2.3. Tác động của mức chi và cơ cấu chi tiêu tài chính tới kết quả đào tạo
2.3.4. Tác động của chi mua sắm, sửa chữa tới kết quả đào tạo sinh viên
Các khoản chi mua sắm, sửa chữa bao gồm chi mua sắm trang thiết bị, chi cho việc sửa chữa, nâng cấp trƣờng, phòng ký túc xá, giảng đƣờng, lớp, bàn ghế, trang thiết bị học cụ trong lớp nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho việc giảng dạy và học tập. Đây là những thành phần không thể thiếu của bất kỳ các trƣờng đại học nào, đây là nhân tố có tác động trực tiếp tới chất lƣợng GDĐH của các trƣờng cũng nhƣ kết quả đầu ra sinh viên, góp phần nâng cao chất lƣợng GDĐH trong nƣớc và quốc tế (Chen và cộng sự, 2007;
62
Gamage và các cộng sự, 2008). CSVC phục vụ đào tạo đại học rất đa dạng và mỗi trƣờng, mỗi ngành đào tạo có những yêu cầu riêng. Nhân tố CSVC rất đa dạng, vì vậy các trƣờng cần chú ý đến các yếu tố nhƣ mặt bằng và diện tích của trƣờng trên một sinh viên, hệ thống phịng thí nghiệm, thƣ viện, phòng học, bảo đảm những điều kiện cần thiết cho việc dạy học của giảng viên và việc học tập của các em sinh viên đạt đƣợc hiệu quả nhất. Trong điều kiện ngày nay việc đầu tƣ cơ sở vật chất khang trang và hiện đại là mục tiêu hƣớng đến của các trƣờng ĐHCL để cạnh tranh và phát triển. Do đó, khoản chi này cần đƣợc quan tâm và đầu tƣ đúng mức trong khả năng nguồn kinh phí huy động.
Mohamed và các cộng sự (2018) đã chứng minh rằng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị tác động thuận chiếu đến kết quả đầu ra sinh viên. Weerasinghe và Fernando (2018) đã chỉ ra rằng các yếu tố nhƣ chất lƣợng phòng học, cơ sở thƣ viện, phịng máy tính, khu vực xã hội, cơ sở ký túc xá và nhà ăn sinh viên, là những yếu tố chính quyết định chất lƣợng GDĐH và mức độ hài lòng của sinh viên tại các trƣờng đại học bang ở Sri Lanka. Mối quan hệ đƣợc xác nhận thêm bởi Carey và các cộng sự (2002), Karna và Julin (2015) và Hanssen và Solvoll (2015), Yusoff và các cộng sự (2015). Tuy nhiên, là Douglas et al. (2006) và Navarro và các cộng sự, (2005) đã tìm thấy một tác động khơng có ý nghĩa thống kê của các cơ sở đại học đối với mức độ hài lòng của sinh viên. Belmonte và các cộng sự (2019) đã chỉ ra tác động của việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng trƣờng học lên thành tích của học sinh. Chẳng hạn nhƣ chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trƣờng học làm tăng điểm thi chuẩn hóa mơn Toán và tiếng Ý, đồng thời tác động này càng mạnh mẽ hơn đối với những học sinh có thành tích thấp hơn và mơn Tốn. Những kết quả này cung cấp bằng chứng ủng hộ tác động tích cực của chi tiêu vốn trong việc cải thiện môi trƣờng học tập và kết quả học tập của học sinh trung học. Các nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết quan trọng về vai trò của chi tiêu vốn vật chất trong
63
việc cải thiện môi trƣờng học tập của các trƣờng trung học phổ thông. Cơ sở hạ tầng giáo dục có chất lƣợng cao có nghĩa là học sinh có đủ nhiệt độ, ánh sáng và đồ nội thất tiện dụng để cải thiện chất lƣợng trải nghiệm học tập của các em. Chắc chắn, các tiêu chuẩn cơ bản về an toàn và sức kh e là cần thiết cho môi trƣờng học tập hiệu quả. Đồng thời, việc cải thiện các điều kiện kỹ thuật của trƣờng học có thể làm tăng sự hài lịng của sinh viên trong khi các đặc điểm của khơng gian học tập có thể tăng động lực và khả năng giữ chân của giáo viên, đồng thời cung cấp các tín hiệu quan trọng về chất lƣợng và cam kết của trƣờng. Do đó, việc xác định các con đƣờng tiềm năng là rất quan trọng trong việc đƣa ra các quy định chính sách tiềm năng để đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng trƣờng học.
TĨM TẮT CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trƣờng ĐHCL. Luận án đã làm r cơ cấu chi tiêu tài chính của các trƣờng ĐHCL bao gồm: chi thƣờng xuyên, chi không thƣờng xuyên, chi đầu tƣ XDCB và chi khác. Trong đó, chi thƣờng xuyên gồm: chi cho con ngƣời, chi hành chính, chi nghiệp vụ chun mơn và chi mua sắm sửa chữa. Các yếu tố ảnh hƣởng tới chi tiêu tài chính của các trƣờng ĐHCL gồm có: (i) chính sách của nhà nƣớc đối với các trƣờng ĐHCL; (ii) sự phát triển khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế; (iii) chiến lƣợc phát triển của các trƣờng ĐHCL; (iv) bộ máy QLTC và năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác QLTC tại các trƣờng ĐHCL; (v) quy mô đào tạo của các trƣờng ĐHCL; (vi) mức độ tự chủ của các trƣờng ĐHCL. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, Chƣơng 2 đã chỉ ra 03 tiêu chí chính đo lƣờng kết quả đào tạo của các trƣờng ĐHCL, gồm có: (i) tỷ lệ sinh viên ra trƣờng có việc làm; (ii) mức độ hài lòng của cơ quan tuyển dụng; (iii) thu nhập của sinh viên ra trƣờng.
64
CHƢƠNG 3
THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU