Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở việt nam (Trang 135)

5.1.1. Thảo luận kết quả đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo các trường đại học công lập ở Việt Nam

Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo các trƣờng ĐHCL ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019 cho thấy có sự gia tăng về số lƣợng trƣờng và giảng viên các trƣờng ĐHCL và các trƣờng ĐH ngồi cơng lập. Cụ thể: tổng các trƣờng và giảng viên đại học năm 2018-2019 tăng so với năm 2010-2011 lần lƣợt là 1,26 lần (tƣơng ứng 49 trƣờng) và 1,44 lần (tƣơng ứng 22.300 giảng viên). Trong đó có khoảng 52.6% tổng số các trƣờng đại học, học viện đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng GDĐH trong nƣớc và quốc tế. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên trong giai đoạn 2010-2019 có sự cải thiện đáng kể so với giai đoạn 2010-2011, cụ thể tỷ lệ SV/GV giảm từ 28.15 (năm 2010-2011) xuống còn 20.82 (năm 2018-2019). Tỷ lệ này đã gần tiệm cận với các nƣớc có nền GDĐH phát triển trên thế giới (khoảng 15- 20SV/GV).

Kết quả thống kê cũng cho thấy, trên 60% số lƣợng sinh viên theo học tại các khối ngành III (kinh doanh quản lý, pháp luật) và V (Tốn và thống kê; Máy tính và cơng nghệ thơng tin; Cơng nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế

125

biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y) trong năm 2016- 2017. Điều này dẫn tới việc dƣ thừa lao động trong các ngành này và thiếu nguồn lao động chất lƣợng cao trong hầu hết các ngành công nghiệp, công nghệ thông tin, các ngành khoa học công nghệ - điều kiện quan trọng quyết định phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam. Nguyên nhân là do nhiều trƣờng Đại học và Cao đẳng công lập mở ra các ngành đào tạo vẫn chủ yếu dựa vào năng lực và kinh nghiệm vốn có của trƣờng, dẫn đến tình trạng những ngành xã hội cần thì lại thiếu. Ngồi ra, có sự mất cân đối trong phân bố các trƣờng đại học trên cả nƣớc. Các trƣờng đại học chủ yếu tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, gây mất cân đối về đào tạo nguồn nhân lực cho các khu vực kinh tế - xã hội cịn khó khăn nhƣ Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Bên cạnh đó, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ vẫn chiếm tỷ trọng thấp, mặc dù có tăng liên tục trong những năm gần đây, đạt 28,79% năm học 2018-2019 (trong khi đó ở các trƣờng đại học trung bình phƣơng Tây khoảng 70% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ). Điều này có thể ảnh hƣởng tới kết quả đào tạo của sinh viên tại các trƣờng ĐHCL.

5.1.2. Thảo luận kết quả đánh giá thực trạng đầu tư của nhà nước cho giáo dục và kết quả đào tạo đại học ở Việt Nam

Kết quả đánh giá thực trạng đầu tƣ của nhà nƣớc cho giáo dục cho thấy chi NSNN cho giáo dục có xu hƣớng tăng dần trong giai đoạn 2010-2019 (năm 2018-2019 tăng gấp khoảng 3,14 lần so với năm 2010-2011). Tỷ lệ chi tiêu từ nguồn NSNN cho giáo dục, đào tạo trên GDP của Việt Nam các năm trong giai đoạn 2015-2018 giữ ở mức ổn định khoảng 4%-4,4%.

Cơ cấu đầu tƣ cho giáo dục đào tạo chƣa hợp lý thể hiện ở cơ cấu chi cho các nhiệm vụ, giữa các bậc học, nội dung chi trong từng bậc học và ngành nghề trong từng bậc học. Cụ thể, tỷ trọng chi thƣờng xuyên (chủ yếu là dành

126

để chi trả tiền lƣơng) có xu hƣớng tăng, trong khi tỷ trọng chi đầu tƣ phát triển có xu hƣớng giảm giai đoạn 2011-2017. Chi đầu tƣ XDCB còn thấp so với nhu cầu nâng cao cơ sở trƣờng học, mua sắm thiết bị dạy học, phịng thí nghiệm... Tỷ lệ ngân sách dành cho GDĐH cịn hạn chế chiếm 12%, trong khi đó tỷ lệ chi cho giáo dục tiểu học chiếm gần 30% tổng chi NSNN cho các cấp học.

