Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 31)

Với vị thế cửa ngõ của thành phố Cần Thơ, Bình Thủy mang dáng vẻ sôi động của một quận đang trong thời kỳ đẩy mạnh đô thị hoá. Quận có hệ thống giao thông thuỷ, bộ khá đa dạng, có Khu công nghiệp Trà Nóc I, Nhà máy Nhiệt điện,… Vượt lên những khó khăn do mới chia tách, Bình Thủy đã khẳng định mình qua những bước phát triển vững chắc và tự tin để xác lập vị thế của một quận công nghiệp trong tương lai.

Quận Bình Thủy được thành lập đầu năm 2004. Trong gần hai năm qua, ấn tượng sâu sắc với những ai từng đặt chân tới đây chính là hệ thống kết cấu hạ tầng và diện mạo đô thị ngày một khởi sắc, bắt nhịp với sức bật của một thành phố trẻ. Những động thái đang diễn ra ở quận Bình Thủy không nằm ngoài nỗ lực khơi dậy và khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của

địa phương, tạo bước đột phá trong sự nghiệp phát triển kinh tế–xã hội.

Địa bàn quận trãi dài bên bờ sông Hậu, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long, Tây giáp huyện Phong Điền, Nam giáp quận Ninh Kiều và Bắc giáp quận Ô Môn; Quận có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi, có Cảng Cần Thơ phục vụ cho việc giao thương vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ có các trục chính như tuyến Quốc lộ 91, 91B nối liền Cầu Cần Thơ đi các tỉnh lân cận và phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp trên địa bàn; đường Võ Văn Kiệt nối liền với Sân bay Cần Thơ là cửa ngõ đường không của thành phố Cần Thơ. Trên địa bàn quận có Bộ Tư lệnh và các cơ quan Quân khu 9 đóng quân; Quận có 08 di tích lịch sử văn hóa (07 di tích cấp quốc gia), thuận lợi cho tiềm năng phát triển du lịch. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luônđược giữ vững và ổn định.

Năm 2008 UBND quận đã đề nghị và được chấp thuận thành lập phường Trà An (tách từ phường Trà Nóc), phường Bùi Hữu Nghĩa (tách từ phường An Thới), nâng lên 08 phường; chia tách và thành lập 10 khu vực, nâng lên 46 khu vực trực thuộc với dân số117.452 người.

Buổi đầu thành lập giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do địa phương quản lý đạt 1.217 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người: 13.360.000 đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn quận đạt 694 tỷ đồng. Phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí, Đảng bộ chính quyền và nhân dân quận Bình Thủy luôn quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu KTXH đã đề ra;

cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp đô thị.Giá trị sản lượng công nghiệp– tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 420,428 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 3,805 triệu đồng/năm; tổng mức đầu tư toàn xã tăng bình quân 259,7 tỷ đồng/năm.

Nhằm chỉnh trang bộ mặt đô thị của quận, UBND quận tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa 26 công trình trên các lĩnh vực, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân với kinh phí 163,867 tỷ đồng; đầu tư 46 công trình nâng cấp hệ thống giao thông, với kinh phí 66,985 tỷ đồng; vận động nhân dân thực hiện 139 công trình xây dựng giao thông, với kinh phí 66,985 tỷ đồng; hiện nay, 8/8 phường thuộc quận đều có hệ thống giao thông 2 –4 mét đảm bảo lưu thông thuận tiện.

Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, quận đã xây dựng 04 phường, 46 khu vực đạt chuẩn văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt trên 95%.

Vượt lên những khó khăn, lúng túng bước đầu của một quận mới chia tách, với quyết tâm phải giành thắng lợi ngay từ năm đầu, Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân quận Bình Thủy đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là hướng đột phá.

Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành đầu tư trên địa bàn, trên cơ sở những chính sách khuyến khích của thành phố, quận tiến hành nghiên cứu và đề xuất với Uỷ ban nhân dân thành phố điều chỉnh một số chủ trương, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó, quận đặc biệt chú trọng đến các vấn đề như: đền bù giải phóng mặt bằng, các chính sách ưu đãi đầu tư. Đồng thời, quận còn chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thường xuyên quan tâm nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, từ đó có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Đặc biệt, quận đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đưa bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính hoạt động theo mô hình "một cửa"; niêm yết công khai các thủ tục hành chính, thời gian giải quyết từng loại hồ sơ, mức thu phí, lệ phí tại các phòng, ban cấp quận và uỷ ban nhân dân các phường, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án trên địa bàn.

Dấu ấn phát triển của Bình Thủy còn được thể hiện qua những chuyển biến tích cực về diện mạo đô thị. Điều đó thể hiện những nỗ lực của Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân quận nhằm thực hiện đồng bộ kế hoạch phát triển kinh tế gắn với đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá theo hướng văn minh, hiện đại.

Phát triển đô thị trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng là quá trình Bình Thủy tự đổi mới. Trên hành trình vinh quang, nhưng cũng nhiều gian nan, thử thách đó, bằng tiếng nói đồng thuận, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Thủy đã có sự khởi đầu tốt đẹp. Nỗ lực vươn lên bằng việc khơi dậy nội lực, quận Bình Thủy đang khẳng định vai trò quan trọng cùng với các ngành, các cấp xây dựng thành phố Cần Thơ ngày càng văn minh, giàu đẹp, xứng đáng với sự kỳ vọng của Trung ương và nhân dân cả nước.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)