ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 83)

dứt khoát chuyển các khoản nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngành xây dựng và bất động sản vào nhóm nợ xấu để quản lý chặt chẽ hơn. Vì tình hình kinh doanh bất động sản và xây dựng gặp nhiều khó khăn, bất động sản thì đóng băng nên xây dựng từ đó cũng xuống dốc theo. Đối với các khoản nợ của nhóm ngành này ngân hàng gặp khó khăn trong cơng tác thu hồi, nên phải phân loại vào nhóm nợ xấu.

Năm 2012, sở dĩ nợ xấu doanh nghiệp của nhóm ngành khác giảm xuống so với năm 2011 không phải là do các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng trả nợ cho ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2012 các doanh nghiệp ngành vận tải được ngân hàng Vietinbank Tây Đơ tăng doanh số cho vay vì họ có tình hình hoạt động kinh doanh tốt và có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, nợ xấu doanh nghiệp nhóm ngành khác giảm một phần lớn là do nợ xấu các doanh nghiệp ngành vận tải giảm. Tình hình này được kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2013 (giảm 781 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012).

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG

Sau khi đã phân tích về tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đơ chúng ta nhìn rõ được sự biến động của doanh số cho vay doanh nghiệp, doanh số thu nợ doanh nghiệp, dư nợ doanh nghiệp và nợ xấu doanh nghiệp. Đồng thời chúng ta cũng đã biết được nguyên nhân gây nên sự biến động đó. Tiếp theo chúng ta sẽ đi vào đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng để xem hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng là tốt hay chưa tốt.

Hoạt động cho vay doanh nghiệp là một phần trong hoạt động cho vay, cho nên cũng sẽ có những đặc điểm như hoạt động cho vay. Vì thế, ta có thể sử dụng những chỉ số đánh giá hoạt động cho vay để áp dụng và đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp. Một số chỉ số được sử dụng như: dư nợ trên vốn huy động, vịng quay vốn tín dụng doanh nghiệp, hệ số thu nợ doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp.

Sau đây là bảng số liệu về các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô:

Bảng 4.13: Đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 (1) DSCV doanh nghiệp Triệu đồng 1.486.579 1.609.296 1.276.821 (2) DSTN doanh nghiệp Triệu đồng 1.340.606 1.341.934 1.501.179 (3) Dư nợ doanh nghiệp đầu kỳ Triệu đồng 309.800 455.773 723.135 (4) Dư nợ doanh nghiệp cuối kỳ Triệu đồng 455.773 723.135 498.777 (5) Dư nợ doanh nghiệp bình quân Triệu đồng 382.767 589.454 610.956 (6) Nợ xấu của doanh

nghiệp Triệu đồng 3.348 24.925 11.334 (7) Vốn huy động Triệu đồng 655.448 546.941 630.458 Dư nợ DNg trên VHĐ = (4)/(7) Lần 0,70 1,32 0,79 Vòng quay vốn TD = (2)/(5) Vòng 3,5 2,3 2,5 Hệ số thu nợ DNg = (2)/(1) % 90,2 83,4 117,6 Tỷ lệ nợ xấu DNg = (6)/(4) % 0,7 3,4 2,3

Nguồn: Phòng Kế tốn tổng hợp của Vietinbank Tây Đơ giai đoạn 2010 – 2012. Ghi chú: DSCV: doanh số cho vay

DSTN: doanh số thu nợ

VHĐ: vốn huy động

DNg: doanh nghiệp

Bảng 4.14: Đánh giáhoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Chỉ tiêu Đơn vị tính 06/2011 06/2012 06/2013 (1) DSCV doanh nghiệp Triệu đồng 1.235.531 884.461 801.457 (2) DSTN doanh nghiệp Triệu đồng 967.837 878.638 842.283 (3) Dư nợ doanh nghiệp đầu kỳ Triệu đồng 455.773 723.135 498.777 (4) Dư nợ doanh nghiệp cuối kỳ Triệu đồng 723.467 728.958 457.951 (5) Dư nợ doanh nghiệp bình quân Triệu đồng 589.620 726.047 478.364 (6) Nợ xấu của doanh

nghiệp Triệu đồng 7.665 19.762 6.540 (7) Vốn huy động Triệu đồng 501.322 587.666 894.561 Dư nợ DNg trên VHĐ = (4)/(7) Lần 1,44 1,24 0,51 Vòng quay vốn TD = (2)/(5) Vòng 1,64 1,21 1,76 Hệ số thu nợ DNg = (2)/(1) % 78,3 99,3 105,1 Tỷ lệ nợ xấu DNg = (6)/(4) % 1,1 2,7 1,4

