Quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thế chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại TNHH MTV xây dựng việt nam (CB bank) (Trang 54 - 55)

2.2. Thực trạng quy định của pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền

2.2.3. Quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thế chấp

quyền sử dụng đất

Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là một chế định quan trọng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm. Chế định này hiện được quy định trong pháp luật dân sự và pháp luật đất đai, cụ thể như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Tranh chấp về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là một trong các loại tranh chấp về đất đai. Hiện tại tranh chấp về đất đai hiện được xác định thẩm quyền giải quyết dựa vào yếu tố có hay khơng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, cụ thể: Trường hợp có một trong các loại giấy tờ chứng minh này thì Tịa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trường hợp khơng có một trong các loại giấy tờ chứng minh, đương sự có quyền lựa chọn một trong hai hình thức là Ủy ban nhân dân hoặc Tịa án nhân dân có thẩm quyền. Như đã phân tích ở các nội dung trước, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều kiện bắt buộc thể bên nhận thế chấp quyết định xác lập giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất, do đó trường hợp tranh chấp về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết [35, Điều 203].

Về thời hiệu khởi kiện, bên bị xâm phạm có thể gửi hồ sơ yêu cầu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm [32, Điều 429].

Về thủ tục tiền tố tụng trước khi khởi kiện tại tòa, pháp luật về đất đai khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hồ giải ở cơ sở [32, Điều 202]. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

49

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất… thì thủ tục hịa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Như vậy, trường hợp tranh chấp về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, khi xảy ra mẫu thuẫn bất đồng các bên có thể ngay lập tức khởi kiện tới tịa án để được giải quyết.

Tóm lại, các quy định của pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ở

Việt Nam hiện hành đã tạo khung pháp lý tương đối chặt chẽ để các chủ thể tham gia và thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất hợp pháp, giúp nâng cao ý thức thực hiện pháp luật cho các chủ thể, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia giao dịch cũng như an toàn cho hệ thống giao dịch dân sự ở nước ta nói chung.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại TNHH MTV xây dựng việt nam (CB bank) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)