2.2. Kết quả đào tạo đại học
2.2.1. Khái niệm kết quả đào tạo đại học
GDĐH có vai trị quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân ở mỗi quốc gia. Một trong thang đo chính để đánh giá chất lƣợng đầu ra của GDĐH đó là kết quả đào tạo. Trong các nghiên cứu về GDĐH, các yếu tố cấu thành kết quả đào tạo đƣợc tiếp cận theo những khía cạnh khác nhau. SEAMEO (1999) đƣa ra mơ hình các yếu tố tổ chức, đào tạo đại học dựa trên 5 yếu tố để đánh giá gồm: Đầu vào: sinh viên, cán bộ trong trƣờng, cơ sở vật chất,
47
chƣơng trình đào tạo, quy chế; Quá trình đào tạo: phƣơng pháp và quy trình đào tạo; Kết quả đào tạo: mức độ hồn thành khóa học, năng lực đạt đƣợc và khả năng thích ứng của sinh viên; Đầu ra: sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội; Hiệu quả: kết quả của GDĐH và ảnh hƣởng của nó đối với xã hội.
Ở góc độ tiếp cận theo quy trình, chất lƣợng đào tạo đại học đƣợc nhìn nhận là kết quả của yếu tố đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra. Một số nền GDĐH nhƣ Hoa Kỳ khi xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo đại học đã dựa trên cách tiếp cận quy trình này để đƣa ra hệ thống tiêu chí đánh giá. Các nƣớc châu Âu sử dụng “Hệ thống đánh giá chất lƣợng các cơ sở dịch vụ giáo dục” cho rằng các yếu tố cấu thành chất lƣợng đào tạo đại học gồm hai nhóm yếu tố là các yếu tố tác động (50%) và các yếu tố kết quả (50%). Các yếu tố này bao gồm 9 yếu tố cụ thể với các giá trị trọng số khác nhau: Lãnh đạo (10%), quản lý con ngƣời, (9%), chính sách và chiến lƣợc (8%), nguồn lực (9%), quá trình (14%), hài lòng của nhân viên (9%), hài lòng của phụ huynh (20%), tác động với xã hội (6%) và kết quả học tập (15%) (Đồn Văn Dũng, 2015).
Có nhiều cách giải thích khác nhau về kết quả đào tạo đại học trên thế giới, một cách chung nhất có thể hiểu: Kết quả đào tạo đại học là tổng thể những kiến thức, kỹ năng, thái độ được tạo nên thông qua đào tạo đại học, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của quốc gia ở mỗi thời kỳ, đảm bảo và đáp ứng được sự kỳ vọng, mong đợi của đối tượng liên quan, cộng đồng xã hội về tâm lực, trí lực, thể lực của nguồn nhân lực đại học. Dựa theo tiêu chuẩn kiểm định chất
lƣợng của mạng lƣới trƣờng Đại học ASEAN (AUN-QA) năm 2016, kết quả đào tạo đại học đƣợc đo lƣờng thơng qua tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp, mức độ hài lòng của cơ quan tuyển dụng, thu nhập của sinh viên khi ra trƣờng, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, thời gian tốt nghiệp trung bình.
48