Giải pháp tạo nguồn cung laođộng chất lượng cao

Một phần của tài liệu Technological innovation and innovation challenges and solutions on labor issues for businesses in ho chi minh city in the context of the covid 19 (Trang 50 - 58)

- “Doi moi” policy 1986 (Reformation policy)

Giải pháp tạo nguồn cung laođộng chất lượng cao

Đình Tn1

Theo danh sách cập nhật đến cuối tháng 12-2021, dân số Việt Nam có 98,6 triệu người,xếpthứ 15 trên thếgiới.Ở châu Á, dân sốViệt Nam xếpthứ tám, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Bangladesh, Nhật Bản, Philippines. Trong khối ASEAN, dân số Việt Nam chỉ xếp sau Indonesia (278 triệu người), Philippines (111,7 triệu người); xếp kế nước ta là Thái Lan (70 triệu người), Myanmar (55 triệu người), Malaysia (33 triệu người)…

Về diện tích, nước ta đứng thứ 66 trên thế giới. Trong khối ASEAN, nước ta chỉ nhỏ hơn Indonesia, Myanmar, Thái Lan.

Lợithế vđiểmnghẽn

Như vậy, nước ta là nước có diện tích vào nhóm 1/3 nước lớn trên thế giới và dân số nằm trong nhóm 1/10 nước lớn trên thế giới. Nói như vậy để thấy nước ta có những thuận lợi về diện tích tự nhiên và nguồn nhân lực, là một yếu tố quan trọng trong phát triển, hội nhập.

Bức tranh toàn cảnh về nhân lực ở Việt Nam hiện nay có nhiều điểm tích cực, đã xuất hiện những yếu tố góp phần làm tăng chất lượng nhân lực. Trong hơn 20 năm qua, lực lượng lao động ở Việt Nam đã có những biến đổi tích cực. Bà Valentina Barcucci,

chuyên gia kinh tế lao động thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, phân tích: Vào năm 2000 có 65,3% lực lượng lao động thuộc lĩnh vực nơng nghiệp, đến năm 2020, tỉ trọng đó đã giảm xuống cịn 37,2%, tăng thêm lao động cho lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp. Trước đây lĩnh vực nông nghiệp tuyển dụng nhiều lao động nhất thì sau hai

thập niên, lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp tuyển dụng số lao động gần tương đương nhau (lầnlượt là 37,3% và 37,2%) và theo sát là lĩnh vực công nghiệp (25,5%).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch vàĐầu tư), lực lượng lao độngtừ 15 tuổitrở lên trong quý I - 2022 nước ta l 51,2 triệungười,tăngkhoảng 0,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Theo phân tích của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính, năm 2019, tỉ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi chiếm 68,0% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009), tỉ trọng dân sốdưới 15 tuổi và từ 65 tuổitrở lên chiếmlầnlượt là 24,3% và 7,7%. Nhưvậy,Việt Nam

đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi cứ một người phụ thuộc thì có hai người

trong độ tuổi lao động, phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam giai đoạn này rất dồi dào,

tác động tích cực đến lực lượng lao động của Việt Nam cũng như hiệu quả sản xuất, qua đó tácđộng đến tăng trưởng kinh tế.

Dù có lợi thế “cơ cấu dân số vàng” với 55 triệu lao động, nhưng "điểm nghẽn" lại

chính là chấtlượngnguồn nhân lựcbởitỉlệ lao động qua đàotạo có bằngcấp,chứngchỉ mới đạt 24,6%; chỉ số kỹ năng và chất lượng đào tạo nghề tuy tăng ấn tượng nhưng vẫn

ở mức 97/140, còn ở khoảng cách xa so với các nước Đông Bắc Á và ASEAN. Tỉ lệ người lao động được đào tạo trình độ ĐH trở lên nhưng lại làm những vị trí cơng việc chỉ yêu cầutrình độ caođẳngtrởxuống tăng nhanh trong 10 năm qua, từ 12% lên 25%.

So sánh tháp dân sốgiữanăm 2009 và năm 2019 cho thấy nhóm 70 - 74 tuổitrở lên

cho có xu thế tăng, khẳng định xu thế dân số già hóa tăng nhanh ở Việt Nam. Tại Việt Nam, cơ cấu tuổi thay đổi theo xu hướng tỉ trọng trẻ em dưới 15 tuổi giảm và tỉ trọng người từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng nhanh trong hai

thập kỷ qua. Chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn hai lần so với năm 1999. Chỉ số già hóa được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm tới.