Kết quả đánh giá thực trạng đào tạo đại học ở Việt Nam cho thấy trung bình tỷ lệ việc làm của sinh viên sau 12 tháng là khoảng 87%. Trong số 13% sinh viên sau ra trƣờng khơng có việc làm sau 12 tháng có thể đƣợc lý giải bởi nhiều yếu tố, trong đó số lƣợng sinh viên tiếp tục tham gia các khóa cao học hoặc thực hiện b cách 1 năm để học tiếng (thơng qua các trƣơng trình trao đổi hoặc sinh sống tại nƣớc ngồi) chiếm tỷ lệ đáng kể.

Kết quả thống kê cũng cho thấy mức độ hài lịng của doanh nghiệp có xu hƣớng cải thiện trong những năm gần đây với trung bình trong giai đoạn 2014-2017 khoảng 83%. Trung bình mức lƣơng của sinh viên sau ra trƣờng giai đoạn 2014-2017 khoảng 5-7 triệu đồng. Trong đó, sinh viên làm việc trong ngành nơng nghiệp và thú y có mức thu nhập thấp nhất, và cao nhất là an ninh quốc phịng; sƣ phạm cũng thuộc nhóm ngành có mức thu nhập thấp hơn các ngành nhƣ y dƣợc hay kỹ thuật và công nghệ.

Kết quả phân tích cũng cho thấy tỷ trọng lao động làm việc trong ngành kinh doanh, tài chính và sƣ phạm là lớn nhất chiếm hơn 50%; các ngành nhƣ khoa học xã hội và hành vi; nhân văn và nghệ thuật; nông nghiệp và thú y chiếm tỷ trọng rất nh trong tổng số.

127

5.1.3. Thảo luận kết quả đánh giá tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam

Kết quả phân tích tác động của tổng chi tiêu và cơ cấu chi tiêu tới thu nhập, việc làm của sinh viên và sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy phân vị thu đƣợc các kết quả chính nhƣ sau:

Thứ nhất, tổng chi tiêu và chi tiêu bình qn sinh viên có tác động

thuận chiều tới thu nhập của sinh viên ra trƣờng ở các mức phân vị cao (phân vị 75 và 90, ở mức ý nghĩa 5% và 10%) và có tác động ngƣợc chiều ở các mức phân vị thấp và trung bình; tổng mức chi tiêu tài chính tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đến việc làm của sinh viên ở hầu hết các phân vị; trong khi đó sự tác động của chi tiêu bình qn sinh viên tới việc làm của sinh viên là thuận chiều nhƣng chỉ có ý nghĩ thống kê ở phân vị 75. Tổng chi tiêu và chi tiêu bình qn sinh viên có tác động thuận chiều tới sự hài lòng của doanh nghiệp ở tất cả các phân vị (nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê). Các kết quả này ngụ ý rằng tổng chi tiêu và tổng chi bình qn sinh viên thực sự có lợi nhiều hơn cho nhóm sinh viên có trình độ tốt và mức chi tiêu phải đạt ở một mức đủ lớn khi đó mới thực sự thay đổi về mức ý nghĩa thống kê đối với kết quả đào tạo của các trƣờng ĐHCL. Kết quả này này phản ánh đúng với phần đa các kết quả nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển trƣớc đây (Hedges và các cộng sự, 1994; Greenwald và các cộng sự, 1996; Massen, 2000; Hanushek, 2003; Lê Đức Ngọc, 2011). Về mặt cơ chế, chi tiêu từ các trƣờng đại học góp phần đáng kể vào cải thiện mơi trƣờng dạy và học, thơng qua các kênh chính nhƣ: khuyến khích ngƣời giảng dạy thơng qua chế độ đãi ngộ; nâng cao các chƣơng trình nghiệp vụ chun mơn nhƣ đào tạo cho đội ngũ giảng viên, tăng cƣờng chƣơng trình liên kế…; nâng cao trang thiết bị nghiên cứu và giảng dạy (ví dụ: máy chiếu, hệ thống internet,…). Điều này cũng đặc biệt hiệu quả tại các quốc gia đang phát triển khi hầu hết các điều

128

kiện dạy và học thiếu thốn. Do đó, tăng chi tiêu từ các trƣờng đại học sẽ vẫn cịn đem lại lợi ích và cải thiện hiệu quả đầu ra trong tƣơng lai và vấn đề đặt ra là thu hút và huy động nguồn vốn đầu tƣ nhƣ thế nào.

