Phân tích tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 53)

Sau khi phân tích khái quát về tình hình cho vay doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh Tây Đô chúng ta đã có cái nhìn sơ lược về nó. Do đó để tìm hiểu chi tiết hơn chúng ta sẽ phân tích theo từng khoản mục và trong từng khoản mục chúng ta sẽ phân loại khác nhau như phân loại theo quy mô doanh nghiệp, theo thời hạn, theo ngành nghề kinh doanh. Mục đích của việc phân tích theo những cách phân loại này là giúp cho nhà quản trị ngân hàng xác định được những thành phần, đối tượng cụ thể nào có vai trò quan trọng và ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của ngân hàng.

Trước tiên, ta sẽ đi vào phân tích doanh số cho vay của doanh nghiệp và phân loại doanh số cho vay của doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp, theo thời hạn, theo ngành nghề kinh doanh. Trong đó, theo ngành nghề kinh doanh phân chia theo các nhóm ngành như: ngành thủy sản, ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp, ngành thương mại – dịch vụ (không bao gồm ngành vận tải), nhóm ngành khác (bao gồm bất động sản, xây dựng, vận tải,…), do ngành thủy sản có sự biến động rất bất thường nên em xin được tách ra khỏi ngành nông nghiệp để phân tích được rõ nguyên nhân của sự biến động hơn.

Bảng 4.5: Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012.

Tiêu chí

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Mức (%) Số tiền Mức (%)

Theo quy mô doanh nghiệp 1.486.579 100,0 1.609.296 100,0 1.276.821 100,0 122.717 8,3 (332.475) (20,7)

 Lớn 414.072 27,9 457.288 28,4 408.199 32,0 43.216 10,4 (49.089) (10,7)

 Vừa và nhỏ 1.072.507 72,1 1.152.008 71,6 868.622 68,0 79.501 7,4 (283.386) (24,6)

Theo thời hạn 1.486.579 100,0 1.609.296 100,0 1.276.821 100,0 122.717 8,3 (332.475) (20,7)

 Ngắn hạn 1.135.817 76,4 1.236.503 76,8 1.078.200 84,4 100.686 8,9 (158.303) (12,8)

 Trung hạn và dài hạn 350.762 23,6 372.793 23,2 198.621 15,6 22.031 6,3 (174.172) (46,7)

Theo ngành nghề kinh doanh 1.486.579 100,0 1.609.296 100,0 1.276.821 100,0 122.717 8,3 (332.475) (20,7)

 Thủy sản 376.085 25,3 501.041 31,1 224.419 17,6 124.956 33,2 (276.622) (55,2)

 Nông nghiệp 81.436 5,5 80.491 5,0 110.977 8,7 (945) (1,2) 30.486 37,9

 Công nghiệp 559.607 37,6 578.690 36,0 579.256 45,4 19.083 3,4 566 0,1

 Thương mại, Dịch vụ 248.017 16,7 243.359 15,1 208.627 16,3 (4.658) (1,9) (34.732) (14,3)

 Khác 221.434 14,9 205.715 12,8 153.542 12,0 (15.719) (7,1) (52.173) (25,4)

Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012.

Theo quy mô doanh nghiệp

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Năm 2011 DSCV doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tăng so với năm 2010. Tuy mặt bằng lãi suất cho vay doanh nghiệp năm 2011 rất cao (khoảng 18 – 20%/năm) tùy theo đối tượng khách hàng, thời hạn và mục đích vay, nhưng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Vietinbank Chi nhánh Tây Đô đã đưa ra nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ họ vượt qua khó khăn.

Đến năm 2012, DSCV doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đã giảm mạnh với tốc độ 24,6%. Nguyên nhân vì giai đoạn này là giai đoạn khó khăn của các doanh nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử dụng nguồn vốn đúng với mục đích đã thỏa thuận cho nên ngân hàng đã giám sát chặt chẽ hơn các khoản vay cũ và hạn chế những khoản vay mới để phòng ngừa những rủi ro có thể ngân hàng phải đối mặt.

