Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 87 - 90)

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN

4.3.2 Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp

Chi tiêu này phản ánh được hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng một cách rõ rệt. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, vì nó cho biết nếu chỉ tiêu này thấp đồng nghĩa với ngân hàng cho vay các doanh nghiệp và rất ít doanh nghiệp được liệt kê vào danh sách các doanh nghiệp có nợ xấu tại ngân hàng. Hay nói cách khác là hoạt động tín dụng của ngân hàng khá tốt. Ngược lại, chỉ tiêu này càng cao thì đồng nghĩa với việc ngân hàng đang đứng trước nguy cơ rủi ro cao trong việc không thu hồi được vốn.

Bảng 4.15: Phân loại tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng qua các tiêu chí trong giai đoạn 2010 – 2012.

Đơn vị tính: %

Tiêu chíNăm2010Năm 2011Năm 2012

Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp0,73,42,3

 Đối với DNg vừa, nhỏ 0,71,51,9

 Đối với DNg lớn 0,83,82,4

 Trong ngắn hạn 1,14,62,7

 Trong trung, dài hạn 0,31,01,4

 Ngành thủy sản 0,45,64,7

 Ngành nông nghiệp 0,70,90,8

 Ngành công nghiệp 0,82,31,1

 Ngành TM, DV 0,70,71,7

 Ngành khác 1,34,02,0

Nguồn: Phịng Kếtốn tổnghợpcủa Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012. Ghi chú: DNg: doanh nghiệp

Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng lên đến 3,4%, cho thấy mức độ rủi ro của ngân hàng đã tăng cao, trong khi theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005 có khuyến cáo tỷ lệ nợ xấu khơng q 3% để đảm bảo an tồn (ta cũng có thể áp dụng để so sánh tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp với mức khuyến cáo 3% trên nhằm đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng). Nguyên nhân xuất phát từ:

 Thứ nhất là nợ xấu của các doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp lớn đạt 3,8% cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp.

 Thứ hai là tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp trong ngắn hạn đạt 4,6% cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp.

 Thứ ba, xuất phát từ nợ xấu của 2 nhóm ngành thủy sản và ngành khác (chủ yếu là ngành bất động sản và xây dựng). Tỷ lệ nợ xấu lần lượt của doanh nghiệp nhóm ngành thủy sản và ngành khác là 5,6% và 4,0% cao hơn tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp lần lượt là 2,2 và 0,6 điểm phần trăm.

Đến năm 2012, sau khi được sự hỗ trợ từ Hội sở chính thì tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng đã giảmxuống còn 2,3%, đây là điều đáng khen cho sự nổ lực hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp vẫn còn khá cao nên ngân hàng cũng cần phải giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu của doanh nghiệp và kiềm chếtỷ lệ nợ xấu giảmxuống càng thấp càng tốt. Ngân hàng cần phải chú trọng hơn trong việc:

 Theo dõi nợ xấu của các doanh nghiệp lớn. Tuy tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp lớn giảm 1,4 điểm phần trăm so với năm 2011 nhưng vẫn còn cao hơn tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp (cao hơn 0,1 điểm phần trăm).

 Tăng cường giám sát các khoản nợ xấu doanh nghiệp trong trung và dài hạn, vì tỷ lệ nợ xấu của nhóm này đang tăng lên. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải tiếp tục công tác thu nợ các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, vì tỷ lệnợ xấu doanh nghiệp trong ngắn hạn vẫn còn cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp.

 Xử lý nợ xấu của doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thủy sản. Nợ xấu của nhóm ngành thủy sản tuy giảm nhưng vẫn còn rất cao nên ngân hàng phải tiếp tục duytrì cơng tác thu nợ đối với nhóm ngành này.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng chỉ cịn 1,4%, cho thấy rằng tình hình nợ xấu của doanh nghiệp đã ở mức an tồn, và cơng tác quản lý nợ xấucủa ngân hàng đang được thực hiện khá tốt.

Bảng 4.16: Phân loại tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của ngân hàng qua các tiêu chí trong giai đoạn 06/2011 – 06/2013.

Đơn vị tính: %

Tiêu chí06/201106/201206/2013

Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp1,12,71,4

 Đối với DNg vừa, nhỏ 0,51,00,6

 Đối với DNg lớn 1,33,21,8

 Trong ngắn hạn 1,03,81,9

 Trong trung, dài hạn 1,20,90,7

 Ngành thủy sản 0,85,42,7

 Ngành nông nghiệp 0,80,80,8

 Ngành công nghiệp 1,51,20,9

 Ngành TM, DV 0,60,80,7

 Ngành khác 2,42,21,0

Nguồn: Phịng Kếtốn tổnghợpcủa Vietinbank Tây Đơ giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Ghi chú: DNg: doanh nghiệp

TM, DV: thương mại, dịch vụ

Nhiệm vụ trước mắt đối với ngân hàng bây giờ xử lý những khoản nợ ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp. Dựa vào bảng 4.16 ta thấy:

 Ngân hàng cần tập trung thu hồi các khoản nợ xấu từ các doanh nghiệp ngành thủy sản. Vì tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp ngành thủy sản tuy đã khá an tồn chỉ có 2,7% (nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn là 3,0%), nhưng vẫn cao hơn 1,3 điểm phần trăm so với tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp. Vì vậy ngân hàng phải tiếp tục quản lý chặt chẽ, tăng cường công tác thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp ngành thủy sản.

 Ngân hàng tăng cường giám sát, theo dõi nợ xấu của các doanh nghiệp lớn, đồng thời giám sát chặt chẽ nợ xấu của doanh nghiệp trong ngắn hạn.

Mặc dù trong thời gian gần đây, ngân hàng đã kiểm sốt tốt tình hình nợ xấu doanh nghiệp. Nhưng nợ xấu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho nên không thể lơ là mà ngân hàng cần phải duy trì tiến độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong công tác thẩm định và thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)