Tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo đại học

Một phần của tài liệu Tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở việt nam (Trang 59)

2.2. Kết quả đào tạo đại học

2.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo đại học

Tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo đại học là các chỉ số nhằm lƣợng hóa mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đại học đƣợc nhà nƣớc, cộng đồng xã hội, địa phƣơng, doanh nghiệp và bản thân mỗi cơ sở GDĐH xác định ở mỗi thời kỳ. Đã có nhiều nghiên cứu đƣa ra các tiêu chí khác nhau để đo lƣờng, đánh giá kết quả đào tạo đại học, trong đó phải kể đến các tiêu chí nhƣ tỷ lệ sinh viên ra trƣờng có việc làm, mức độ hài lòng của cơ quan tuyển dụng, thu nhập của sinh viên sau khi ra trƣờng, vv.

a. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm

Tỷ lệ sinh viên ra trƣờng có việc là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả đào tạo của các trƣờng đại học. Abel và các cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng sinh viên mới tốt nghiệp đại học thƣờng mất một thời gian để chuyển đổi sang thị trƣờng lao động và tìm việc làm phù hợp với trình độ học vấn của họ. Đối với sinh viên mới ra trƣờng, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm thƣờng tƣơng đối cao khi mới bắt đầu sự nghiệp của họ, và tỷ lệ này có thể giảm đáng kể sau một vài năm, khi sinh viên đã tích lũy đủ kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm khác nhau rõ rệt giữa các chuyên ngành tại các trƣờng Đại học và Cao đăng ở Mỹ. Cụ thể, những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo kỹ thuật, tốn học và máy tính, hoặc các chuyên ngành hƣớng đến các lĩnh vực đang phát triển của nền kinh tế, nhƣ giáo dục và y tế, có xu hƣớng làm việc tƣơng đối tốt; trong khi đó, những ngành có chun ngành cung cấp ít kỹ thuật hơn và đào tạo tổng quát hơn, chẳng hạn nhƣ giải trí và khách sạn, truyền thông, nghệ thuật tự do, và thậm chí cả khoa học xã hội và kinh doanh, thƣờng khó xin việc hơn. Để tăng khả năng tìm việc làm, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp đối với các trƣờng đại học nhƣ kịp thời và thƣờng xuyên thông tin về nhu cầu tuyển dụng, kiến thực, kỹ năng sinh viên cần phải trang bị khi tốt

49

nghiệp, thiết lập hoặc mở rộng quan hệ đối tác với các doanh nghiệp. Havery và Green (1993) và Church (1998) đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đầu ra sinh viên, bao gồm: tỷ lệ sinh viên tìm đƣợc việc làm phù hợp sau khi ra trƣờng; tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể nhanh chóng hịa nhập với cơng việc, nhanh chóng đƣợc các cơ sở sử dụng lao động tăng lƣơng do hồn thành tốt cơng việc.

b. Mức độ hài lịng của cơ quan tuyển dụng

Shah và Nair (2011) đã chỉ ra kết quả đào tạo của các trƣờng đại học đƣợc đánh giá thơng qua mức độ hài lịng của doanh nghiệp đối với sinh viên mới tốt nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sẽ đánh giá năng lực của sinh viên tốt nghiệp trên các phƣơng diện: khả năng giao, khả năng tổ chức công việc và quản lý thời gian, sẵn sàng đối mặt và học h i từ những sai sót và cởi mở lắng nghe ý kiến phản hồi, có thể thiết lập và biện minh các ƣu tiên; linh hoạt và dễ thích nghi; sẵn sàng lắng nghe các quan điểm khác nhau trƣớc khi đi đến quyết định. Tudy (2017) đã cho rằng phản hồi của nhà tuyển dụng về năng lực của sinh viên mới tốt nghiệp đại học là một phần thông tin quan trọng mà các trƣờng phải xem x t để xác định mức độ phù hợp và khả năng đáp ứng của chƣơng trình giảng dạy, chƣơng trình và dịch vụ của nhà trƣờng. Các kiến thức, kỹ năng quan trọng mà sinh viên tốt nghiệp cần trang bị khi tham gia thị trƣờng lao động nhƣ là kỹ năng máy tính, tốn học, kỹ năng giao tiếp, tƣ duy phản biện, giải quyết vấn đề, nghiên cứu và phân tích, làm việc nhóm, tổ chức và lập kế hoạch, quản lý thời gian, sáng tạo, vv. Theo Đoàn Văn Dũng (2015) và Nguyễn Thu Hƣơng (2014), sự hài lòng của doanh nghiệp hay cơ quan tuyển dụng là tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả đào tạo sinh viên của các trƣờng đại học.