Doanh nghiệp lớn

Nhìn chung DSCV doanh nghiệp có quy mô lớn có sự biến động giống DSCV các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2011 DSCV doanh nghiệp lớn tăng so với năm 2010. Do các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính mạnh nên có khả năng trụ vững cao trong thời gian nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và không ổn định, nên ngân hàng cũng hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp lớn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, nâng cấp dây chuyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn tăng lên. Vì vậy, ngân hàng đã cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp lớn, tăng doanh số cho vay vì mục đích vay vốn của các doanh nghiệp đã cam kết với ngân hàng.

Đến năm 2012 thì DSCV doanh nghiệp lớn đã giảm so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân khách quan, do chi phí vốn của các doanh nghiệp quá cao và ngân hàng không thể cho vay bởi vì:

 Thứnhất, các doanh nghệp lớn có hợp tác với Vietinbank chi nhánh Tây Đô đã được ngân hàng hỗ trợ để nâng cấp dây chuyền sản xuất trong năm 2011, cho nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp lớn trong năm 2012 sẽ giảm đi.

 Thứ hai là do nhiều biến cố đối với ngân hàng cho nên việc tăng cường giám sát chặt chẽ đối với các khoản vay là cần thiết đối với ngân hàng. Nhưng điều này đã làm các doanh nghiệp lớn phải đối mặt với quá trình thẩm định khá khắt khe cùng hàng loạt các thủ tục phải bổ sung thêm; ngoài việc bị

đánh giá lại các tài sản đảm bảo thường xuyên doanh nghiệp còn phải chứng mình khả năng tài chính, nợ cũ, khả năng trả nợ mới,… Vì vậy cho dù lãi suất cho vay giảm liên tục thì các doanh nghiệp nếu không đáp ứng đủ các điều kiện khắt khe của ngân hàng thì cũng không thể tiếp cận được nguồn vốn.

Vì vậy tỷ trọng DSCV doanh nghiệp vừa và nhỏ so với DSCV doanh nghiệp lớn luôn dao động xung quanh con số 70% và 30%.

Theo thời hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngắn hạn

Nếu xét hình thức DSCV doanh nghiệp theo thời hạn thì ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, như vậy cho thấy ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô cho vay doanh nghiệp chủ yếu là ngắn hạn. Năm 2011 DSCV ngắn hạn tăng so với năm 2010, đồng thời tỷ trọng cũng tăng 0,4 điểm phần trăm. Nguyên nhân là do:

 Thứ nhất, vốn huy động trong ngắn hạn của ngân hàng chiếm 74,9% (tức 409.924 triệu đồng) cho nên ngân hàng tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn để hạn chế và phòng ngừa rủi ro.

 Thứhai, khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm khoảng 70% doanh số cho vay doanh nghiệp). Mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt do đặc điểm của qui mô hoạt động vừa và nhỏ có thời gian cần thiết cho một qui trình sản xuất không lâu. Vì vậy, kỳ hạn vay vốn phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là ngắn hạn. Cho nên DSCV các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng thì DSCV doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng có xu hướng tăng lên.

Năm 2012 DSCV doanh nghiệp trong ngắn hạn tuy đã giảm so với năm 2011, nhưng tỷ trọng của DSCV doanh nghiệp theo ngắn hạn vẫn tăng lên 2,7 điểm phần trăm. Như vậy cho thấy tuy DSCV doanh nghiệp trong ngắn hạn giảm nhưng cơ cấu cho vay theo thời hạn của ngân hàng trong năm thì ngắn hạn vẫn là chủ yếu.

Trung hạn và dài hạn

Năm 2011 DSCV doanh nghiệp theo thời hạn trung và dài hạn tăng so với năm 2010. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp lớn muốn vươn lên vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nên nhu cầu vay vốn để nâng cấp dây chuyền sản xuất là cần thiết. Cụ thể, có một số doanh nghiệp lớn hợp tác với ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô như: Công ty Cổ Phần Phân Bón &

Hóa Chất Cần Thơ, Cty TNHH Bột mì Đại Phong, SKF Quang Minh,… có mục tiêu tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu sang các nước Lào, Campuchia, Myanmar,… dẫn đến nhu cầu nhập khẩu một số máy móc thiết bị để nâng cao năng suất của các doanh nghiệp này tăng lên. Điều này làm cho nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp tăng lên, và với mục tiêu nâng cấp tài sản để phục vụ xuất khẩu nên ngân hàng cũng đã hỗ trợ nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng thì DSCV doanh nghiệp trong trung và dài hạn vẫn giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2010.

