1 .Cơ sở lý luận
2.2 Xây dựng quy trình và biện pháp đánh giá thực trong dạy học lịch sử
2.2.4 Xây dựng công cụ hỗ trợ đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận đánh giá
thực
Để thiết kế, sử dụng và lưu trữ các Rubric trong quá trình triển khai đánh giá, người dạy có thể sử dụng một số phần mềm, cơng cụ hỗ trợ đơn giản và phổ biến như bảng tính Ms excel, Open Office Cals… Ngồi ra, có thể sử dụng trực
85
tiếp trên hệ thống quản lý dạy-học như Moodle CMS hay các ứng dụng trang web miễn phí như Rubistar, Quick Rubric…Giáo viên có thể tuỳ thuộc vào điều kiện, nội dung để triển khai. Để việc đánh giá kết quả học tập theo các tiêu chí, người dạy có thể sử dụng ngay trên phần mềm máy tính là Excel, đây là một phần mềm đơn giản, người dạy có thể dễ dàng thiết kế và sử dụng:
Đối với các trang tính trên excel, khi tạo các rubric người dạy có thể triển khai theo các bước sau:
Bước 1: Tạo các Rubric chung tại trang tính thứ nhất với các tiêu chí, mức độ
Hình 2.1: Hình minh hoạ về cơng cụ hỗ trợ đánh giá kết quả học tập
Khi tạo trang tính, người dạy có thể thêm các nút cơ bản như Checkbox (True hoặc False) đối với mỗi tiêu chí để khi đánh giá cả người học và người dạy có thể tick và hệ thống sẽ tự động điền điểm chung. Đồng thời, người dạy cần xây dựng công thức để thực hiện tính điểm tự động tương ứng. Trong ví dụ này, rubric có cả trọng số ở hàng và cột, nên giáo viên khi xây dựng cần chú ý đến cả trọng
86
số. Có thể sử dụng hàm Index và Match để nhận diện các vị trí được tick dấu. Cơng thức được lập có thể là:
Tiêu chí 1 (trọng số 20%): H5=Index(D3:G3,Match(True,D5:G5,0))*20% Tiêu chí 2 (trọng số 50%): H7=Index(D3:G3,Match(True,D7:G7,0))*50% Tiêu chí 3 (trọng số 30%): H9=Index(D9:G9,Match(True,D9:G9,0))*30% Điểm số chung (Score): (H5+H7+H9)*10
Bước 2: Tạo các bản sao cho từng đối tượng người học
Để theo dõi sự tiến bộ của người học, giáo viên sẽ tạo các bản sao cho từng học sinh bằng chức năng Hyperlink.
Bước 3: Sử dụng Hyperlink để tạo các bản sao cho người học để người học tự đánh giá sau mỗi nhiệm vụ.
Bước 4 : Tổng hợp quá trình tự đánh giá của người học.
Như vậy, chúng tôi đã đưa ra quy trình và giới thiệu các cơng cụ đánh giá thực và vận dụng để triển khai dạy học trong Lịch sử Việt Nam lớp 6. Đây là những cơ sở để chúng tôi thực hiện các thử nghiệm triển khai đánh giá thực trong dạy học Lịch sử Việt Nam. Để từ đó đưa ra các đánh giá, kết luận của luận văn