Thứ hai, tổng chi nghiệp vụ chun mơn có tác động thuận chiều tới

mức thu nhập và việc làm của sinh viên tại hầu hết các phân vị. Tuy nhiên, sự tác động của tổng chi nghiệp vụ chun mơn đến mức thu nhập chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức phân vị thấp và trung bình (phân vị 25 và 50), trong khi đó tác động của tổng chi nghiệp vụ chun mơn đến mức việc làm có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các phân vị. Chi nghiệp vụ chun mơn có tác động thuận chiều tới sự hài lòng của doanh nghiệp ở hầu hết các phân vị nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê.

Chi nghiệp vụ chuyên môn/sinh viên và chi nghiệp vụ chuyên mơn/tổng chi có tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê (ở mức 5% và 10%) đối với thu nhập của sinh viên tại tất cả các phân vị. Tuy nhiên, chi nghiệp vụ chun mơn/sinh viên có tác động thuận chiều nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê tới việc làm của sinh viên ở tất cả các phân vị. Trong khi đó, chi nghiệp vụ chun mơn/tổng chi có tác động tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê (ở mức 10%) tới việc làm của sinh viên tại các phân vị trung bình và cao. Chi nghiệp vụ chuyên môn/sinh viên và chi nghiệp vụ chuyên mơn/tổng chi có tác động ngƣợc chiều tới sự hài lòng của doanh nghiệp ở hầu hết các phân vị nhƣng chỉ có ý nghĩa thống kê ở các phân vị ở giữa.

Kết quả của nghiên cứu này là đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Heynerman (2001), Nguyễn Huy Chƣơng (2008), Trần Dƣơng Quốc Hòa (2016), Mohamed và các cộng sự (2018). Các hoạt động chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm hầu hết các hoạt động liên quan đến nâng cao chất lƣợng, giáo dục, giảng dạy, kết nối, học tập của giảng viên và sinh viên nhƣ: tăng cƣờng đào tạo cán bộ giảng viên thơng qua các chƣơng trình nâng cao trình độ sƣ phạm, nghiệp vụ chun mơn; tăng cƣờng kết nối giáo trình quốc

129

tế và giao lƣu học thuật; tăng cƣờng hoạt động xúc tiến tài liệu học tập giảng dạy; phát triển cơ sở tài liệu nghiên cứu thông qua thƣ viện trực tuyến; tăng cƣờng hoạt động kiểm soát và điều chỉnh chất lƣợng giảng dạy;… Do đó, các hoạt động này tác động trực tiếp tới kết quả đầu ra sinh viên. Bên cạnh đó, tăng chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu, chuyên môn không chỉ phản ánh thông qua đối tƣợng thụ hƣởng (sinh viên) mà cịn có ảnh hƣởng tích cực tới tồn xã hội. Ví dụ, nghiên cứu đến các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu hoặc sử dụng nguồn năng lƣợng theo hƣớng xanh hóa, vv.

Thứ ba, kết quả phân tích tác động của chi tiền lƣơng tới kết quả đào

tạo của các trƣờng ĐHCL cho thấy tổng chi tiền lƣơng, mức chi tiền lƣơng bình quân sinh viên và chi tiền lƣơng/tổng chi có tác động ngƣợc chiều tới thu nhập của sinh viên tại hầu hết mức phân vị và chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức phân vị trung bình và thấp. Trong khi đó, sự tác động của tổng chi tiền lƣơng và chi tiền lƣơng/tổng chi có tác động ngƣợc chiều nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê tới việc làm của sinh viên tại tất cả các mức phân vị; Chi tiền lƣơng/sinh viên có tác động ngƣợc chiều tới việc làm của sinh viên tại tất cả các mức phân vị và sự tác động này chỉ có ý nghĩa thống kê (mức 5%) ở các phân vị trung bình và thấp. Tổng chi tiền lƣơng có tác động thuận chiều nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê tới sự hài lòng của doanh nghiệp ở tất cả các phân vị. Trong khi đó, tác động của chi tiền lƣơng/sinh viên, chi tiền lƣơng/tổng chi tới sự hài lòng của doanh nghiệp là thuận chiều và có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các phân vị.

Các nghiên cứu thực nghiệm hiện nay tại các quốc gia đang phát triển cũng có nhiều bằng chứng về tác động chi tiêu theo hƣớng này. Về mặt cơ chế, chi phí cận biên b ra cao hơn hoặc bằng với lợi ích (kết quả đầu ra) cận biên mang lại. Cụ thể, chi tiêu cho cán bộ nghiên cứu là tổng của chi tiêu cho cán bộ chuyên môn và cán bộ hành chính, một số lý thuyết cho rằng việc nâng lƣơng cho cán bộ chuyên mơn sẽ khuyến khích hoạt động giảng dạy và

130

nghiên cứu của giảng viên và nâng cao kết quả đầu ra sinh viên (Pritchett và Filmer‟s, 1999; Lavy, 2003). Tuy nhiên, thực tế lƣơng giảng viên - trình độ tiến sĩ - tại Việt Nam ở mức rất thấp (khoảng từ 8-15 triệu đồng) so với quốc tế là khoảng 3000-4000 USD, do đó, việc tăng lƣơng cho giảng viên vẫn mang nhiều tính hình thức và chƣa đủ sức khuyến khích giảng viên tập trung vào các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, việc gia tăng chế độ tiền lƣơng tại các trƣờng đại học khu vực công theo thang bậc, chƣa bắt kịp với nhu cầu thị trƣờng và vì vậy, các cán bộ giảng dạy chƣa yên tâm công tác với chế độ lƣơng theo thang ngạch nhà nƣớc nhƣ hiện nay. Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra tăng chi tiền lƣơng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới kết quả đào tạo của các trƣờng ĐHCL (Hedges và các cộng sự, 1994; Greenwald và các cộng sự, 1996; Massen, 2000).

Thứ tư, đối với loại hình chi tiêu cho trang thiết bị, đây là một trong

những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới kết quả học tập sinh viên (Hanssen và Solvoll, 2015; Mohamed và các cộng sự, 2018; Weerasinghe và Fernando, 2018; Belmonte và các cộng sự, 2019). Tuy nhiên, mức độ và chiều hƣớng tác động của chi tiêu cho trang thiết bị tùy thuộc vào điều kiện của từng trƣờng đại học. Dẫu vậy, về mặt thống kê, đầu tƣ cho trang thiết bị chƣa phải là giải pháp tối ƣu để nâng cao kết quả đầu ra sinh viên. Kết quả phân tích thống kê cho thấy, chi cho mua sắm thiết bị, chi mua sắm thiết bị/sinh viên và chi mua sắm thiết bị/tổng chi có tác động ngƣợc chiều và khơng có ý nghĩa thống kê đối với mức thu nhập và việc làm của sinh viên ra trƣờng ở hầu hết các mức phân vị. Điều này là đồng nhất với một số các nghiên cứu nhƣ là Douglas và các cộng sự, 2006 và Navarro và các cộng sự, 2005. Trong khi đó, các loại chi cho mua sắm thiết bị có tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với sự hài lòng của doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy việc gia tăng tỷ lệ chi nâng cao trang thiết bị nghiên cứu và giảng dạy (ví dụ: máy chiếu, hệ thống internet,…) giúp cho sinh viên tiếp cận đƣợc kiến thức cập nhật, nâng cao

131

trình độ để bám sát hơn với thị trƣờng và từ đó nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp.

Thứ 5, kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy chất lƣợng đội ngũ

giảng viên có tác động quan trọng đối với kết quả đào tạo của các trƣờng ĐHCL. Kết quả này là tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Elliott và Shin (2002) và Hauptman (2006). Trong khi đó, tác động của biến diện tích trƣờng tới kết quả của sinh viên là chƣa r ràng. Cụ thể, biến diện tích trƣờng có tác động thuận chiều tới thu nhập của sinh viên ở mức phân vị cao, nhƣng khi kiểm sốt quy mơ sinh viên thì tác động của biến diện tích là ngƣợc chiều; trong khi đó biến diện tích tác động ngƣợc chiều tới việc làm của sinh viên nhƣng thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với sự hài lòng của doanh nghiệp ở hầu hết các phân vị.

Ngoài ra, một trong những vấn đề khác nghiên cứu quan tâm là nguồn chi tiêu có thể ảnh hƣởng đến kết quả đầu ra sinh viên. Các nghiên cứu trên thế giới thƣờng đề cập đến vấn đề này là sự phân quyền (Decentralization). Theo Hanushek (2002b) nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển, việc các trƣờng học tự quyết định chi tiêu thƣờng hiệu quả hơn do cân đối trong việc phân bổ nguồn lực. Kết quả tƣơng tự thu đƣợc từ các nghiên cứu của Jimene và Paqueo (1996); James và các cộng sự (1996). Việc kiểm sốt nguồn chi tiêu từ chính phủ cũng rất hiệu quả (Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế

Một phần của tài liệu Tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở việt nam (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)