Đến năm 2012, DSCV doanh nghiệp kỳ hạn trung và dài hạn giảm xuống còn 198.621 triệu đồng (tức giảm 46,7%). Vì trong năm nay, nhu cầu vay vốn trong khoảng thời gian dài của các doanh nghiệp rất ít, ngân hàng chỉ cho vay được một món trung hạn trị giá khoảng 80 tỷ và 2 món dài hạn khoảng 100 tỷ ngoài.

Theo ngành nghề kinh doanh

Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế được chia ra thành: ngành thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ và ngành khác. Dựa trên bảng số liệu thì ta thấy DSCV doanh nghiệp của tất cả các ngành qua các năm điều có sự biến động bất thường. Trong năm 2011 thì ngành thủy sản và công nghiệp được chú trọng, đến năm 2012 thì ngành nông nghiệp lại được tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn.

Ngành thủy sản

Theo kế hoạch của Sở Công Thương Thành phố Cần Thơ, năm 2011 ngành thủy sản đạt 145,78 nghìn tấn với trị giá 506,17 triệu USD và chiếm tỷ trọng 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố. Vì thế, trong giai đoạn năm 2011 thì thủy sản là một trong các ngành có nhu cầu vay vốn rất cao và các doanh nghiệp thủy sản của thành phố Cần Thơ được tập trung chủ yếu ở Khu Công nghiệp Trà Nóc. Nhu cầu vay vốn của ngành thủy sản rấtlớn nên Vietinbank Tây Đô đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành thủy sản rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân làm cho DSCV ngành thủy sản tăng lên rất cao.

Đến năm 2012, theo kế hoạch của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô thì sẽ giảm 50% DSCV ngành thủy sản và tăng cường công tác thu nợ đối với các doanh nghiệp nhóm ngành này, làm cho DSCV ngành thủy sản năm 2012 giảm 55,2% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do Công ty TNHH An Khang chuyên kinh doanh, chế biến thủy – hải sản đã làm 44 bộ chứng từ chiết khấu xuất khẩu giả để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng với số tiền 128 tỷ đồng, do các bộ chứng từ giả nên ngân hàng không thể thu hồi được tiền.

Hơn thế nữa công ty tiếp tục làm chứng chiết khấu từ giả khác để thanh toán các bộ chứng từ giả trước đó với số tiền 38 tỉ đồng. Đây là tổn thất lớn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2011 (lợi nhuận của ngân hàng năm 2011 là con số âm). Vì vậy, ngân hàng nhận thấy năng lực tài chính của các doanh nghiệp thủy sản đã suy yếu, và thận trọng hơn khi cho vay các doanh nghiệp thủy sản nên DSCV đối với nhóm ngành này đã giảm xuống.

Ngành nông nghiệp

Nguồn: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, dự báo một số mặt hàng xuất khấu Việt Nam

thời kỳ 2010 – 2015.

Hình 4.1: Biểu đồ dự báo tình hình xuất khẩu nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015.

Trước định hướng phát triển của thành phố Cần Thơ, ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô nhận thấy ngành nông nghiệp của thành phố Cần Thơ gặp rất nhiều khó khăn. Do phải chịu ảnh hưởng nhiều của sự thay đổi thời tiết, khí hậu,... nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngành nông nghiệp trong năm 2011 này không tăng so với năm 2010, và DSCV doanh nghiệp ngành này của ngân hàng vẫn duy trì ở mức khoảng 80 tỷ đồng.

