CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 34)

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam bao gồm các bộ phận như:

 Giám đốc là người đứng đầu chi nhánh quản lý Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Khách hàng doanh nghiệp.

 Hai phó giám đốc phụ trách quản lý từng nhóm phòng ban và có nhiệm vụ báo cáo với Giám đốc.

 Một Phó giám đốc phụ trách quản lý các bộ phận như: Phòng Kế toán, Tổ thông tin điện toán, Phòng Tổng hợp, Phòng Tiền tệ & Kho quỹ;

 Một Phó giám đốc phụ trách quản lý các bộ phận như: Phòng giao dịch Bình Thủy, Phòng Khách hàng bán lẻ, Phòng giao dịch Thốt Nốt, Phòng giao dịch Ô Môn.

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh Vietinbank Tây Đô

Hình 3.1: Sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Vietinbank Tây Đô

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P .K T O Á N P .K H Á C H H À N G D O A N H N G H I P P .T T & K Q T T H Ô N G T IN Đ IỆ N T O Á N P G D Ô M Ô N P G D B ÌN H T H U P G D T H T N T T .T N G H P P .K H Á C H H À N G B Á N L P .T C H C H À N H C H ÍN H

3.3.2 Chức năng của các phòng ban

Giám đốc

Giám đốc và 2 Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Đô, chịu trách nhiệm chung trong hoạt động của đơn vị, đồng thời tiếp nhận những thông tin từ Trụ sở chính gửi xuống, đồng thời hoạch định chiến lược cho Chi nhánh.

Phó Giám đốc

Haiphó giám đốc, một phụ trách Phòng khách hàng Bán lẻvà PGD Bình Thủy, PGD Ô môn,PGD Thốt Nốt; một phụ trách kếtoán, Tổ tổng hợp và kho quỹ

Có trách nhiệm hỗ trợ và giúp đỡ Giám đốc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyền hạn và trách nhiệm được phân công.

Phòng Kế toán:

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày, dùng bút toán chuyển khoản trong thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng chi nhánh với ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Hoạch định những nhiệm vụ phát sinh trong ngày, cuối ngày cân đối thu chi tồn quỹ để đối chiếu với thủ quỹ và tiền mặt phải khớp giữa hồ sơ sổ sách kế toán với tồn quỹ tiền mặt tại kho quỹ.

Phòng hành chính – nhân sự:

Tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phòng ban, tạo điều kiện cho các phòng chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình như cung cấp thiết bị đồ dùng, bố trí nhân lực, chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên, tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí,…

Phòng tiền tệ kho quỹ:

Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy thu chi tiền mặt cho các tổ chức và cá nhân.

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp:

Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều hành trực tiếp từ Giám đốc và phó Giám đốc về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và đồng thời chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của ngân hàng sao khi cho vay, định giá tài sản đảm bảo nợ vay, thu hồi nợ vay khiphát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

Phòng Khách hàng Bán lẻ:

Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.

Phối hợp với các bộphận liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng TMCP Công thương cho khách hàng cá nhân phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của ngân hàng TMCP Công thương kết hợp bán chéo, bán thêm sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng nhằmđáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tối đa hóa lợi ích mang lại cho khách hàng.

Theo dõi giám sát khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ vay, thu hồi các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ xử lý rủi ro.

Quản lý khai thác hồ sơ, thông tin của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình theo quy định của ngân hàngTMCP Công thương.

Nghiên cứu, đề xuất cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.

Tổ thông tin –Điện toán:

Thực hiện quản lýtoàn bộ hệ thống vi tính của ngân hàng. Đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng hoạt động một cách thông suốt qua hệ thống mạng vi tính.

Phòng giao dịch Ô Môn:

Phòng giao dịch Ô môn được khai trương vào ngày 19/08/2009 đặt tại số 736/6 đường 26/03 Phường Châu Văn Liêm, Quận Ô môn thành phố Cần Thơ. Phòng thành lập nhằm tạo điều kiện cho các tiểu thương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi trong vay vốn, tiếp cận các sản phẩm hiện đại và các dịch vụ tiện ích; đồng thời nhằm thực hiện chiến lược chuyên môn hoá, đa dạng hoá đối tượng Khách hàng, nâng cao hiệu quả huy động vốn, tập trung vốn cho việc phát triển doanh nghiệp trên địa bàn của ngân hàng TMCP Công Thương Tây Đô.

Phòng giao dịch Bình Thuỷ :

Phòng giao dịch Bình Thuỷ được mở ra nhằm thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ, ngân hàng và thực hiện các mục khác theo quy định của NHNN Việt Nam, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, uỷ quyền của Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi NhánhTây Đô.

