Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Technological innovation and innovation challenges and solutions on labor issues for businesses in ho chi minh city in the context of the covid 19 (Trang 37 - 38)

- “Doi moi” policy 1986 (Reformation policy)

5. Giải pháp nângcao chất lượng laođộng để xuất khẩu sang Nhâ ̣t Bản

5.3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

Một là, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề và ngoại ngữ phù hợp với

yêu cầu về kỹ năng nghề, ngoại ngữ của của đối tác nước ngoài. Nội dung đào tạo tập trung huấn luyện kỹ năng nghề cho người lao động và an toàn vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn xảy ra. Hướng dẫn doanh nghiệp và cơ sở đào tạo căn cứ vào đặc điểm thịtrườngtiếpnhận lao độngđể rèn luyện tác phong lao động cơng nghiệp cho người lao

động. Ví dụ, đối với lao động đi làm việc ở Nhật Bản, phải rèn cho người lao động bỏ

thói quen ngủ trưa, đi làm việc đúng giờ, tác nghiệp phải chính xác, chỉ được thực hiện

công việc khi đã hiểu rõ yêu cầu của người quản lý,…

Hai là, thí điểm đặt hàng đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

theo cơ chế đặt hàng, nội dung chủ yếu của đề án là nhà nước hỗ trợ 70% chi phí học nghề cho người lao động, doanh nghiệp hoặc người lao động chịu chi phí 30% cịn lại, nếu

người lao độngđạt trình độnghề theo quy định và đượcđối tác nước ngoài tiếpnhận.Mục

tiêu của đề án là khuyến khích người lao động học nghề trước khi đi làm việc ở nước ngoài

và từng bước xây dựng thương hiệu lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.

Ba là, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành

để chủ động đào tạo nguồn lao động đáp ứng kịp thời yêu cầu về số lượng và chất lượng

lao động của chủ sử dụng lao động ngoài nước.

Bốn là, nhà nướccầnđầutư xây dựngsố Trung tâm đàotạo lao độngxuấtkhẩuđặt tại các vùng, miền, ...

Năm là, nhà nước cần kêu gọi các nước có nhu cầu tiếp nhận lao động có nghề của

Việt Nam đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, giáo trình, tài liệu giảng dạy và họctập, đào tạo chuẩn hóađội ngũ giáo viên dạy.

Sáu là, về lâu dài, nhà nước cần quy định tiêu chuẩn nghề theo từng thị trường và

kiểm định chất lượng lao động có nghề trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo nghề, ngoại ngữ cho lao động xuất khẩu giữa các cơ sởđào tạo, doanh nghiệp.

Cuối cùng, nhưng rất quan trọng, Chính phủ, trước hết là Bộ LĐ-TBXH, cần ban

hành các biện pháp cụ thể để giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng bỏ trốn và vi phạm

pháp luật của các lao động xuất khẩu tạiNhậtBản nói riêng và các bạn hàng nói chung.

(i) Cần có quy định rõ ràng, minh bạch và phải được tăng cường phổ biến công khai về cơ chế, chính sách, danh sách các cơng ty xuất khẩu lao động uy tín, tiêu chuẩn tuyển dụng lao động, thị trường xuất khẩu, tiêu chuẩn tuyển lao động, các loại phí,… để lao động biết, thực hiện và kiểm tra, nhằm tránh tình trạnglao động bị lừagạt.

(ii) Xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động, đồng thời tăng cường biện pháp chế tài, mạnh tay xử lý hình sự đối với các trường hợp lao động bỏ trốn. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần có đại diện tại nước sở tại, phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán, Ban quản lý. Cục Quản

lý Lao động nước ngồi cần phối hợp với chính quyền địa phương, an ninh cửa

khẩu để nắm được thông tin khi lao động bỏ trốn về nước.

(iii) Cần chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, lên án hành động bỏ trốn, làm

cho người lao động hiểu rõ tác hại của hành động này. Cung cấp các thông tin liên quan về công tác quản lý việc đưa người đi làm việc ở nước ngồi như: chính sách, nhu cầu tuyển dụng, hình thức xử phạt nếu vi phạm hợp đồng, … để hiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ trong thời gian làm việc ở nước ngoài, từ đó hạn chế tình trạng vi phạm hợp đồng.

(iv) Giải pháp lâu dài là quan tâm đến việc làm cho người lao động khi họ trở về nước. Đây là giải pháp bền vững, vừa tránh lãng phí nguồn nhân lực, vừa làm

cho người lao động an tâm về việc làm và thu nhập, không chịu áp lực nặng nề trong thời gian làm việcở nước ngoài.

(v) Cần nâng cao năng lực trong việc tuyển chọn, đào tạo, cung ứng của doanh nghiệp xuất khẩu lao động Nhật Bản. Các doanh nghiệp phải xây dựng được độingũ các bộgiỏi,năngđộng,đồngthờiphải xâydựngcơ sởnghềnhằmchủ động trong việc tuyển chọn và đào tạo lao động.

Với những biện pháp chính sách này, hy vọng vấn nạn thực tập sinh bỏ trốn và vi phạm pháp luật Nhật Bản sẽ giảm dần và khơng cịn (Bảo Minh, 2018).

Một phần của tài liệu Technological innovation and innovation challenges and solutions on labor issues for businesses in ho chi minh city in the context of the covid 19 (Trang 37 - 38)