2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài thực hiện dựa vào nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013.
2.2.2Phương pháp phân tích số liệu
* Áp dụng cho từng mục tiêu cụ thể:
– Mục tiêu 1: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2010 – 06/2013.
Sử dụng phương pháp phân tích – phương pháp so sánh số liệu về tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng trong giai đoạn 2010 –06/2013 để
Doanh số thu nợ doanh nghiệp Dư nợ DNg bình quân
Doanh số cho vay doanh nghiệp Doanh số thu nợ doanh nghiệp
thấy rõ sự biến động của doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,… qua các năm. Từ đó có thể nhận xét khái qt hơn, chính xác hơn về tình hình cho vay doanh nghiệp của đơn vị.
– Mục tiêu 2: Đánh giá về hoạt động cho vay doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh Tây Đô trong giai đoạn 2010 – 06/2013.
Sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến cho vaydoanh nghiệp như chỉ tiêu dư nợ cho vay doanh nghiệp trên tổng nguồn vốn huy động, chỉ tiêu doanh số thu nợ doanh nghiệp trên doanh số cho vay doanh nghiệp, chỉ tiêu nợ xấu doanh nghiệp trên dư nợ doanh nghiệp,…
– Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh Tây Đô.
Dựa trên các phân tích ở trên, từ những mặt hạn chế của ngân hàng đề ra giải pháp khả thi nhằm nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.
* Các phương pháp sử dụng:
– Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Các chỉ tiêu này có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhằm để xác định mức biến động, xu hướng của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo chỉ tiêu.
Các hình thức so sánh:
So sánh số bằng tuyệt đối: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện. Tác dụng của nó là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mơ, khối lượng.
∆F = F1– F0 Trong đó:
+ F0: Chỉ tiêu năm gốc + F1: Chỉ tiêu năm phân tích
+ ∆F: Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm đang tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu kinh tế để xem xét có sự biến động khơng? Và tìm ra
nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
So sánh số bằng tương đối: là kết quả của phép chia giữa giá trị chênh lệch của kỳ phân tích và ký gốc với giá trị kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. ∆F = 0 1 F F x 100 (∆F = 0 1 F F x 100 – 100) Trong đó: + F0: Chỉ tiêu năm gốc + F1: Chỉ tiêu năm phân tích
+ ∆F: Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra ngun nhân và biện pháp khắc phục.
Các kỹthuậtso sánh:
So sánh theo chiều ngang: nhằm xác định các tỷ lệ và xu hướng biến động giữa các kỳ của 1 chỉ tiêu.
So sánh theo chiều dọc: nhằm xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu của từng kỳ.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