Phân tích tình hình nợ xấu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 76 - 83)

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN

4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu doanh nghiệp

Trong nhữngnăm vừaqua, tình hình nợxấudoanh nghiệp củangân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đơ cóxu hướngbiến độngmạnh. Cụthểnăm2011, nợ xấu doanh nghiệp tăng 21.577 triệu đồng tăng gấp 6,4 lần năm 2010. Những năm sau đó, ngân hàng đã phải theo dõi, quản lý tình hình nợ xấu doanh nghiệp của mình chặt chẽ hơn và nợxấudoanh nghiệp trong giai đoạn gần đây cóxu hướnggiảm xuống. Đểtìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao nợxấu doanh nghiệp lại có sựbiến động mạnh như vậy, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích các thành phần chi tiết trong nợ xấu của doanh nghiệp qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.11: Tình hình nợ xấu doanh nghiệpcủa ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012.

Đơn vị tính: triệu đồng

Tiêu chí

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Mức (%) Số tiền Mức (%)

Theo quy mô doanh nghiệp 3.348 100,0 24.925 100,0 11.334 100,0 21.577 644,5 (13.591) (54,5)

 Lớn 1.156 34,5 1.853 7,4 2.741 24,2 697 60,3 888 47,9

 Vừa và nhỏ 2.192 65,5 23.072 92,6 8.593 75,8 20.880 952,6 (14.479) (62,8)

Theo thời hạn 3.348 100,0 24.925 100,0 11.334 100,0 21.577 644,5 (13.591) (54,5)

 Ngắn hạn 2.753 82,2 22.647 90,9 8.937 78,9 19.894 722,6 (13.710) (60,5)

 Trung hạn và dài hạn 595 17,8 2.278 9,1 2.397 21,1 1.683 282,9 119 5,2

Theo ngành nghề kinh doanh 3.348 100,0 24.925 100,0 11.334 100,0 21.577 644,5 (13.591) (54,5)

 Thủy sản 419 12,5 16.980 68,1 6.551 57,8 16.561 3952,5 (10.429) (61,4)

 Nông nghiệp 654 19,5 920 3,7 705 6,2 266 40,7 (215) (23,4)

 Công nghiệp 862 25,7 3.784 15,2 1.540 13,6 2.922 339,0 (2.244) (59,3)

 Thương mại, Dịch vụ 658 19,7 596 2,4 505 4,5 (62) (9,4) (91) (15,3)

 Khác 755 22,6 2.645 10,6 2.033 17,9 1.890 250,3 (612) (23,1)

Bảng 4.12: Tình hình nợxấu doanh nghiệp của ngânhàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Đơn vị tính: triệu đồng Tiêu chí 06/2011 06/2012 06/2013 Chênh lệch 06/2012-06/2011 Chênh lệch 06/2013-06/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Mức (%) Số tiền Mức (%)

Theo quy mô doanh nghiệp 7.665 100,0 19.762 100,0 6.540 100,0 12.097 157,8 (13.222) (66,9)

 Lớn 912 11,9 1.559 7,9 880 13,5 757 83,0 (789) (47,3)

 Vừa và nhỏ 6.753 88,1 18.203 92,1 5.660 86,5 11.450 169,6 (12.543) (68,9)

Theo thời hạn 7.665 100,0 19.762 100,0 6.540 100,0 12.097 157,8 (13.222) (66,9)

 Ngắn hạn 5.610 73,2 17.323 87,7 5.138 78,6 11.713 208,8 (12.185) (70,3)

 Trung hạn và dài hạn 2.055 26,8 2.439 12,3 1.402 21,4 384 18,7 (1.037) (42,5)

Theo ngành nghề kinh doanh 7.665 100,0 19.762 100,0 6.540 100,0 12.097 157,8 (13.222) (66,9)

 Thủy sản 2.437 31,8 14.275 72,2 3.606 55,1 11.838 485,8 (10.669) (74,7)

 Nông nghiệp 880 11,5 926 4,7 640 9,8 46 5,2 (286) (30,9)

 Công nghiệp 1.903 24,8 2.242 11,3 1.085 16,6 339 17,8 (1.157) (51,6)

 Thương mại, Dịch vụ 649 8,5 601 3,1 272 4,2 (48) (7,4) (329) (54,7)

 Khác 1.796 23,4 1.718 8,7 937 14,3 (78) (4,3) (781) (45,5)

Theo quy mô doanh nghiệp

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2011 tăng lên 9,5 lần so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đơ có tình hình nợ xấu trong năm 2011 cao như vậy là do: trong giai đoạn này các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với nền kinh tế Cần Thơ gặp nhiều khó khăn. Vì là quy mô của doanh nghiệp nhỏ cho nên điều kiệnkinh tế xấu đi thì khả năng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ nhanh chóng suy yếu. Dẫn đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm đi. Từ đó, ngân hàng Vietinbank Tây Đơ gặp khó khăn trong cơng tác thu nợ, qua thời gian các khoản nợ của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ được ngân hàng phân loại vào nhóm nợ xấu để ngân hàng chú trọng theo dõi và giải quyết.