Nguồn: Phịng Kế tốn tổng hợp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Ghi chú: DSCV: doanh số cho vay

DSTN: doanh số thu nợ

VHĐ: vốn huy động

DNg: doanh nghiệp

4.3.1 Dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động

Chỉ tiêu dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN, các ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 80% vốn huy động để cấp tín dụng.Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động khá cao, năm 2010 dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động đạt 70% cho thấy việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng vào cho vay doanh nghiệp khá thuận lợi. Tuy nhiên ngân hàng Vietinbank Tây Đô phải xin điều chuyển vốn từ Hội sở chính vì tổng dư nợ trên tổng vốn huy động đạt mức 102%, có nghĩa là khi ngân hàng Vietinbank Tây Đô huy động được 1 đồng, sẽ đem sử dụng vào việc cho vay doanh nghiệp là 0,7 đồng.

Năm 2011, tổng dư nợ gấp 1,4 lần vốn huy động, đồng nghĩa với việc ngân hàng Vietinbank vẫn tiếp tục xin điều chuyển vốn từ Hội sở chính, nguồn vốn điều chuyển này có chi phí khá cao và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chi phí của ngân hàng năm 2011 tăng lên đột biến. Trong đó thì dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động chiếm 94%, ngân hàng cần phải giảm dư nợ doanh nghiệp xuống mức an toàn để phân tán được rủi ro.

Riêng năm 2012, ngân hàng Vietinbank Tây Đô sử dụng 87% vốn huy động để cho vay, nhưng con số này vẫn cao hơn 80% (tỷ lệ cấp tín dụng tối đa của vốn huy động) nên ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô tiếp tục sử dụng vốn điều chuyển của Hội sở chính để cho vay. Tuy nhiên, ngân hàng đã sử dụng hết nguồn vốn huy động của mình và sử dụng vốn điều chuyển khơng nhiều cho nên chi phí của ngân hàng tăng theo chiều hướng tích cực. Trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp trên vốn huy động là 0,79 lần như vậy việc sử dụng vốn huy động cho vay cá nhân khá thấp. Ngân hàng cần có kế hoạch cơ cấu lại giữa việc sử dụng vốn huy động để cho vay doanh nghiệp và cá nhân cho hợp lý để phân tán được rủi ro cho ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng phải tìm cách tăng nguồn vốn huy động để sử dụng cho hoạt động cho vay của mình vì nguồn vốn huy động của ngân hàng cịn rất thấp mà nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ở Khu Cơng Nghiệp Trà Nóc cao, ngân hàng có thể sử dụng vốn điều chuyển nhưng nó có chi phí lớn hơn vốn huy động và phụ thuộc nhiều vào Hội sở chính.

Đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình hoạt động của ngân hàng Vietinbank Tây Đơ có chuyển biến, tổng dưnợ cho vay chỉ chiếm 70% nguồn vốn huy động (thấp hơn 80% theo qui định tại thông tư 13), và sử dụng 51% để cho vay doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, ngân hàng chưa sử dụng hết nguồn

vốn huy động để cho vay, như vậy việc trả lãi tiền gửi cho phần vốn huy động chưa sử dụng sẽ là một khoản chi phí dư thừa mà ngân hàng phải gánh chịu.

Tóm lại, việc ngân hàng sử dụng vốn huy động để cho vay cần nhỏ hơn 80% để đảm bảo an tồn nhưng khơng nên quá thấp, đồng thời cơ cấu lại tỷ lệ cho vay doanh nghiệp và tỷ lệ cho vay cá nhân đối với nguồn vốn huy động cho hợp lý để phân tán được rủi ro cho ngân hàng.