Thực trạng này càng cho thấy chúng ta sẽ hết cơ hội để tranh thủ thời cơ dân số vàng và bắt kịp với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực nếu không tăng tốc phát triển nhân lực có kỹ năng, nhân lực có tay nghề cao nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là trong bối cảnh do ảnh hưởng của dịch

Covid-19, xu hướngtựđộng hóa, điệntử hóa, số hóa, tác độngcủacuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Nhìn qua lao động Đơng Á, bi họctừ Nhâ ̣t Bản, Hàn Quốc

Trong tổng quan về nguồn nhân lực, dù đang là cơ cấu dân số vàng song xu thế già

hóa dân số tại Việt Nam tăng nhanh. Tình trạng này đãphổ biến tạiNhật Bản. Vậy nước này giải bài toán nhân lực ra sao, tương tự là Hàn Quốc với những thành công về phát triển nguồn nhân lực, đem lại cho Việt Nam những kinh nghiệm gì?

Tại Nhật Bản hiện đang có hơn 20% dân số đang ở độ tuổi từ 65 trở lên. Già hóa dân số kéo theo tình trạng thiếu hụt nhân lực nhiều tại nước này. Tỉ lệ người qua đời cao hơn so với tỉ lệ trẻ sơ sinh (năm 2017, chỉ có 900.000 trẻ sơ sinh ra đời so với 1,3 triệu người qua đời) dẫn tới tình trạng thiếu hụt nhân lực lao động tại Nhật Bản trong những năm gần đây, do đó trong nguồn lực lao động của nước này, lao động nhập khẩu chiếm tỉ lệ khá lớn. Tính đến cuối tháng 10-2020, tổng số lao động nước ngoài tại Nhật Bản là hơn 1,72 triệu người, tăng khoảng 65.000 người (4%) so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này ít hơn nhiều so với mức tăng 13,6% trong năm 2019 do nhiều thực tập sinh nước

ngồi khơng thể tới Nhật Bản trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nước.

Để khắc phục thực trạng và có nguồn nhân lực chất lượng cao, Nhật Bản tập trung cải cách giáo dục đại học và nâng chất đào tạo nghề trong doanh nghiệp. Theo Tạp chí

Xây dựng Đảng (số ra tháng 9-2021), vào tháng 3-2016, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao,

Khoa học và Cơng nghệ Nhật Bản đề ra 3 phương châm lớn về đường hướng cải cách. Đó là: Xét tốt nghiệp và cấp bằng; sửa đổi chương trình đào tạo; tiếp nhận sinh viên. Nhằm huy động các nguồn lực từ xã hội cho cơng tác đào tạo nhân lực, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hình thành hệ thống giáo dục đào tạo nghề

trong các công ty, doanh nghiệp.

Cùng với việc tăng cường giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nghề, Chính phủ Nhật

thời khích lệ hoạt động sáng tạo của người lao động ln thích ứng với mọi điều kiện. Để sử dụng và quản lý nguồn nhân lực, Nhật Bản thực hiện chế độ lên lương và tăng thưởng theo thâm niên. Ở Nhật Bản hầu như khơng có trường hợp nhân sự trẻ tuổi, ít tuổi nghề lại có chức vụ và tiền lương cao hơn người làm lâu năm. Nhật Bản tăng cường phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của người lao động; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có khả năng thích ứng nhanh với điều kiện làm việc luôn thay đổi và nhạy bén trong việc làm chủ khoa học - công nghệ và các hình thức lao động mới.

Nhật Bản cịn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực về kinh doanh, tác phong làm việc, tạo hình ảnh chun nghiệp.Đặcbiệt, cácvị trí quản lý ít nhấtmộtlầnđượcluân chuyển

sang chi nhánh khác trong nước hoặc nước ngoài nhằm trang bị kiến thức, kỹ thuật chun mơn cần thiết cho mỗi chi nhánh; khuyến khích các nhân viên đóng góp và trọng dụng ý kiến của nhân viên trong quá trình ra quyết định.