Đến năm 2012, tình hình của ngành nông nghiệp ở địa bàn thành phố Cần Thơ có sự khởi sắc. Vì thế năm 2012 ngân hàng Vietinbank Tây Đô đã giúp các doanh nghiệp ngành nông nghiệp có nguồn vốn mua sắm tài sản để thực hiện sản xuất và thu hoạch có hiệu quả hơn, làm cho DSCV doanh nghiệp ngành nông nghiệp tăng so với năm 2011. Vì sao nền nông nghiệp của thành phố Cần Thơ lại khởi sắc? Từ hai nguyên nhân chính sau:

 Thứ nhất, theo báo cáo tổng kết của Sở Công Thương thành phố Cần Thơ thì tình hình xuất khẩu cho nông dân năm 2012 thực hiện khá tốt, xuất khẩu sang thị trường Châu Phi tăng thêm 3 quốc gia so với năm 2011, đồng thời qua báo cáo cũng cho thấy rằng ngành nông nghiệp là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Cần Thơ (chiếm tỷ trọng trên 30%).

 Thứ hai, vào cuối năm 2011 Thủ tướng ban hành quyết định (sửa đổi, bổ sung) về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản như sau: kể từ ngày 20/01/2012 hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản và dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân đều được hỗ trợ lãi suất. Nhà nước sẽ cho vay 100% giá trị máy móc, thiết bị sản xuất trong nước với tỉ lệ nội địa hóa trên 60% và có nhãn hàng hóa; đồng thời hỗ trợ 100% lãi suất trong hai năm đầu và 50% năm thứ 3. Ngân hàng nhà nước sẽ cấp phần bù lãi suất. Thủ tướng cũng quyết định hỗ trợ các tỉnh ĐBSCL 120 tỷ đồng để mua giống sản xuất vụ đông xuân 2011 – 2012.

Ngành công nghiệp

Thế mạnh của hệ thống ngân hàng Công Thương Việt Nam là cho vay doanh nghiệp ngành công nghiệp. Vì vậy, ngân hàng Vietinbank Tây Đô cũng không ngoại lệ, cho vay doanh nghiệp ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh.

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Tây Đô giai đoạn2010 – 2012. Ghi chú: TMDV: Thươngmại, dịchvụ

Hình 4.2: Cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề qua các năm 2010, 2011, 2012 Năm 2010 25% 5% 38% 17% 15% Năm 2011 31% 5% 36% 15% 13%

T hủy sản Nông nghiệp Công nghiệp T MDV Ngành khác

Năm 2012 18% 9% 45% 16% 12% Năm 2012

DSCV doanh nghiệp ngành công nghiệp luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh. Như vậy có thể cho thấy Vietinbank Tây Đô luôn mở rộng hoạt động cho vay đối với nhóm ngành nghề này. Ngoài ra, Chính phủ đưa ra nhiều gói kích cầu nhằm hỗ trợ lãi suất cho nhóm ngành công nghiệp. Vì thế DSCV doanh nghiệp ngành công nghiệp qua các năm đều được tăng lên, nhưng đây là dấu hiệu tốt hay xấu thì chúng ta cần xem xét doanh số thu nợ, nợ xấu của nhóm ngành nghề này ở phần sau mới có thể đưa ra kết luận chính xác được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành thương mại, dịch vụ

Đây là ngành chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu DSCV doanh nghiệp của ngân hàng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng qua các năm lại bị sụt giảm. Cụ thể, năm 2012 DSCV doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ giảm 39.390 triệu đồng so với năm 2010 (tức giảm 15,9% so với năm 2010). Nguyên nhân là do: tình hình kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 gặp nhiều khó khăn, người dân giảm nhu cầu chi tiêu cho các loại hình vui chơi giải trí nên các doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ hạn chế vay vốn hơn; thực hiện theo chủ trương của NHNN ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc khối ngành sản xuất nên doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ phải chịu lãi suất vay khá cao. Hơn thế nữa Vietinbank Tây Đô nằm ở khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp với các doanh nghiệp chuyên hoạt động sản xuất kinh doanh, cho nên người dân sống ở đây chủ yếu là công nhân, người dân lao động. Với mức thu nhập thấp thì nhu cầu chi tiêu cho loại hình thương mại, dịch vụ sẽ không cao, dẫn đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng giảm.

Ngành khác

DSCV doanh nghiệp các ngành khác đều giảm qua các năm, năm 2011 giảm 15.719 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 thì lại giảm 52.173 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành bất động sản và xây dựng, từ những thông tin từ các bài báo, tin tức, sự kiện,... thì chúng ta

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 53)