4.3.2 Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp

Chi tiêu này phản ánh được hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng một cách rõ rệt. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, vì nó cho biết nếu chỉ tiêu này thấp đồng nghĩa với ngân hàng cho vay các doanh nghiệp và rất ít doanh nghiệp được liệt kê vào danh sách các doanh nghiệp có nợ xấu tại ngân hàng. Hay nói cách khác là hoạt động tín dụng của ngân hàng khá tốt. Ngược lại, chỉ tiêu này càng cao thì đồng nghĩa với việc ngân hàng đang đứng trước nguy cơ rủi ro cao trong việc không thu hồi được vốn.

Bảng 4.15: Phân loại tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng qua các tiêu chí trong giai đoạn 2010 – 2012.

Đơn vị tính: %

Tiêu chí Năm2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp 0,7 3,4 2,3

 Đối với DNg vừa, nhỏ 0,7 1,5 1,9

 Đối với DNg lớn 0,8 3,8 2,4

 Trong ngắn hạn 1,1 4,6 2,7

 Trong trung, dài hạn 0,3 1,0 1,4

 Ngành thủy sản 0,4 5,6 4,7

 Ngành nông nghiệp 0,7 0,9 0,8

 Ngành công nghiệp 0,8 2,3 1,1

 Ngành TM, DV 0,7 0,7 1,7

 Ngành khác 1,3 4,0 2,0

Nguồn: Phịng Kếtốn tổnghợpcủa Vietinbank Tây Đơ giai đoạn 2010 – 2012. Ghi chú: DNg: doanh nghiệp

Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng lên đến 3,4%, cho thấy mức độ rủi ro của ngân hàng đã tăng cao, trong khi theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005 có khuyến cáo tỷ lệ nợ xấu khơng q 3% để đảm bảo an tồn (ta cũng có thể áp dụng để so sánh tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp với mức khuyến cáo 3% trên nhằm đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng). Nguyên nhân xuất phát từ:

 Thứ nhất là nợ xấu của các doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp lớn đạt 3,8% cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp.

 Thứ hai là tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp trong ngắn hạn đạt 4,6% cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp.

 Thứ ba, xuất phát từ nợ xấu của 2 nhóm ngành thủy sản và ngành khác (chủ yếu là ngành bất động sản và xây dựng). Tỷ lệ nợ xấu lần lượt của doanh nghiệp nhóm ngành thủy sản và ngành khác là 5,6% và 4,0% cao hơn tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp lần lượt là 2,2 và 0,6 điểm phần trăm.

Đến năm 2012, sau khi được sự hỗ trợ từ Hội sở chính thì tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng đã giảmxuống còn 2,3%, đây là điều đáng khen cho sự nổ lực hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp vẫn còn khá cao nên ngân hàng cũng cần phải giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu của doanh nghiệp và kiềm chếtỷ lệ nợ xấu giảmxuống càng thấp càng tốt. Ngân hàng cần phải chú trọng hơn trong việc:

 Theo dõi nợ xấu của các doanh nghiệp lớn. Tuy tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp lớn giảm 1,4 điểm phần trăm so với năm 2011 nhưng vẫn còn cao hơn tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp (cao hơn 0,1 điểm phần trăm).

 Tăng cường giám sát các khoản nợ xấu doanh nghiệp trong trung và dài hạn, vì tỷ lệ nợ xấu của nhóm này đang tăng lên. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải tiếp tục công tác thu nợ các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, vì tỷ lệnợ xấu doanh nghiệp trong ngắn hạn vẫn còn cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp.

 Xử lý nợ xấu của doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thủy sản. Nợ xấu của nhóm ngành thủy sản tuy giảm nhưng vẫn còn rất cao nên ngân hàng phải tiếp tục duytrì cơng tác thu nợ đối với nhóm ngành này.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng chỉ còn 1,4%, cho thấy rằng tình hình nợ xấu của doanh nghiệp đã ở mức an tồn, và cơng tác quản lý nợ xấucủa ngân hàng đang được thực hiện khá tốt.

Bảng 4.16: Phân loại tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng qua các tiêu chí trong giai đoạn 06/2011 – 06/2013.