Cịn ở Hàn Quốc, theo Tổng cục Cơng nghiệp (Bộ Quốc phòng), các doanh nghiệp

Hàn Quốc, đặc biệt là các tập đoàn lớn đã thực hiện nhiều biện pháp để thu hút và trọng

dụng kỹ sư công nghệ cao là người Hàn Quốc ở nước ngoài nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển nội địa, với hai hình thức chủ yếu là hồi hương và sử dụng ở

trong nước. Trong khi đó, đối với việc sử dụng nhân lực ở trong nước, điều kiện và môi

trường làm việc tốt, cơng việc có tính độc lập cao, được trọng dụng và thăng tiến. Nhiều tập đoàn lớn như Samsung, Huyndai, LG... đã thiết lập các đơn vị nghiên cứu và phát triểnở Thung lũng Silicon (bang California, Mỹ),đểthựchiện cáchoạtđộng nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực vi điện tử, cơng nghệ sinh học, bán dẫn/máy vi tính và cơng nghệ sinh học.

Chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng hệ thống giáo dục riêng về khoa học và công nghệ, tách biệt với hệ thống giáo dục trung học và đại học hiện có. Bên cạnh việc mở rộng các khóa đào tạo sau đại học tại Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), các trường trung học và đại học khoa học và cơng nghệ cũng được thành lập, hình thành

nên hệ thống đào tạo các nhà khoa học và kỹ sư xuất sắc. Học sinh, sinh viênở những trường này còn được cấp học bổng và miễn giảm nghĩa vụ quân sự.

Có thể rút ra một số kinh nghiệm của hai quốc gia trên cho Việt Nam. Đó là thực hiện mơ hình giáo dục đại học đại chúng để gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao. Mơ

hình này có sựkếthợpgiữađàotạo chun sâu mang tính nghiên cứuvớiđào tạođại trà

mang tính cộng đồng. Hai là, Nhà nước cần chú trọng đầu tư để phát triển giáo dục đại

học quốc gia, phải thực sự coi trọng giáo dục đại học. Trong q trình đầu tư, cần có trọng điểm để có những đại học thực sự tiêu biểu. Ba là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động theo ngành nghề. Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tập trung đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến. Bốn là, quan tâm tạo điều kiện tốt cho nguồn nhân lực trẻ tài

năng. Năm là, tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động, hoàn thiện hệ thống

đào tạo từ bậc phổ thông, đào tạo nghề, đào tạo đại học; xây dựng chương trình hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bắt buộc thực hiện ở các trường; chương trình đào tạo

nghề cần tăng cường giờ thực hành; xây dựng mối quan hệ giữa trường đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động thơng qua chính sách, cơ chế hoạt động và khuyến khích các

doanh nghiệp gắn bó chặt chẽvới các trường đào tạo vàngượclại.

Thựctrạngnguồn nhânlựcViệt Nam, nhữnglợithế,điểm mạnh

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số vốn nhân lực (HCI) của Việt

Nam đã tăng từ 0,66 lên 0,69 trong 10 năm (2010 – 2020). Việt Nam là một trong những

nước ở khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương có điểm cao nhất về chỉ số vốn nhân lực.

Điều này phản ánh những thành tựu lớn trong giáo dục phổ thông và y tế trong những năm qua. Giai đoạn 2000 - 2017, phát triểnvốn nhân lựcđóng góp khoảng 1/3 tăngtrưởng

GDP bình qn đầu người.

Ngồi ra, theo Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu năm 2020, chỉ số phát triển

con người (HDI) năm 2019 của Việt Nam là 0,704, xếp vị trí 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 - 2019, chỉ số HDI của Việt Nam đã tăng hơn 48%, từ 0,475 lên 0,704, thuộc các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới. Về chất lượng phát triển

con người, năm 2019, Việt Nam thực hiện tốt các chỉ số y tế, giáo dục, việc làm và phát triển nông thôn…

Xét một cách tổng quan, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đã có sự cải thiện rõ

rệt. Tất cả những yếu tố này đã góp phần nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) của Việt

Nam trong thời gian qua. Năm 2020, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt

117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động); tính theo giá so sánh, tăng

5,4% so với năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, NSLĐ tăng 5,78%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011 - 2015. Tính chung giai

đoạn 2011 - 2020, NSLĐ tăng bình quân 5,07%/năm.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2021 của Tổng cục Thống kê cho

biết: NSLĐ của toàn nền kinh tế nước ta theo giá hiện hành ước đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020). Theo giá so

sánh, NSLĐ trong năm 2021 tăng 4,71% do trình độ của người lao động được cải thiện.

