Dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 86 - 87)

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN

4.3.1 Dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động

Chỉ tiêu dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN, các ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 80% vốn huy động để cấp tín dụng.Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động khá cao, năm 2010 dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động đạt 70% cho thấy việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng vào cho vay doanh nghiệp khá thuận lợi. Tuy nhiên ngân hàng Vietinbank Tây Đô phải xin điều chuyển vốn từ Hội sở chính vì tổng dư nợ trên tổng vốn huy động đạt mức 102%, có nghĩa là khi ngân hàng Vietinbank Tây Đô huy động được 1 đồng, sẽ đem sử dụng vào việc cho vay doanh nghiệp là 0,7 đồng.

Năm 2011, tổng dư nợ gấp 1,4 lần vốn huy động, đồng nghĩa với việc ngân hàng Vietinbank vẫn tiếp tục xin điều chuyển vốn từ Hội sở chính, nguồn vốn điều chuyển này có chi phí khá cao và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chi phí của ngân hàng năm 2011 tăng lên đột biến. Trong đó thì dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động chiếm 94%, ngân hàng cần phải giảm dư nợ doanh nghiệp xuống mức an toàn để phân tán được rủi ro.

Riêng năm 2012, ngân hàng Vietinbank Tây Đô sử dụng 87% vốn huy động để cho vay, nhưng con số này vẫn cao hơn 80% (tỷ lệ cấp tín dụng tối đa của vốn huy động) nên ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô tiếp tục sử dụng vốn điều chuyển của Hội sở chính để cho vay. Tuy nhiên, ngân hàng đã sử dụng hết nguồn vốn huy động của mình và sử dụng vốn điều chuyển khơng nhiều cho nên chi phí của ngân hàng tăng theo chiều hướng tích cực. Trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp trên vốn huy động là 0,79 lần như vậy việc sử dụng vốn huy động cho vay cá nhân khá thấp. Ngân hàng cần có kế hoạch cơ cấu lại giữa việc sử dụng vốn huy động để cho vay doanh nghiệp và cá nhân cho hợp lý để phân tán được rủi ro cho ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng phải tìm cách tăng nguồn vốn huy động để sử dụng cho hoạt động cho vay của mình vì nguồn vốn huy động của ngân hàng còn rất thấp mà nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ở Khu Cơng Nghiệp Trà Nóc cao, ngân hàng có thể sử dụng vốn điều chuyển nhưng nó có chi phí lớn hơn vốn huy động và phụ thuộc nhiều vào Hội sở chính.

Đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình hoạt động của ngân hàng Vietinbank Tây Đơ có chuyển biến, tổng dưnợ cho vay chỉ chiếm 70% nguồn vốn huy động (thấp hơn 80% theo qui định tại thông tư 13), và sử dụng 51% để cho vay doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, ngân hàng chưa sử dụng hết nguồn

vốn huy động để cho vay, như vậy việc trả lãi tiền gửi cho phần vốn huy động chưa sử dụng sẽ là một khoản chi phí dư thừa mà ngân hàng phải gánh chịu.

Tóm lại, việc ngân hàng sử dụng vốn huy động để cho vay cần nhỏ hơn 80% để đảm bảo an tồn nhưng khơng nên quá thấp, đồng thời cơ cấu lại tỷ lệ cho vay doanh nghiệp và tỷ lệ cho vay cá nhân đối với nguồn vốn huy động cho hợp lý để phân tán được rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)