Đến năm 2012, sau khi ngân hàng đã có sự giám sát chặt chẽ hơn với các khoản nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nhóm nợ xấu thì ngân hàng đã tăng cường cơng tác thu hồi nợ đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ này. Vì vậy, nợ xấu trong năm 2012 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm so với năm 2011.

Công tác thu hồi nợ vẫn được tiếp tục duy trì trong 6 tháng đầu năm 2013, vì nợ xấu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn rất cao, cho nên ngân hàng không thể lơ là trước công tác thu hồi nợ tốt trong năm 2012 được. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu của doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm xuống còn 5.660 triệu đồng (giảm 12.543 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012).

Doanh nghiệp lớn

Sự biến động nợ xấu của doanh nghiệp lớn không giống so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù công tác thu hồi nợ các doanh nghiệp lớn trong năm 2011 là khá tốt, tuy nhiên nợ xấu của các doanh nghiệp vẫn tăng lên. Ngun nhân chính là do, Cơng ty TNHH An Khang có nguy cơ phá sản làm cho ngân hàng phân loại nợ của doanh nghiệp này vào nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trong năm 2011. Vì vậy, nợ xấu của các doanh nghiệp lớn tăng lên trong năm 2011 chủ yếu là do sự gia tăng của nợ nhóm 5.

Đến năm 2012, tuy khơng có doanh nghiệp lớn nào phải phá sản nhưng tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp lớn vẫn tăng lên. Cụ thể, nợ xấu của các doanh nghiệp lớn tăng 888 triệu đồng (tăng 47,9%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do, trong năm 2011 ngân hàng đã cho các doanh nghiệp lớn

vay vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp lớn nâng cấp thiết bị, máy móc phục vụ xuất khẩu cho nên các khoản nợ cũ của doanh nghiệp lớn (chủ yếu là các món nợ trung và dài hạn đến hạn) ngân hàng phải tăng cường thu hồi. Vì vậy để giám sát, theo dõi và quản lý chặt chẽ hơn các khoản nợ cũ của doanh nghiệp lớn ngân hàng đã phân loại các khoản nợ này vào nhóm 3 (thuộc nhóm nợ xấu), làm cho nợ xấu của các doanh nghiệp lớn tăng lên trong năm 2012.

Tuy ngân hàng có sự giám sát, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ xấu, nhưng vẫn hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hết mình. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì số dư nợ xấu của các doanh nghiệp lớn đã giảm. Cụ thể, nợ xấu của doanh nghiệp lớn giảm 789 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.

Theo thời hạn

Ngắn hạn

Tình hình nợ xấu doanh nghiệp trong ngắn hạn của năm 2011 tăng lên đột biến. Cụ thể, năm 2011 tăng 19.894 triệu đồng gấp 7,2 lần so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng Vietinbank chủ yếu mở rộng quy mơ tín dụng doanh nghiệp trong ngắn hạn, nên các khoản nợ xấu của doanh nghiệp cũng chủ yếu là ngắn hạn. Bên cạnh đó, trong năm 2011 khả năng trả nợ của các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ thấp, mà các doanh nghiệp này chủ yếu là vay vốn ngắn hạn của ngân hàng. Điều này làm cho các khoản nợ của doanh nghiệp trong ngắn hạn được phân loại vào nhóm nợ xấu. Hơn nữa, khoản nợ của công ty TNHH An Khang là khoản nợ ngắn hạn khi công ty phá sản thì sẽ dẫn đến nợ nhóm 5 tăng lên.

Đến năm 2012, công tác thu hồi nợ trong ngắn hạn của ngân hàng có diễn biến theo chiều hướng tích cực. Vì vậy, nợ xấu của doanh nghiệp trong ngắn hạn đã giảm xuống.

Trong giai đoạn gần đây nhất, thì tình hình nợ xấu doanh nghiệp trong ngắn hạn vẫn đang có chiều hướng giảm xuống. Vì cơng tác thu hồi nợ các doanh nghiệp trong ngắn hạn của ngân hàng vẫn đang được thực hiện tốt trong 6 tháng đầu năm 2013 cho nên tình hình nợ xấu doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng được cải thiện theo chiều hướng tốt.

Trung và dài hạn

Nợ xấu của doanh nghiệp trong trung và dài hạn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn. Tuy nhiên, cũng tăng lên đột biến trong năm 2011 (tăng gấp 2,8 lần năm 2010). Tuy công tác thu hồi nợ trong năm 2011 tốt nhưng chủ yếu các khoản nợ thu hồi là các khoản nợ đủ tiêu

chuẩn. Vì vậy, nguyên nhân chính là do các dự án xin vay vốn để sản xuất kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp lại sử dụng vốn để đầu tư dàn trãi, dẫn đến hoạt động kinh doanh không đạt được hiệu quả. Vì vậy, khi các doanh nghiệp còn chưa thu hồi được vốn từ dự án thì khơng thể trả được nợ cho ngân hàng.