c. Thu nhập của sinh viên ra trường

Thu nhập của sinh viên ra trƣờng là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo của các trƣờng ĐHCL. Kiến thức và kỹ năng sinh viên tích

50

lũy đƣợc trong quá trình học đại học là những yếu tố quan trọng góp phần quyết định mức lƣơng của sinh viên ra trƣờng. Schneider và các cộng sự (2021) cho rằng mức lƣơng đầu sự nghiệp phản ánh năng lực và kỹ năng của những cá nhân đăng ký vào các chƣơng trình và cơ sở khác nhau hơn là hiệu suất của chƣơng trình. Mức lƣơng của sinh viên ra trƣờng chỉ phản ánh kết quả ban đầu của sinh viên tốt nghiệp. Trần Quang Tuyến và các cộng sự (2019) đã đánh giá vai trò của việc tham gia giáo dục (phổ thông, đại học, sau đại học) tới tiền lƣơng của ngƣời lao động. Theo đó, các tác giả đã kiểm soát sự khác biệt của nhiều yếu tố trong mơ hình nhƣ sự khác biệt vùng miền, tuổi tác,… với dữ liệu hộ gia đình. Kết quả thu đƣợc: (i) ngƣời học ở bậc thạc sĩ trở lên có mức lƣơng cao hơn so với bậc đại học, cao hơn so với bậc cao đẳng, trung học và cuối cùng là ngƣời chƣa từng tham gia học tập tại bất cứ cấp học nào; (ii) mỗi năm học tại trƣờng sẽ gia tăng mức lƣơng khoảng 5%; (iii) ngƣời lao động làm việc trái ngành sẽ có mức thu nhập giảm 30% so với những ngƣời làm việc đúng ngành (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Thinh và Phuong (2008), Kha (2003) cho rằng kết quả đào tạo của các trƣờng có thể đƣợc đánh giá thông qua tỷ lệ sinh viên khi ra trƣờng nhanh chóng đƣợc nâng bậc, tăng lƣơng, hay thăng tiến.

d. Tiêu chí khác

Bên cạnh các tiêu chí kể trên, một số nghiên cứu chỉ ra các tiêu chí khác để đánh giá kết quả đào tạo đại học. Đoàn Văn Dũng (2015) và Nguyễn Thu Hƣơng (2014) cho rằng việc đánh giá kết quả đào tạo sinh viên của các trƣờng đại học cịn có thể đo lƣờng bởi các tiêu chí nhƣ tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp, tỉ lệ sinh viên quay lại theo học tiếp cấp thạc sĩ và tiến sĩ. Một số nghiên cứu khác sử dụng điểm học trung bình học kỳ (GPA) hoặc điểm trung bình tích lũy (CGPA) của sinh viên nhƣ là các chỉ số đƣợc sử dụng phổ biến trong đánh giá kết quả đào tạo của sinh viên (Rossi, 2017; Shehry và Youssif, 2017). Bảng 2.2 tổng hợp các tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo đại học.

51

Bảng 2.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo đại học

TT Nhóm nhân tố Tài liệu tham khảo

1 Tỷ lệ sinh viên ra trƣờng có việc làm

Havery và Green (1993) và Church (1998), Abel và các cộng sự (2014)

2 Mức độ hài lòng của cơ quan tuyển dụng

AUN, Đoàn Văn Dũng (2015), Nguyễn Thu Hƣơng (2014); Shah và Nair (2011), Tudy (2017)

3 Thu nhập của sinh viên ra trƣờng

Kha (2003), Thinh và Phuong (2008), Trần Quang Tuyến và các cộng sự (2019), Yuen (2010), Schneider và các cộng sự (2021) 4 Tiêu chí khác (tỷ lệ sinh viên tốt

nghiệp, GPA, CGPA,…)

AUN-QA (2016), Đoàn Văn Dũng (2015), Nguyễn Thu Hƣơng (2014)

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả đào tạo đại học

Bên cạnh mức chi và cơ cấu chi tiêu tài chính của các trƣờng đại học, có nhiều yếu tố có thể ảnh hƣởng tới kết quả đào tạo đại học, trong đó phải kể đến là các yếu tố nhƣ: nội dung chƣơng trình đào tạo, năng lực đội ngũ giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất của trƣờng, các hoạt động hỗ trợ ngƣời học, các yếu tố thuộc về gia đình và bản thân sinh viên.

