Tác động của chi tiêu tài chính tới kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu Tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở việt nam (Trang 64)

2.3. Tác động của mức chi và cơ cấu chi tiêu tài chính tới kết quả đào tạo

2.3.1. Tác động của chi tiêu tài chính tới kết quả đào tạo

Chi tiêu giáo dục đại học có vai trị quan trọng góp phần cải thiện kết quả giáo dục đại học (Abayasekara và Arunatilake, 2018). Đã có một số nghiên cứu xem xét ảnh hƣởng của chi tiêu giáo dục đại học đối với kết quả học tập nhằm cung cấp thơng tin về chính sách giáo dục, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của đầu tƣ giáo dục đại học. Tuy nhiên, ở nhiều nƣớc, các quyết định chính sách liên quan đến mức chi tiêu phù hợp cho giáo dục ít khi đƣợc trình bày bởi các nghiên cứu liên quan (Kyriakidesa và các cộng sự, 2019). Các nghiên cứu do có sự khác biệt về đối tƣợng, quy mô và phạm vi nghiên cứu, vì vậy sự tác động của cơng tác quản lý và chi tiêu tài chính tới kết quả đào tạo có sự khác biệt về xu hƣớng cũng nhƣ cách thức tác động.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa đầu tƣ cho giáo dục đại học và chất lƣợng sinh viên ra trƣờng (Hedges và các cộng sự, 1994; Greenwald và các cộng sự, 1996; Massen, 2000; Lê Đức Ngọc, 2011). Hedges và các cộng sự (1994) đã xem x t tác động của quản lý nguồn lực đầu vào và kết quả đào tạo của các trƣờng thơng qua phân tích lại các dữ liệu của các nghiên cứu trƣớc sử dụng phƣơng pháp tổng hợp phức tạp hơn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra của các trƣờng. Greenwald và các cộng sự (1996) đã chỉ mối quan hệ thuận chiều giữa mức chi tiêu của các trƣờng với thành tích của sinh viên thơng qua sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp. Trong các nghiên cứu của Paulsen và Smart (2001), World Bank (2008) đã chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa đầu tƣ cho GDĐH và chất lƣợng sinh viên ra trƣờng. Theo đó, những quốc gia nào đầu tƣ cho giáo dục đại học nhiều hơn thì chất lƣợng sinh viên ra trƣờng (hay chất lƣợng giáo dục) của các quốc gia đó cao hơn. Theo số liệu năm 2000, các nƣớc phát triển chi trung

54

bình 10.000 USD cho mỗi sinh viên, trong khi đó các nƣớc kém phát triển chi dƣới 1000 USD (bằng 1/10 của các nƣớc phát triển). Vì vậy, chất lƣợng GDĐH của các nƣớc phát triển cao hơn hẳn các nƣớc đang phát triển. Do đó, nguồn lực tài chính là yếu tố rất quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Powell (2009) đã phân tích mối quan hệ giữa chi tiêu của các trƣờng và hiệu quả trong 1862 trƣờng tƣ nhân và tƣ thục trong bốn năm. Các phát hiện của nghiên cứu gợi ý rằng một số đặc điểm thể chế cùng với một số loại chi tiêu đã đƣợc tìm thấy là dự báo hiệu quả của thể chế và hiệu quả đào tạo. Peerenboom (2012) đã khám phá mối quan hệ giữa cơ cấu chi tiêu tài chính và tỷ lệ tốt nghiệp của các loại trƣờng đại học khác nhau sử dụng 22 phƣơng trình hồi quy. Trong đó, tỷ lệ tốt nghiệp đƣợc tính theo tỷ lệ tốt sinh viên tốt nghiệp trong 4 năm và 6 năm. Dữ liệu đƣợc thu thập từ các bộ dữ liệu của IPEDS cho nhóm học sinh của năm học 2003-2004 tốt nghiệp năm 2006-2007 (tỷ lệ tốt nghiệp bốn năm) và trong năm học 2008-2009 (tỷ lệ tốt nghiệp sáu năm). Các kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy cả chi phí nghiên cứu và học bổng có tác động ngƣợc chiều đến tỷ lệ tốt nghiệp, đặc biệt đối với ngƣời học thạc sỹ và tiến sĩ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mơ hình chi tiêu có ảnh hƣởng khác nhau đối với tỉ lệ tốt nghiệp theo loại hình bốn năm và sáu năm. Kết quả nghiên cứu hàm ý không thể kết luận rằng các thể chế có thể vận dụng phân bổ chi tiêu để giảm thời gian của sinh viên để đạt đƣợc bằng cấp mong muốn. Kyriakides và các cộng sự (2019) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa chi tiêu giáo dục và kết quả học tập của sinh viên ở Cộng hòa Síp thơng qua việc sử dụng phân tích hồi quy đa cấp và phân tích hàm phân biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng quy mơ chi tiêu có ảnh hƣởng khơng lớn tới kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tăng quy mô đầu tƣ vào các loại thiết bị cho các phịng thí nghiệm và phịng học đặc biệt có ảnh hƣởng đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những thay đổi trong đầu tƣ giáo