Phòng giao dịch KCN Thốt Nốt:

Phòng giao dịch KCN Thốt Nốt được khai trương vào ngày 12/08/2010 đặt tại số 256/4 quốc lộ 91, Phường Thốt Nốt, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ.

Tổ Tổng hợp:

Tham mưu cho Ban Giám đốc về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, chiến lượt phát triển kinh doanh của Chi nhánh.

Đầu mối trong triển khai chương trình FTP, điều hành, cân đối vốn kinh doanh chung của toàn Chi nhánh.

Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, thực hiện báo cáo tổng hợp, lưu trữ số liệu hoạt động chung toàn Chi nhánh theo quy định của NHNN, ngân hàng TMCP Công ThươngViệt Nam.

3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ÐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG3.4.1 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng 3.4.1 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng

 Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VNĐ, bằngngoại tệ của mọi cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp.

 Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay hộ sản xuất.

 Nhận làm dịch vụ chuyển tiền cho mọi cá nhân và các tổ chức có yêu cầu.

 Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán của khách hàng.

 Nhận phục vụ việc mở tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước.

 Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.  Nhận làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo.

 Cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ: cho vay hỗ trợ ngành nông nghiệp.

 Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu.  Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

 Thu phí bảo hiểm, thu ngân sách Nhà nước, thu học phí cho Đại học Y dược, làm Đại lý bảo hiểm cho VIETINBANK AVIVA.

3.4.2 Lĩnh vực đầu tư chủ yếu

 Nông nghiệp.

 Thương mại dịch vụ.  Khách sạn, Nhà hàng.

 Công nghiệp chế biến Thủy sản, Lương thực thực phẩm, sắt thép, phân bón.

 Hoạt động cá nhân và công cộng.  Sản xuất, kinh doanh, thương mại…  Xây dựng công trình.

3.4.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Tây Đô từ năm 2010 –6 tháng đầu năm 2013 nhánh Tây Đô từ năm 2010 –6 tháng đầu năm 2013

Ngân hàng thương mại cũng là một tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế cho nên cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận phản ánh rõ nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Do đó, để có cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì chúng ta sẽ tiến hành phân tích thông qua tổng thu nhập và tổng chi phí.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam không được ổn định các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại phải đối mặt với nhiều khó khăn thêm vào đó là áp lực cạnh tranh khi mở cửa hội nhập,… Từ những khó khăn trong và ngoài nước để mang lại lợi nhuận dương cho mình thì các doanh nghiệp, các ngân hàng,… phải có sự cố gắng và nổ lực của rất nhiều tập thể, cán bộ, nhân viên vì mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Đối với ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô thì kết quả hoạt động kinh doanh chưa tốt là do năm 2011 ngân hàng đã có lợi nhuận âm.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012.

Nguồn: Bảng cân đối chi tiết tại Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012.

Ghi chú: hđkd: hoạt động kinh doanh

Tiêu chí

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Mức (%) Số tiền Mức (%) Thu nhập 94.742 100,0 95.630 100,0 113.768 100,0 888 0,9 18.138 19,0  Lãi 68.189 72,0 62.653 65,5 72.951 64,1 (5.536) (8,1) 10.298 16,4  dịch vụ 4.701 5,0 4.802 5,0 5.413 4,8 101 2,1 611 12,7  hđkd 16.896 17,8 23.651 24,8 29.927 26,3 6.755 40,0 6.276 26,5  khác 4.956 5,2 4.524 4,7 5.477 4,8 (432) (8.7) 953 21,1 Chi phí 85.112 100,0 119.686 100,0 94.507 100,0 34.574 40,6 (25.179) (21,0)  lãi 40.488 47,6 45.145 37,7 47.148 49,9 4.657 11,5 2.003 4,4  dịch vụ 2.115 2,5 2.219 1,9 2.371 2,5 104 4,9 152 6,8  hđkd 5.648 6,6 6.429 5,4 6.775 7,2 781 13,8 346 5,4  khác 36.861 43,3 65.893 55,1 38.213 40,4 29.032 78,8 (27.680) (42,0) Lợi nhuận 9.630 x (24.056) x 19.261 x -33.686 (349,8) 43.317 180,1 Đơn vị tính: triệu đồng

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô ta thấy: năm 2011 là năm mà Chi nhánh Tây Đô chịu tổn thất nặng nề. Tốc độ tăng thu nhậpcủa chi nhánh quá thấp so với tốc độ tăng đột biến của chi phí. Cụ thể tốc độ tăng thu nhập là 0,9% và tốc độ tăng của chi phí là 40,6% (tốc độ tăng chi phí gấp 45 lần tốc độ tăng thu nhập) làm cho lợi nhuận của chi nhánh mang con số âm.