Chất lƣợng chƣơng trình đào tạo của các trƣờng đại học có vai trị quan trọng cung cấp kiến thức, kỹ năng cho sinh viên (Nguyễn Thu Hƣơng, 2014; Farahmandian và các cộng sự, 2013; Weerasinghe và Fernando, 2018). Chƣơng trình đào tạo đề cập tới mục tiêu, chuẩn đầu ra, phƣơng pháp và hoạt động đào tạo, cũng nhƣ các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ việc dạy và học.

Năng lực của đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố có vai trò quyết định kết quả đào tạo đại học. Năng lực của giảng viên bao gồm năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động đóng góp cho cộng đồng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra năng lực cảu đội ngũ giảng viên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới thành tích cũng nhƣ sự hài lịng của sinh viên

52

đại học (Weerasinghe và Dedunu, 2017; Yusoff và các cộng sự, 2015; Karna và Julin, 2015).

Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học gồm có thƣ viện, phịng học, phịng thực hành, thí nghiệm, khu thể thao, ký túc xá, nhà ăn sinh viên,…, có ảnh hƣởng tới kết quả đào tạo đại học (Mohamed và các cộng sự, 2018; Weerasinghe và Fernando, 2018). Đây là điều kiện quan trọng để các trƣờng đại học hoạt động trơn tru. Bên cạnh đó, yếu tố về cơng nghệ, phân mềm phục vụ việc dạy và học có có ảnh hƣởng đáng kể đến hành vi và kết quả học tập của sinh viên (Marlina và các cộng sự, 2021).

Hoạt động hỗ trợ là các hoạt động cung cấp dịch vụ của các phịng, ban hành chính trong các trƣờng đại học. Chất lƣợng của các hoạt động, dịch vụ hành chính, giáo vụ (văn phòng khoa, trung tâm chăm sóc sức kh e, trung tâm thể thao,…) có tác động thuận chiều đối với kết quả đào tạo cũng nhƣ sự hài lòng của sinh viên (Malik và các cộng sự, 2010; Nadiri và các cộng sự, 2009). Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng, khơng có mối liên hệ giữa các hoạt động hỗ trợ với kết quả đào tạo đại học (Weerasinghe và Fernando, 2018; Pathmini và các cộng sự, 2014).

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố thuộc về gia đình và bản thân sinh viên nhƣ là thu nhập gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ, mức độ đi học thƣờng xuyên, tính nghiêm túc,... có ảnh hƣởng tới kết quả đào tạo của sinh viên (Islam và Tasnim, 2021; Marlina và các cộng sự, 2021). Ahmmed & Salim (2018) đã chỉ ra rằng kết quả của các kỳ thi công khai trƣớc đại học, giới tính, mức độ tự tin của sinh viên có ảnh hƣởng đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên.

53

2.3. Tác động của mức chi và cơ cấu chi tiêu tài chính tới kết quả đào tạo

2.3.1. Tác động của chi tiêu tài chính tới kết quả đào tạo

Chi tiêu giáo dục đại học có vai trị quan trọng góp phần cải thiện kết quả giáo dục đại học (Abayasekara và Arunatilake, 2018). Đã có một số nghiên cứu xem xét ảnh hƣởng của chi tiêu giáo dục đại học đối với kết quả học tập nhằm cung cấp thơng tin về chính sách giáo dục, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của đầu tƣ giáo dục đại học. Tuy nhiên, ở nhiều nƣớc, các quyết định chính sách liên quan đến mức chi tiêu phù hợp cho giáo dục ít khi đƣợc trình bày bởi các nghiên cứu liên quan (Kyriakidesa và các cộng sự, 2019). Các nghiên cứu do có sự khác biệt về đối tƣợng, quy mô và phạm vi nghiên cứu, vì vậy sự tác động của cơng tác quản lý và chi tiêu tài chính tới kết quả đào tạo có sự khác biệt về xu hƣớng cũng nhƣ cách thức tác động.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa đầu tƣ cho giáo dục đại học và chất lƣợng sinh viên ra trƣờng (Hedges và các cộng sự, 1994; Greenwald và các cộng sự, 1996; Massen, 2000; Lê Đức Ngọc, 2011). Hedges và các cộng sự (1994) đã xem x t tác động của quản lý nguồn lực đầu vào và kết quả đào tạo của các trƣờng thơng qua phân tích lại các dữ liệu của các nghiên cứu trƣớc sử dụng phƣơng pháp tổng hợp phức tạp hơn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra của các trƣờng. Greenwald và các cộng sự (1996) đã chỉ mối quan hệ thuận chiều giữa mức chi tiêu của các trƣờng với thành tích của sinh viên thơng qua sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp. Trong các nghiên cứu của Paulsen và Smart (2001), World Bank (2008) đã chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa đầu tƣ cho GDĐH và chất lƣợng sinh viên ra trƣờng. Theo đó, những quốc gia nào đầu tƣ cho giáo dục đại học nhiều hơn thì chất lƣợng sinh viên ra trƣờng (hay chất lƣợng giáo dục) của các quốc gia đó cao hơn. Theo số liệu năm 2000, các nƣớc phát triển chi trung

