Định hƣớng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại TNHH MTV xây dựng việt nam (CB bank) (Trang 80 - 82)

pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là một yêu cầu thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai cũng như quyền và lợi ích của hàng chục triệu người dân trên khắp cả nước. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung và hồn thiện pháp luật khơng thể diễn ra tùy tiện mà trước hết cần đặt ra những phương hướng chung với vai trò là “kim chỉ nam” định hướng cho tồn bộ q trình sửa đổi, bổ sung và hồn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Dưới đây học viên xin đưa ra một số định hướng trong hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

nhằm hướng đến mục tiêu duy nhất là tạo cơ sở pháp lý và cơ chế triển khai đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt, hiệu quả cho hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất của người thế chấp cũng như người nhận thế chấp quyền sử dụng đất. Để đạt được mục tiêu này, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần rà sốt lại tồn bộ hệ thống pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất từ trung ương xuống địa phương, đặc biệt là quy định pháp luật trong từng chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể để: loại bỏ những quy định đang bị mâu thuẫn, chồng chéo; sửa đổi, bổ sung những nội dung khơng cịn phù hợp với tình hình và bối cảnh. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng một chế định pháp luật được hướng dẫn bởi quá nhiều văn dưới luật gây lúng túng, khó khăn cho các chủ thể trong quá tuân thủ, sử dụng hoặc áp dụng pháp luật, nhà làm

75

luật cần tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành trên cơ sở phù hợp với quy định của đạo luật gốc - Bộ luật Dân sự cũng như pháp luật chuyên ngành trong các lĩnh vực đất đai, tín dụng, cơng chứng… Đồng thời tập trung nghiên cứu bao qt các tình huống pháp lý có thể xảy ra trong tương lai để hạn chế tối đa việc ban hành hành liên tiếp các văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trên cơ sở phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới. Với chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng cơng tác xây dựng và hồn thiện hành lang pháp lý để quản lý mọi mặt của đời sống, xã hội trong đó có các quan hệ về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Trên cơ sở các văn kiện của Đại hội Đảng, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng… các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, pháp luật được xây dựng để điều chỉnh các quan hệ trong đời sống xã hội, muốn được thực hiện nghiêm chỉnh phải phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vây, quan hệ hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngồi phù hợp với đường lối, chính sách về chế độ sở hữu tồn dân về đất đai cịn cần bắt kịp xu thế pháp triển của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền

sử dụng đất cần sự chủ động, sáng tạo của các chủ thể áp dụng pháp luật. Là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật (tuân thủ, thi hành, sử dụng, áp dụng), áp dụng phá luật nói chung và áp dụng pháp luật trong quan hệ về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng là hoạt động thể hiện tính quyền lực Nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền. Trong q trình áp dụng pháp luật để ký kết hoặc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cơ quan Nhà nước có thâm quyền phải xem xét mọi sự kiện, tình tiết một cách cẩn thận, tồn diện để đảm bảo tính chính xác, nghiêm minh của q trình áp dụng pháp luật. Như đã phân

76

tích, do những thay đổi liên tục của pháp luật về đất đai từ khi hình thành đến nay dẫn đến biến động lớn về chủ sử dụng đất qua các thời kỳ, khiến nguồn gốc đất đai ở Việt Nam rất phức tạp đã gây những khó khăn nhất định cho các chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật. Do đó, để đảm bảo sự ổn định đời sống, xã hội nói chung và sự an toàn của các giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng, các chủ thể áp dụng pháp luật ngồi u cầu về trình độ chun mơn, cịn phải có tri thức tổng hợp, kinh nghiệm phong phú và đạo đức trong sáng để áp dụng chính xác, chủ động, sáng tạo các quy định của pháp luật.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất hướng

đến phù hợp, tương thích với những chuẩn mực chung của quốc tế, pháp luật của các quốc gia có chế độ sở hữu đất đai tương đồng với Việt Nam để đáp ứng nhu cầu hội nhập, giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với thế giới. Trong quá trình sửa đổi pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, pháp luật công chứng; pháp luật về tín dụng…cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu, học hỏi quy định tương ứng trong pháp luật của các nước cũng như kinh nghiệm lập pháp của họ trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam nhằm thúc đẩy quốc tế hóa pháp luật, tạo cơ sở hấp dẫn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại TNHH MTV xây dựng việt nam (CB bank) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)