55

dục có thể có tác động tích cực đến việc cải thiện tình trạng hiệu quả của một trƣờng học nếu đƣợc đầu tƣ vào những trƣờng kém hiệu quả nhất chứ không phải ở những loại trƣờng khác (điển hình và hiệu quả nhất). Dựa trên kết quả thu đƣợc, các tác giả đã gợi mở đề xuất chính sách đó là chi tiêu giáo dục không nên đƣợc phân bổ dựa trên số lƣợng học sinh trong một trƣờng học mà thay vào đó, sự phân bổ đó phải dựa trên nhu cầu thực sự của một trƣờng học.

Một số nghiên cứu khác đã cho thấy mối tƣơng quan thuận chiều và vai trị quan trọng của quản lý chi tiêu tài chính trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trƣờng và nâng cao chất lƣợng sinh viên ra trƣờng (Weber và Ehrenberg, 2010; Webber, 2012). Vai trò này đƣợc thể hiện ở việc ra quyết định đầu tƣ và huy động vốn kịp thời đầy đủ cho hoạt động đào tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn (Nguyễn Minh Tuấn, 2015). Weber và Ehrenberg (2010) đã điều tra ảnh hƣởng của chi tiêu đối với tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên. Họ thu thập dữ liệu từ 1161 trƣờng cao đẳng và đại học bốn năm trong những năm học 2002-2003 đến 2005-2006. Các dữ liệu đƣợc phân loại theo loại hình cơ sở (cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ), điểm SAT trung bình của sinh viên năm thứ nhất (thấp và cao), và chi phí “Pell Grant” của mỗi sinh viên. Bốn hạng mục chi tiêu đƣợc kiểm tra trong mơ hình thống kê là dịch vụ sinh viên, hƣớng dẫn, hỗ trợ học tập, và chi phí nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí dịch vụ giảng dạy và sinh viên có tác động tích cực về mặt thống kê trên tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ thôi học trong khi chi phí nghiên cứu đã ảnh hƣởng tiêu cực đến tỷ lệ tốt nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra những ảnh hƣởng tích cực của chi phí dịch vụ sinh viên đối với tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ thôi học cao hơn ở các trƣờng có điểm thi SAT thấp hơn và chi phí Pell Grant cao hơn cho mỗi sinh viên, điển hình là các cơ sở có tỷ lệ tốt nghiệp và giữ lại thấp.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khơng có mối liên hệ hoặc mối liên hệ ngƣợc chiều giữa chi tiêu, cơ cấu tài chính và kết quả đầu ra

56

của các trƣờng. Coleman và các cộng sự (1966) cho rằng chi tiêu của trƣờng học khơng ảnh hƣởng đến thành tích của sinh viên, sau khi kiểm soát đến các đặc điểm nền tảng của sinh viên. Kết quả nghiên cứu của James và các cộng sự (1989) chỉ ra khơng có mối quan hệ đáng kể giữa chi tiêu và kết quả học tập của sinh viên, ngay cả sau khi kiểm soát những khác biệt về các đặc điểm của thể chế. Hanuschek (1989, 1997) và và Tumen (2013) cho thấy mối tƣơng quan tích cực giữa chi tiêu cho mỗi học sinh và sinh viên và thành tích của họ. Tuy thế, kết quả khơng cịn ý nghĩa thống kê sau khi kiểm soát các đặc điểm của hộ gia đình. Peerenboom (2012) đã khám phá mối quan hệ giữa cơ cấu chi tiêu tài chính và tỷ lệ tốt nghiệp của các loại trƣờng đại học khác nhau sử dụng 22 phƣơng trình hồi quy. Các kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy cả chi phí nghiên cứu và học bổng có tác động ngƣợc chiều đến tỷ lệ tốt nghiệp, đặc biệt đối với ngƣời học thạc sỹ và tiến sĩ.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra tác động gián tiếp của chi tiêu tài chính tới chất lƣợng GD&ĐT (chất lƣợng đầu ra của sinh viên) thông qua các yếu tố trung gian nhƣ chƣơng trình đào tạo, quản lý hoạt động đào tạo, học liệu phục vụ dạy học, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên (Nguyễn Minh Tuấn, 2015; Nguyễn Thu Hƣơng, 2014). Theo Hauptman (2006), hiệu quả quản lý chi tiêu tài chính và mức đầu tƣ tài chính cho giáo dục có ảnh hƣởng gián tiếp tới chất lƣợng đầu ra sinh viên thông qua mức chi cho đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học. Wenglinsky (1997) nhận thấy rằng quản lý chi tiêu tài chính có ảnh hƣởng gián tiếp tích cực đến thành tích của học sinh, thơng qua tỷ lệ giáo viên-sinh viên. Hough (1994) đã khẳng định mối quan hệ giữa quản lý chi tiêu tài chính trong GDĐH và chất lƣợng giáo dục. Trong đó, mối quan hệ này phụ thuộc vào chất lƣợng đội ngũ nhân viên QLTC chuyên trách, thiết bị phục vụ giảng dạy, cũng nhƣ hiệu quả sử dụng nguồn lực. Chi tiêu và quản lý chi tiêu tài chính ảnh hƣởng tới kết quả đào tạo trên 05 khía cạnh, gồm có: Thứ nhất: chi tiêu tài chính tác động đến chất lƣợng GDĐH thơng