Giai đoạn 2009 - 2019, trình độ học vấn của nguồn nhân lực Việt Nam đã được nâng cao; phân bổ lực lượng lao động theo trình độ học vấn tăng mạnh ở các nhóm trình độ cao và giảm mạnh ở các nhóm trình độ thấp. Bên cạnh đó, trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực Việt Nam cũng không ngừng được cải thiện. Tỉ lệ dân số có chun mơn kỹ thuật đã tăng lên đáng kể so với năm 2007, tăng 6,3 điểm phần trăm, từ

17,7% (năm 2007) lên 24% (quý II/2020). Tỉ lệ dân số có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, từ 4,9% (năm 2007) lên 11,1% (quý II/2020).

Nhữngbất câ ̣p của nhân lựcViệt Nam

Bên cạnh lợi thế về nguồn lực đông đảo và những yếu tố tích cực, đóng góp quan

trọng,nguồn nhân lựcViệt Nam đứngtrướcnhiều thách thức, có nhữngbấtcậpcầnkhắc phục. Bà Valentina Barcucci, chuyên gia ILO tại Việt Nam cho rằng Việt Nam khó áp dụng những thế mạnh từng giúp nước ta trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp để đạt bước phát triển tiếp theo. Chẳng hạn, ngành công nghiệp chế tạo với giá trị gia tăng

thấp chiếm tỉ trọng lớn trong khu vực FDI hiện tại đã và đang là công cụ khởi đầu cho

tăng trưởng kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, một nền cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn, với đổi mới, sáng tạo và một lực lượng lao động có kỹ năng lại là cần thiết để đảm bảonền kinh tế có thể phát triểnhơnnữa. Do đó,Việt Nam cầnmột mơ hình tăngtrưởng mới để thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp và để đạt được hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa cũng như tăng trưởng bền vững. Điều này cũng đòi hỏi một thị trường lao động được hiện đại hóa.

Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động, với mức đóng góp bình qn giai đoạn 2016 - 2020 là 54,28%,

trong đó đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này cao hơn đóng góp củanăngsuất nhân tốtổnghợp (TFP). Theo ông Bùi Quang Tuấn,Việntrưởng Viện Kinh tế Việt Nam, NSLĐ của Việt Nam dù đã được cải thiện trong giai đoạn 2016

– 2020, song vẫn bị tụt hậu, thấp so với nhiều nước trong khu vực, thua xa Singapore, Malaysia, Thái Lan hay cả Indonesia.

Những yếu tố làm cho NSLĐ của Việt Nam thấp là cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao, máy móc, thiết bị và quy trình cơng nghệ cịn lạc hậu, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động chưa đáp ứng yêu cầu.

Bên cạnh đó là xuất phát điểm của nền kinh tế thấp; trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả

sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập; tăng trưởng chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp chưa cao; còn một số "điểmnghẽn" vềcải cáchthể chế và thủ tụchành chính…

Thách thức trên đường phát triển

Dễ thấy nhất là hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng, đặc biệt là đào tạo nghề. Quy mô đào tạo và cơ cấu đào tạo của hệ thống đào tạo nghề nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu của

xã hội. Đang có sự “lệch pha” nhất định giữa hệ thống đào tạo với nhu cầu thực tế về nhân

lực,giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộivới mong muốncủangườihọc,thểhiện trong

cơ cấu đào tạo,tình trạng thất nghiệp và cấu trúc nguồn nhân lực.

Theo số liệu thống kê tính đến 31-12-2021, số người trong độ tuổi thanh niên (từ

15 - 29 tuổi) là trên 21,6 triệu người. Tuy nhiên, hằng năm, hệ thống giáo dục - đào tạo

Một phần của tài liệu Technological innovation and innovation challenges and solutions on labor issues for businesses in ho chi minh city in the context of the covid 19 (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)