Già hóa dân số Nhâ ̣t Bản và nhu cầu laođộng nhâ ̣p cư ngày càng lớn

Một phần của tài liệu Technological innovation and innovation challenges and solutions on labor issues for businesses in ho chi minh city in the context of the covid 19 (Trang 33 - 34)

- “Doi moi” policy 1986 (Reformation policy)

4. Già hóa dân số Nhâ ̣t Bản và nhu cầu laođộng nhâ ̣p cư ngày càng lớn

Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 11 thế giới về quy mô dân số với 126.860.301 người năm 2019, giảm 0,27% so với năm 2018. Điều đáng lo ngại là dân số Nhật Bản ngày càng có xu hướng già hóa và từ năm 2010, đã chính thức bước vào xã hội siêu già với tỉ lệ

người già chiếm 23,0%. Theo phân tích của Cơ quan Nghiên cứu dân số Nhật Bản, đến năm 2050, dân số Nhật Bản sẽ giảm xuống cịn 90 triệu người, trong đó số người trên 65 tuổidựkiếnchiếmkhoảng 40% và sốngườidưới 15 tuổichỉchiếmkhoảng 8,5% (Nguyễn Tuyến, 2020a). Đồng thời, dự kiến đến năm 2030, số lao động Nhật Bản sẽ bị giảm 7,9 triệu và để duy trì dân số ở mức 100 triệu người, về mặt lý thuyết, Nhật Bản phải tiếp nhận 200.000 người nhập cư mỗi năm, nâng tỷ lệ sinh từ 1,43 lên 2,07 vào năm 2030 (NguyễnTuyến, 2020a). Tạithờiđiểmhiệntại,ước tính tồn nướcNhậtthiếutới 586.400

lao động và dự kiến số lao động thiếu hụt trong vòng năm năm sẽ tới lên đến 1.455.000

người. Để bù lại, mỗi năm, Nhật Bản sẽ phải tiếp nhận từ 262.700 đến 341.150 lao động.

Trong đó, ngành điều dưỡng 60.000 người, dịch vụ ăn uống 53.000 người, và xây dựng 40.000 người (VTC1, 2020).

Để tháo gỡ vấn đề nan giải này, ngoài việc kêu gọi các doanh nghiệp nâng tuổi nghỉ hưu như là một trong những giải pháp tối ưu, chính phủ Nhật Bản đã xúc tiến nhiều biện pháp thu hút lao độngnước ngồi đểgiảiquyết tình trạng khan hiếm lao động ởmộtsố

ngành nghề cần nhiều sức khỏe mà người cao tuổi không đáp ứng được (Lâm Anh, 2020). Ngay từ năm 2019, Chính phủ Nhật Bảnđã xem xét điều chỉnh và bổ sung nhiều

chính sách, biện pháp mới nhằmmụcđích xây dựngmột đấtnướcNhậtBảncởimở và thân thiện với người nước ngoài để thu hút nhiều hơn nữa lao động nước ngoài đến với

“xứ sở Hoa Anh đào”. Trước đó, năm 2018, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công bố

kế hoạch đến năm 2025 thu hút 500.000 lao động nước ngoài đến Nhật Bản để bù đắp

tình trạng khủng hoảng nhân lực nghiêm trọng trong một số ngành.

Đặc biệt, việc Chính phủ Nhật Bản ban hành chế độ visa mới với hai loại visa gồm Kỹ năng đặc định 1 và Kỹ năng đặc định 2 có hiệu lực từ ngày 1/4/2019, được cho là chủ yếuhướng tới nguồn lao độngtại cácnướcĐông Nam Á.

Song song với nỗ lực của chính phủ, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đẩy mạnh hoạt động thu hút lao động tại Đông Nam Á. Theo Nikkei Asian Review, nhiều doanh nghiệp và chuỗi nhà hàng Nhật Bản đã lập các công ty liên doanh tại các quốc gia Đông Nam Á để hỗ trợ những người muốn tham gia các kỳ thi kỹ năng của chương trình visa mới tại Nhật Bản. Các cơng ty liên doanh này cịn phối hợp với những trường dạy tiếng Nhật và các doanh nghiệp khác ở các nước láng giềng, khơng chỉ tìm kiếm lao động cho mình mà cịn cung cấp lao động cho những hệ thống doanh nghiệp và nhà hàng khác tại Nhật Bản.

Bằng việc nhanh chóng lập các cơ sở đào tạo ở khu vực, các doanh nghiệp và chuỗi

các nhà hàng này hy vọng sẽ giành lợi thế trong nỗ lực thu hút lao động từ Đông Nam Á. Các trung tâm này đàotạotiếngNhật, các nội dung công việctại các cửa hàng tiệnlợi và

phong tục tập quán của người Nhật Bản cho những sinh viên đã được nhận vào học tại các trường ở Nhật Bản.

Có thể nói, đây thực sự là một tin vui đối với lao động nước ngồi nói chung và Việt Nam nói riêng, vì những thay đổi trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài này từ phía Nhật chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho những ai và những tổ chức đã, đang

và dự kiến sang và đưangười sang Nhật Bản làm việc theo các hình thức khác nhau.

Một phần của tài liệu Technological innovation and innovation challenges and solutions on labor issues for businesses in ho chi minh city in the context of the covid 19 (Trang 33 - 34)