Năm 2012 Vietinbank Tây Đô đã thoát khỏi tình trạng chi phí cao hơn thu nhập, cụ thể là thu nhập đạt 113.768 triệu đồng và chi phí đạt 94.507 triệu đồnglàm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng cao (đạt mức 19.261 triệu đồng). Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh thì phải đi tìm hiểu từng khoản mục để tìm ra nguyên nhân của sự biến động của từng khoản mục.

Về thu nhập

Thu nhập của Vietinbank chi nhánh Tây Đô chủ yếu là từ hoạt động tín dụng (luôn chiếm trên 60% tổng thu nhập). Qua các năm đều thấy thu nhập của chi nhánh tăng lên. Nhưng năm 2011 thì thu nhập của chi nhánh tăng lên rất ít. Nguyên nhân chính là do thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2011 của ngân hàng giảm. Vì các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Trà Nóc lâm vào tình trạng khó khăn, nên chi nhánh Vietinbank Tây Đô gặp khó khăn trong việc thu lãi từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng (chiếm tỷ trọng khoảng 20%) tăng mạnh, điều này dẫn đến thu nhập của chi nhánh tăng lên nhưng rất ít.

Năm 2012 tất cả các hoạt động của ngân hàng đều mang lại nguồn thu nhập tăng thêm cho ngân hàng so với năm 2011. Do năm 2012 Vietinbank đã có sự thay đổi lớn về nhân sự, chi nhánh đã được Hội sở chính điều chuyển những lãnh đạo xuất sắc và tuyển những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao cho chi nhánh, với mục tiêu cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Vẫn tiếp tục khai thác nguồn thu nhập chính từ hoạt động tín dụng đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng, chú trọng lựa chọn tiếp cận những khách hàng có tình hình kinh doanh tốt để cung cấp dịch vụ. Vì vậy, thu nhập của chi nhánh năm 2012 đã tăng lên.

Về Chi phí

Khi thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập thì chi phí từ lãi cũng chiếm khoảng 40% trong tổng chi phí. Qua bảng số liệu ta thấy, chi phí năm 2011 so với năm 2010 có sự biến động rất lớn, năm2011 chi phí tănglên rất cao vượtqua xa thu nhập củangân hàng.

 Nguyên nhân thứnhất làm cho chi phí của ngân hàng cao như vậy là do năm 2011 cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý đã làm cho chi phí huy độngvốncao tứcviệctrảlãi tiền gửicao. Ngoài ra, chi phí của nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính khá cao, mà trong năm 2011 nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng lại tăng lên làm cho chi phí của ngân hàng cũng tăng lên.

 Nguyên nhân thứ2 là do cán bộ lãnh đạo của ngân hàng thiếu trách nhiệm trong việc theo dõi, giám sát hoạt động kinh doanh của các khách hàng. Vì vậy, ngân hàng đã chịu gánh nặng từ việc bị doanh nghiệp làm chứng từ chiết khấu giả, ngân hàng không thu được tiền, rồi doanh nghiệp lại tiếp tục làm chứng từ chiết khấu giả khác để nhận tiền và thanh toán bộ chứng từ giả trước đó. Toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chiếm đoạt của Vietinbank Tây Đô là gần 90tỷ đồng. Điềunày làm cho Vietinbank Tây Đô có mộtkhoản chi phí khổng lồ, đồng thờicho thấycán bộtín dụng chưa quản lý tốt khách hàng của mình.

Đến năm2012 thì chi phí của ngân hàng giảm so với năm 2011. Như đã phân tích, năm 2011 ngân hàng đã bị doanh nghiệp lừa chiếm đoạt tài sản,… nhưng tình trạng này không xảy ra đối với ngân hàng vào năm 2012 cho nên chi phí của ngân hàng không thể cao hơn năm 2011. Bên cạnh đó, việc cắt giảm nhân sự, giảm chi phí cho nhân viên, giảm chi phí dự phòng,… cho nên chi phí năm 2012 của ngân hàng đã giảm xuống. Tuy nhiên, nếu so sánh với năm 2010 thì chi phí của ngân hàng năm 2012 đã tăng 9.395 triệu đồng (tăng 11,0%). Như vậy, tuy chi phí của ngân hàng năm 2012 đã giảm so với năm 2011 nhưng vẫn còn khá cao.

Mặc dù chi phí cao chưa hẳn đã là điều xấu đối với ngân hàng, nhưng ngân hàng cũng cần phải có kế hoạch kiểm soát, quản lý nguồn chi phí của mình để hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được kết quả tốt hơn.

Về lợi nhuận

Sau khi đã phân tích rõ nguyên nhân của sự biến động của tổng thu nhập và tổng chi phí qua từng giai đoạn, ta thấy tình hình lợi nhuận của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô năm 2011 giảm so với năm 2010, và đến năm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 34)