54

bình 10.000 USD cho mỗi sinh viên, trong khi đó các nƣớc kém phát triển chi dƣới 1000 USD (bằng 1/10 của các nƣớc phát triển). Vì vậy, chất lƣợng GDĐH của các nƣớc phát triển cao hơn hẳn các nƣớc đang phát triển. Do đó, nguồn lực tài chính là yếu tố rất quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Powell (2009) đã phân tích mối quan hệ giữa chi tiêu của các trƣờng và hiệu quả trong 1862 trƣờng tƣ nhân và tƣ thục trong bốn năm. Các phát hiện của nghiên cứu gợi ý rằng một số đặc điểm thể chế cùng với một số loại chi tiêu đã đƣợc tìm thấy là dự báo hiệu quả của thể chế và hiệu quả đào tạo. Peerenboom (2012) đã khám phá mối quan hệ giữa cơ cấu chi tiêu tài chính và tỷ lệ tốt nghiệp của các loại trƣờng đại học khác nhau sử dụng 22 phƣơng trình hồi quy. Trong đó, tỷ lệ tốt nghiệp đƣợc tính theo tỷ lệ tốt sinh viên tốt nghiệp trong 4 năm và 6 năm. Dữ liệu đƣợc thu thập từ các bộ dữ liệu của IPEDS cho nhóm học sinh của năm học 2003-2004 tốt nghiệp năm 2006-2007 (tỷ lệ tốt nghiệp bốn năm) và trong năm học 2008-2009 (tỷ lệ tốt nghiệp sáu năm). Các kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy cả chi phí nghiên cứu và học bổng có tác động ngƣợc chiều đến tỷ lệ tốt nghiệp, đặc biệt đối với ngƣời học thạc sỹ và tiến sĩ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mơ hình chi tiêu có ảnh hƣởng khác nhau đối với tỉ lệ tốt nghiệp theo loại hình bốn năm và sáu năm. Kết quả nghiên cứu hàm ý không thể kết luận rằng các thể chế có thể vận dụng phân bổ chi tiêu để giảm thời gian của sinh viên để đạt đƣợc bằng cấp mong muốn. Kyriakides và các cộng sự (2019) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa chi tiêu giáo dục và kết quả học tập của sinh viên ở Cộng hòa Síp thơng qua việc sử dụng phân tích hồi quy đa cấp và phân tích hàm phân biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng quy mơ chi tiêu có ảnh hƣởng khơng lớn tới kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tăng quy mô đầu tƣ vào các loại thiết bị cho các phịng thí nghiệm và phịng học đặc biệt có ảnh hƣởng đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những thay đổi trong đầu tƣ giáo

55

dục có thể có tác động tích cực đến việc cải thiện tình trạng hiệu quả của một trƣờng học nếu đƣợc đầu tƣ vào những trƣờng kém hiệu quả nhất chứ không phải ở những loại trƣờng khác (điển hình và hiệu quả nhất). Dựa trên kết quả thu đƣợc, các tác giả đã gợi mở đề xuất chính sách đó là chi tiêu giáo dục không nên đƣợc phân bổ dựa trên số lƣợng học sinh trong một trƣờng học mà thay vào đó, sự phân bổ đó phải dựa trên nhu cầu thực sự của một trƣờng học.

Một số nghiên cứu khác đã cho thấy mối tƣơng quan thuận chiều và vai trị quan trọng của quản lý chi tiêu tài chính trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trƣờng và nâng cao chất lƣợng sinh viên ra trƣờng (Weber và Ehrenberg, 2010; Webber, 2012). Vai trò này đƣợc thể hiện ở việc ra quyết định đầu tƣ và huy động vốn kịp thời đầy đủ cho hoạt động đào tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn (Nguyễn Minh Tuấn, 2015). Weber và Ehrenberg (2010) đã điều tra ảnh hƣởng của chi tiêu đối với tỷ lệ tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)