh giá trắc nghiệm tự luận Đánh giá trắc nghiệm khách quan

Đánh giá thực

37

đàm thoại, phỏng vấn chiếm tỉ lệ 15,4%. Và có 6 ý kiến sử dụng đánh giá qua rubric có bảng tiêu chí đánh giá là 11,5%. Khơng có thầy cơ nào sử dụng đánh giá qua khảo sát, điều tra; đánh giá qua hồ sơ tài liệu; đánh giá bằng hỗ trợ của các phần mềm dạy học (Kahoot,...).

Với kết quả này có thể thấy, phần lớn phương pháp kiểm tra, đánh giá đang ở mức độ sử dụng các kiểu kiểm tra truyền thống và manh nha có sự xuất hiện của phương pháp kiểm tra đổi mới theo hướng tích cực trong đó có sử dụng Rubric, có phỏng vấn, đàm thoại… Với 8 thầy, cơ lựa chọn hình thức “đánh giá thực” thì 100% các thầy cơ này đều sử dụng đa dạng các hình thức trong đó có sự kết hợp của đánh giá qua trắc nghiệm khách quan, qua quan sát, sử dụng đàm thoại, phỏng vấn và các phiếu rubric. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, việc tạo ra một một trường thực hay gần thực, đúng như ý nghĩa của Đánh giá thực đang bị hạn chế. Để khắc

Biểu đồ 1.5: Biểu đồ thể hiện hình thức đánh giá thường sử dụng trong dạy học Lịch sử 38,5 9,6 25 15,4 11,5000

Biểu đồ thể hiện hình thức đánh giá thường sử dụng trong dạy học Lịch sử

TNTL và TNKQ

Trắc nghiệm và đánh giá theo quan sát

Đánh giá qua sản phẩm Đánh giá qua đàm thoại, phỏng vấn

Đánh giá qua rubric Đánh giá qua khảo sát, điều tra

Đánh giá qua hồ sơ tài liệu

38

phục điều này, các hình thức đánh giá cần đa dạng hơn, cá nhân hoá hơn trong các hoạt động.

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá thực trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6 ở trường trung học cơ sở (Trang 39 - 47)