Hệ số thu nợ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 90)

Hệ số này phản ánh kết quả thu hồi nợ doanh nghiệp của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết trong một kỳ kinh doanh, từ một đồng DSCV doanh nghiệp, ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiều đồng vốn.

Hệ số thu nợ doanh nghiệp qua các năm 2010, 2011, 2012 luôn đạt trên 80% cho thấy việc thu hồi nợ của ngân hàng không phải là thấp, tuy nhiên năm 2011 thì hệ số này giảm 6,8 điểm phần trăm so với năm 2010. Điều này cho thấy việc thu nợ doanh nghiệp so với cho vay doanh nghiệp không được tốt như năm 2010.

Nhưng đến năm 2012 thì doanh số thu nợ doanh nghiệp cao hơn cả doanh số cho vay doanh nghiệp, vì trong giai đoạn này ngân hàng có kế hoạch giảm doanh số cho vay doanh nghiệp và tăng cường công tác thu nợ để ổn định tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và nó vẫn được duy trì đến 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể hệ số thu nợ doanh nghiệp tăng 5,8 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm 2012.

Tóm lại, hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô năm 2011 không được tốt vì công tác thu nợ ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian gần đây, ngân hàng đã quản lý chặt chẽ hoạt động cho vay doanh nghiệp của mình và từng bước nâng cao nghiệp vụ này để mang lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH

NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ

Những khó khăn của ngân hàng Vietinbank Tây Đô

(1) Tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp cao, với mức an toàn là 3% thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng lại đạt mức 3,4% (năm 2011), cao gấp 1,13 lần so với mức an toàn, cho nên ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao.

(2) Vốn huy động còn thấp không đủ để đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, ngân hàng phải nhờ vốn điều chuyển từ Hội sở chính. Nguồn vốn điều chuyển có chi phí cao cho nên làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên.

(3) Sử dụng vốn huy động để cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao so với cho vay cá nhân, điều này dẫn đến hậu quả là rủi ro của ngân hàng sẽ tập trung mà không được phân tán, như vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ kém hiệu quả.

(4) Cán bộ tín dụng chưa linh hoạt trong công tác thẩm định tín dụng và chưa theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng xấu đi thì cán bộ tín dụng chưa đủ kinh nghiệm để kịp thời xử lý.

Giải pháp cho những khó khăn của ngân hàng Vietinbank Tây Đô

(1)Tăng cường kiểm soát sự biến động của nợ xấu doanh nghiệp

Muốn xử lý nợ xấu doanh nghiệp thì phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao doanh nghiệp lại không trả được nợ, từ đó giúp doanh nghiệp ngăn chặn nợ xấu tiếp tục phát sinh. Để nợ xấu không phát sinh với quy mô rộng thì phải triệt tiêu phần gốc phát sinh nợ xấu bằng một số giải pháp như:

 Tăng cường công tác thu nợ đối với nhóm ngành thủy sản, đồng thời quản lý chặt chẽ các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải kiểm tra giám sát các dự án vay vốn đầu tư, dự án vay vốn nâng cấp máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp lớn để tránh trường hợp các doanh nghiệp lớn sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

 Với tình trạng sức mua giảm như hiện nay thì ngân hàng cần phải giúp các doanh nghiệp hợp tác với mình đẩy nhanh đầu ra cho hàng hóa để giảm hàng tồn kho. Ngân hàng có thể tăng cho vay tiêu dùng để kích cầu, từ đó tăng

nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân cho các doanh nghiệp. Như vậy mới giúp các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có thiện chí trả nợ cho ngân hàng.

 Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ theo quy định của NHNN và sử dụng nó để giải quyết nợ xấu.

 Thực hiện biện pháp cơ cấu lại nợ để phản ánh đúng về các khoản nợ  Ngân hàng cũng có thể bán các khoản nợ cho các công ty quản lý nợ nhằm kiềm chế sự tăng mạnh của nợ xấu.

(2)Tăng cường huy động vốn

Hiện tại vốn huy động của ngân hàng chưa đủ để cho vay do có nhiều doanh nghiệp hợp tác với Vietinbank Tây Đô, vì vậy ngân hàng cần tăng cường thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn thành phố Cần Thơ bằng những cách như:

 Vietinbank Tây Đô cần thực hiện nhiều hình thức tri ân khách hàng cũ để thu hút khách hàng mới.

 Tổ chức những buổi trao đổi với các giao dịch viên để họ có thái độ phục vụ khách hàng tốt để khách hàng cảm nhận được sự quan tâm và cách phục vụ chuyên nghiệp của Vietinbank Tây Đô.

 Ngân hàng cũng phấn đấu để có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, như thế uy tín của ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ sẽ được nâng cao. Điều này giúp cho người dân cảm thấy tin tưởng vào uy tín ngân hàng và đến gửi tiền. Đồng thời, phải tránh những tiêu cực từ trong nội bộ của ngân hàng để không ảnh hưởng xấu đến lòng tin của khách hàng về ngân hàng.

 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt: Áp dụng mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể. Do lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp nên mức lãi suất đưa ra phải hợp lý, được hình thành dựa trên thỏa thuận với khách hàng, hài hòa lợi ích ngân hàng và doanh nghiệp (tức là lãi suất sau khi thỏa thuận phải lớn hơn hoặc bằng mức sàn lãi suất do Hội sở chính đưa ra). Đối với các doanh nghiệp lớn có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng nên có sự ưu đãi về lãi suất để duy trì quan hệ hợp tác.

(3)Ngân hàng phải cơ cấu lại tỷ lệ sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp và tỷ lệ sử dụng vốn cho vay cá nhân cho hợp lý để phân tán được rủi ro của mình. Ngân hàng có thể duy trì ở mức 5:3 thì mức độ rủi ro của ngân hàng sẽ

giảm và khi có vấn đề phát sinh xảy ra có thể bù đắp được tổn thất, hạn chế thiệt hại cho ngân hàng.

(4) Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, đồng thời giúp cán bộ tín dụng tiếp cận được những tình huống thực tế để có những hướng xử lý đúng đắn. Vì vậy ngân hàng cần phải:

 Tăng cường hình thức đào tạo tập trung, kết hợp với hình thức tập huấn thực tế tại chỗ nhằm giúp cho cán bộ tín dụng vừa nắm vững được lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ vừa cọ xát được với những vần đề thực tế. Ngân hàng có thể tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ, tổ chức buổi thảo luận những vướng mắc trong công tác tín dụng về văn bản, qui trình nghiệp vụ,… Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải khuyến khích các cán bộ tín dụng tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của mình để tránh sự tụt hậu trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường và sự thay đổi công nghệ trong quá trình phát triển của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đánhgiá chất lượng của cán bộ tín dụng thường xuyên để sàn lọc và phân loại cán bộ tín dụng. Công việc phân loại cán bộ tín dụng sẽ giúp ngân hàng có hướng đào tạo phù hợp hơn.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 90)