Đến năm 2012 thì nợ xấu của doanh nghiệp trong trung và dài hạn tiếp tục tăng lên. Tuy trong giai đoạn này, ngân hàng Vietinbank đã theo dõi các khoản nợ xấu trong trung và dài hạn chặt chẽ hơn nhưng các khoản nợ quá hạn đã được ngân hàng chuyển sang nhóm nợ xấu để quản lý. Vì vậy, cơng tác thu nợ của ngân hàng tốt nhưng số dư nợ xấu doanh nghiệp trong trung và dài hạn vẫn tăng.

Trong giai đoạn gần đây nhất thì tình hình nợ xấu trong trung và dài hạn đã được cải thiện và nó đang có xu hướng giảm xuống. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 giảm 1.037 triệu đồng (giảm 42,5%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy, ngân hàng vẫn đang tăng cường công tác thu hồi nợ và quản lý chặt chẽ nợ xấu doanh nghiệp trong trung và dài hạn cùa mình.

Theo ngành nghề kinh doanh

Ngành thủy sản

Trong năm 2011, nợ xấu doanh nghiệp ngành thủy sản tăng mạnh lên một cách nhanh chóng. Từ con số 419 triệu đồng (năm 2010) lên đến con số 16.980 triệu đồng (năm 2011), như vậy nợ xấu doanh nghiệp ngành thủy sản năm 2011 tăng gấp 39,5 lần so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do cơng ty TNHH An Khang phá sản làm cho khoản nợ xấu của ngân hàng Vietinbank Tây Đô tăng lên đột ngột. Dẫn đến năm 2011, nợ xấu doanh nghiệp ngành thủy sản tăng lên rất cao.

Đến năm 2012, ngân hàng khơng cịn đặt niềm tin nhiều vào các doanh nghiệp ngành thủy sản, cho nên ngân hàng một mặt giảm cho vay, một mặt tăng cường thu nợ. Tình hình nợ xấu trong năm 2012 đã có chiều hướng giảm xuống (giảm 10.429 triệu đồng) nhưng vẫn cịn ởmức cao. Vì vậy, ngân hàng cũng đang tiếp tục duy trì việc thu nợ đối với nhóm ngành này.

Cụ thể hơn, 6 tháng đầu năm 2013 tình hình nợ xấu doanh nghiệp ngành thủy sản có chiều hướng giảm xuống (giảm 10.669 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012.

Ngành nơng nghiệp

Tình hình nợ xấu doanh nghiệp của ngành nông nghiệp ở mức khá cao trong giai đoạn 2010 – 2011 vì trong giai đoạn này ngành nơng nghiệp chịu nhiều khó khăn của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, thiên tai,... Vì vậy nợ xấu của nhóm ngành này tăng lên là chuyện không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đến năm 2012 các doanh nghiệp ngành nông nghiệp gặp được nhiều cơ hội hơn và hoạt động kinh doanh bắt đầu có sự sơi nổi. Vì được nhà nước hỗ trợ và các doanh nghiệp cũng ký thêm được những hợp đồng xuất khẩu sang các nước, cho nên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nơng nghiệp trở nên tốt hơn. Vì vậy công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp nhiều thuận lợi, kéo theo đó các khoản nợ xấu cũng dần dần đang được xử lý tốt.

Trong 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu doanh nghiệp ngành nông nghiệp tiếp tục giảm xuống so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy cho thấy nợ xấu doanh nghiệp nhóm ngành này đang có chiều hướng giảm dần.

Ngành cơng nghiệp

Ngành cơng nghiệp là ngành được ngân hàng Vietinbank chú trọng tăng trưởng quy mơ tín dụng, cho nên nợ xấu của các doanh nghiệp nhóm ngành này tăng là điều không thể tránh khỏi. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu doanh nghiệp ngành công nghiệp tăng 2.922 triệu đồng. Đến năm 2012 thì nợ xấu của doanh nghiệp ngành cơng nghiệp đã giảm xuống 2.244 triệu đồng. Vì ngân hàng ln có sự giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp nên khi nợ xấu tăng lên thì ngân hàng sẽ tìm cách để xử lý các khoản nợ xấu. Và con số này tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 (giảm 1.157 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012).

Ngành thương mại, dịch vụ

Tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp nhóm ngành này đang có chiều hướng giảm qua các năm. Vì nhu cầu đối với nhóm ngành này của người dân ở Khu Cơng Nghiệp Trà Nóc khơng cao và ngày càng giảm, dẫn đến một số doanh nghiệp đã dần dần tiến về thị trường trung tâm thành phố Cần Thơ để khai thác. Vì vậy, các doanh nghiệp tranh thủ thanh toán các khoản nợ của mình đối với ngân hàng để tập trung về thị trường trung tâm thành phố Cần Thơ nhằm tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ đây, do nhu cầu về thương mại và dịch vụ ở đây rất cao cho nên đây là thị trường có tiềm năng lớn đối với các doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ. Trong thời gian tới với điều kiện như vậy có thể quy mơ tăng trưởng tín dụng đối với nhóm ngành này của ngân hàng Vietinbank chi nhánh TâyĐơ có thểtiếptụcgiảm xuống.

Ngành khác

Năm 2011, nợ xấu doanh nghiệp của nhóm ngành khác tăng lên 1.890

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 76 - 83)