Đơn vị tính: %

Tiêu chí 06/2011 06/2012 06/2013

Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp 1,1 2,7 1,4

 Đối với DNg vừa, nhỏ 0,5 1,0 0,6

 Đối với DNg lớn 1,3 3,2 1,8

 Trong ngắn hạn 1,0 3,8 1,9

 Trong trung, dài hạn 1,2 0,9 0,7

 Ngành thủy sản 0,8 5,4 2,7

 Ngành nông nghiệp 0,8 0,8 0,8

 Ngành công nghiệp 1,5 1,2 0,9

 Ngành TM, DV 0,6 0,8 0,7

 Ngành khác 2,4 2,2 1,0

Nguồn: Phịng Kếtốn tổnghợpcủa Vietinbank Tây Đơ giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Ghi chú: DNg: doanh nghiệp

TM, DV: thương mại, dịch vụ

Nhiệm vụ trước mắt đối với ngân hàng bây giờ xử lý những khoản nợ ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp. Dựa vào bảng 4.16 ta thấy:

 Ngân hàng cần tập trung thu hồi các khoản nợ xấu từ các doanh nghiệp ngành thủy sản. Vì tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp ngành thủy sản tuy đã khá an toàn chỉ có 2,7% (nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn là 3,0%), nhưng vẫn cao hơn 1,3 điểm phần trăm so với tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp. Vì vậy ngân hàng phải tiếp tục quản lý chặt chẽ, tăng cường công tác thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp ngành thủy sản.

 Ngân hàng tăng cường giám sát, theo dõi nợ xấu của các doanh nghiệp lớn, đồng thời giám sát chặt chẽ nợ xấu của doanh nghiệp trong ngắn hạn.

Mặc dù trong thời gian gần đây, ngân hàng đã kiểm soát tốt tình hình nợ xấu doanh nghiệp. Nhưng nợ xấu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho nên không thể lơ là mà ngân hàng cần phải duy trì tiến độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong công tác thẩm định và thu hồi nợ.

4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng

Vịng quay vốn tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng Vietinbank Tây Đơ năm 2011 là 2,3 vòng, đã giảm 1,2 vòng so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 công tác thu nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, và các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong vấn đề hoạt động kinh doanh của mình cho nên khơng thể trả nợ được cho ngân hàng đúng hạn.

Đến năm 2012, vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp đã tăng lên mức 2,5 vòng. Hơn thế nữa, 6 tháng đầu năm 2013 tốc độ tăng của vịng quay vốn tín dụng doanh nghiệp là 45% so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây bắt đầu có dấu hiệu tăng tốc độ lên càng nhanh.

Như vậy, ngân hàng tiếp tục duy trì tốt công tác thu nợ và đẩy mạnh tốc độ tăng của vịng quay vốn tín dụng doanh nghiệp, tập trung vào việc cho vay doanh nghiệp trong ngắn hạn hơn là dài hạn để hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng ngày càng tốt hơn.

4.3.4 Hệ số thu nợ doanh nghiệp

Hệ số này phản ánh kết quả thu hồi nợ doanh nghiệp của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết trong một kỳ kinh doanh, từ một đồng DSCV doanh nghiệp, ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiều đồng vốn.

Hệ số thu nợ doanh nghiệp qua các năm 2010, 2011, 2012 luôn đạt trên 80% cho thấy việc thu hồi nợ của ngân hàng không phải là thấp, tuy nhiên năm 2011 thì hệ số này giảm 6,8 điểm phần trăm so với năm 2010. Điều này cho thấy việc thu nợ doanh nghiệp so với cho vay doanh nghiệp không được tốt như năm 2010.

Nhưng đến năm 2012 thì doanh số thu nợ doanh nghiệp cao hơn cả doanh số cho vay doanh nghiệp, vì trong giai đoạn này ngân hàng có kế hoạch giảm doanh số cho vay doanh nghiệp và tăng cường công tác thu nợ để ổn định tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và nó vẫn được duy trì đến 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể hệ số thu nợ doanh nghiệp tăng 5,8 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm 2012.

Tóm lại, hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô năm 2011 khơng được tốt vì cơng tác thu nợ ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian gần đây, ngân hàng đã quản lý chặt chẽ hoạt

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 83)