57

qua chƣơng trình đào tạo. Bởi lẽ chƣơng trình đào tạo xác định hệ thống các kiến thức, kỹ năng, năng lực và nhân cách cần đƣợc trang bị cho sinh viên khi ra trƣờng. Thực tế, việc đầu tƣ/chi tiêu cho xây dựng và hồn thiện chƣơng trình nhiều hay ít ảnh hƣởng đến chất lƣợng và mức độ hoàn thiện của chƣơng trình đào tạo. Đến lƣợt nó, chất lƣợng của chƣơng trình lại tác động đến chất lƣợng đầu ra của sinh viên ra trƣờng; Thứ hai: chi tiêu tài chính tác động đến chất lƣợng GDĐH thông qua đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng GDĐH, trực tiếp cung cấp dịch vụ trí tuệ. Để đảm bảo chất lƣợng sinh viên ra trƣờng tốt, cần phải đảm bảo đủ số lƣợng và cơ cấu giảng viên có trình độ chun mơn cao, tâm huyết với nghề nghiệp. Vì vậy, nhà trƣờng cần có kế hoạch tuyển chọn giáo viên hợp lý, thu hút nhân tài và cần có các chính sách khuyến khích các giảng viên học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chun mơn, nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lƣợng bài giảng năng lực NCKH và kỹ năng nghiệp vụ sƣ phạm. Quản lý chi tiêu tài chính sẽ tác động tới đội ngũ giảng viên thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dƣỡng giáo viên, cơ chế trả lƣơng và thƣởng th a đáng, góp phần ổn định thu nhập tạo động lực cho đội ngũ giảng viên gắn bó với nghề, gắn bó với trƣờng và từ đó nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên; Thứ ba: chi tiêu tài chính tác động đến chất lƣợng GDĐH thơng qua cơ sở vật chất. Hoạt động quản lý chi tiêu tài chính có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo và NCKH của nhà trƣờng. Do vậy, quản lý chi tiêu tài chính đƣợc thực hiên một cách linh hoạt, và hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ và chất lƣợng cơ sở vật chất. Hoạt động quản lý chi tiêu tài chính tốt, cịn đóng vai trị quan trọng trong việc đƣa ra các quyết định phân bổ nguồn kinh phí, cũng nhƣ cơ cấu chi cho đầu tƣ XDCB, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định để tăng quy mô và tăng chất lƣợng cơ sở vật chất. Chẳng hạn nhƣ mở rộng cơ sở hoạt động trong giáo dục đào tạo

58

thông qua việc tăng quy mơ và chất lƣợng số phịng học, phịng thí nghiệm, giảng đƣờng và phòng ký túc xá, thƣ viện phục vụ cho quá trình sinh hoạt và học tập của sinh viên. Các nỗ lực này đều nhằm tạo điều kiện tốt cho giáo viên cán bộ và sinh viên trong hoạt động đào tạo và NCKH; Thứ tư: quản lý chi tiêu tài chính tác động đến chất lƣợng GDĐH thơng qua học liệu phục vụ dạy học. Học liệu phục vụ cho việc dạy và học của giảng viên và sinh viên trong các trƣờng đại học bao gồm: tồn bộ giáo trình và tài liệu tham khảo. Việc đầu tƣ/chi tiêu cho biên soạn và nâng cao chất lƣợng giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập… sẽ ảnh hƣởng quyết định đến chất lƣợng học liệu. Đến lƣợt nó chất lƣợng học liệu sẽ tạo điều liện nâng cao chất lƣợng bài giảng, làm phong phú kho học liệu… qua đó tác động đến chất lƣợng giảng dạy, thu hút sinh viên học tập, nghiên cứu và nâng cao chất lƣợng sinh viên ra trƣờng. Thứ năm: quản lý chi tiêu tài chính tác động đến chất lƣợng GDĐH

thơng qua q trình quản lý hoạt động đào tạo. Trong đó, hoạt động đào tạo bao gồm: Công tác tuyển sinh, quá trình học tập của sinh viên, hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên, đánh giá chất lƣợng giáo dục, lƣu trữ các thông tin hàng năm... Bên cạnh đó, các công cụ hỗ trợ các hoạt động đào tạo nhƣ phần mềm quản lý sẽ giúp cho quá trình quản lý hoạt động đào tạo trở nên linh hoạt và khoa học hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong điều chỉnh chƣơng trình kế hoạch học tập cho sinh viên và công tác giảng dạy của giảng viên theo hƣớng hiệu quả và phù hợp hơn với yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo. Từ đó, góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động đào tạo, cũng nhƣ góp phần nâng cao chất lƣợng GDĐH.

2.3.2. Tác động của chi tiền lương tới kết quả đào tạo sinh viên

Đội ngũ giảng viên đóng vai trị quan trọng quyết định kết quả đào tạo sinh viên, bởi đây là đội ngũ trực tiếp cung cấp dịch vụ trí tuệ. Để đảm bảo kết quả đào tạo sinh viên tốt, cần phải đảm bảo đủ số lƣợng giảng viên có

59

trình độ chun mơn cao, tâm huyết với nghề nghiệp. QLTC sẽ tác động tới đội ngũ giảng viên thông qua cơ chế trả lƣơng, thƣởng. Các trƣờng ĐHCL cần có cơ chế trả lƣơng, thƣởng th a đáng, ổn định thu nhập tạo động lực cho đội ngũ giảng viên gắn bó với trƣờng, khơng ngừng nâng cao kỹ năng giảng dạy, khả năng nghiên cứu và bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn nhằm bảo đảm và nâng cao kết quả đầu ra sinh viên.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của đội ngũ giảng viên, mức chi cho đội ngũ giảng viên đối với kết quả đầu ra sinh viên. Hauptman (2006) đã chỉ ra rằng chất lƣợng đầu ra sinh viên chịu ảnh hƣởng bởi mức chi cho đội ngũ giảng viên và CSVC trang thiết bị dạy học. Doãn Thị Mai Hƣơng (2017) cũng nhấn mạnh nhân tố quan trọng quyết định tới chất lƣợng đại học tại các cơ sở GDĐH chính là năng lực đội ngũ giảng viên. Theo tác giả, năng lực đội ngũ giảng viên đƣợc thể hiện chủ yếu qua năng lực giảng dạy và NCKH. Trong đó, năng lực NCKH đóng vai trị rất quan trọng đối với đội ngũ giảng viên. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của đội ngũ giảng viên trong những năm qua trong hoạt động NCKH, những hạn chế về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của các cơng trình NCKH của đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục hiện nay.

Bên cạnh giảng viên, đội ngũ cán bộ hành chính cũng có vai trị quan trọng ảnh hƣởng tới kết quả đầu ra sinh viên, bởi đây là đội ngũ quyết định chất lƣợng dịch vụ hành chính cung cấp trong các trƣờng đại học. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lƣợng dịch vụ đƣợc cung cấp bởi các đơn vị hành chính (nhƣ là dịch vụ thƣ viện, văn phòng khoa, ký túc xá, thể thao và trung tâm dịch vụ sinh viên) có tác động tích cực đến chất lƣợng, sự hài lịng của sinh viên (Malik và các cộng sự, 2010; Nadiri và các cộng sự, 2009). Elliott và Shin (2002) xác định rằng mức độ hài lòng chung của sinh viên bị ảnh hƣởng đáng kể bởi sự xuất sắc trong phƣơng pháp giảng dạy, chất lƣợng giảng dạy, sự đối xử trong sáng và vô tƣ của các nhân viên phi học thuật. Do

Một phần của tài liệu Tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)