PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 49 - 53)

HÀNG

Khu Công nghiệp Trà Nóc là một khu công nghiệp lớn của Thành phố Cần Thơ, là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp hoạt động. Vì thế để tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại thì các ngân hàng đều có thành lập chi nhánh tại Khu Công nghiệp Trà Nóc, trong đó có ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô. Vì vậy, cũng như các ngân hàng khác thì cho vay doanh nghiệp là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cho ngân hàng Vietinbank chi nhánh TâyĐô.

Trong những năm gần đây, cụ thể là từ năm 2010 trở lại đây thì điều kiện thị trường tài chính có nhiều diễn biến khá phức tạp. Trong đó, tình hình biến độngcủa lãi suất từ năm 2012 đến nay, NHNN đã nhiều lần thay đổi trần lãi suất huy động, cho vay, thay đổi lãi suất cơ bản làm cho lãi suất cho vay của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô không ngừng thay đổi. Sự biến động của lãi suất có chiều hướng tốt cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng với một chi phí thấp. Tuy nhiên, ngân hàng không thể mặc nhiên mà cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp được vì nguồn vốn của ngân hàng cũng có giới hạn. Trước tình hình NHNN đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng như vậy, thì hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Đô đã có diễn biến như thế nào? Sau đây là tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh TâyĐô:

Bảng 4.3: Tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012. Đơn vị tính: triệu đồng Tiêu chí 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Mức (%) Số tiền Mức (%) DSCV doanh nghiệp 1.486.579 1.609.296 1.276.821 122.717 8,3 (332.475) (20,7) DSTN doanh nghiệp 1.340.606 1.341.934 1.501.179 1.328 0,1 159.245 11,9

Dư nợ doanh nghiệp 455.773 723.135 498.777 267.362 58,7 (224.358) (31,0)

DSCV doanh nghiệp/Tổng DSCV (%) 51,2 52,4 51,7 1,2 2,3 (0,7) (1,4)

DSTN doanh nghiệp/Tổng DSTN (%) 52,9 45,0 55,8 (7,9) (14,9) 10,8 24,0

Dư nợ doanh nghiệp/Tổng dưnợ (%) 67,9 94,7 91,2 26,8 39,5 (3,5) (3,7)

Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 2012. Ghi chú: DSCV: Doanh số cho vay

Về doanh số cho vay doanh nghiệp

DSCV doanh nghiệp năm 2011 tăng so vớinăm 2010 và chiếm tỷ trọng 52,4% trong tổng DSCV (cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với năm 2010). Đồng thờiDSCV doanh nghiệp năm 2011 có tốc độ tăng (8,3%) cao hơn tốc độ tăng của tổng DSCV (1% ở bảng 4.1). Trong giai đoạn này thì các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh của mình, dẫn đến hàng tồn kho nhiều mà không có đầu ra để tiêu thụ nên nhu cầu về vốn để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh là rất cần thiết. Với nhu cầu xin vay vốn cao của các doanh nghiệp cho nên DSCV doanh nghiệp của ngân hàng tăng lên.

Tuy nhiên đến năm 2012 ngân hàng phải giảm DSCV doanh nghiệp xuống, vì kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2011 là âm cho nên năm 2012 ngân hàng phải cân nhắc thân trọng trong việc sử dụng nguồn vốn đểphục vụ cho nghiệpvụcho vay doanh nghiệp.

Về doanh số thu nợ của doanh nghiệp

DSTN doanh nghiệpnăm2011 gầnnhưkhôngthay đổinhiềuso vớinăm 2010. Tuy nhiên khi xét về tỷ trọng của DSTN doanh nghiệp so với tổng DSTN thì ta nhìn thấy rõ ràng tỷ trọng của DSTN doanh nghiệp năm 2011 giảm 7,9 điểm phần trăm (tức là tốc độ giảm gần 15%). Như vậy cho thấy công tác thu nợdoanh nghiệpnăm2011 củangân hàng khôngđượctốt.

Đến năm 2012, trong khi tổng DSTN giảm thì DSTN doanh nghiệp lại tăng lên. Vàtỷ trọng DSTN của doanh nghiệp trên tổng DSTN cũng tăng 10,8 điểm phần trăm. Để khắc phục những thất bại trong năm 2011 thì năm 2012 ngân hàng đã giám sát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay doanh nghiệp và tăng cường công tác thu nợ doanh nghiệp.

Về dư nợ doanh nghiệp

Trên sự biến động ngược chiều giữa DSCV doanh nghiệp và DSTN doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 –2012 làm cho dư nợ doanh nghiệp có sự biến động rất mạnh. Cụ thể, năm 2011 dư nợ doanh nghiệp tăng lên. Trong khi đó thì tổng dư nợ tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của dư nợ doanh nghiệp, làm cho tỷ trọng của dư nợ doanh nghiệp trên tổng dư nợ tăng lên con số 94,7% so với năm 2011. Như vậy, trong tổng dư nợ của ngân hàng thì hầu hết đều là dư nợ doanh nghiệp.

Năm 2012 tuy là ngân hàng đã giảm DSCV doanh nghiệp và tăng cường công tác thu nợ doanh nghiệp để làm giảm dư nợ doanh nghiệp nhưng tỷ trọng của dư nợ doanh nghiệp trên tổng dư nợ vẫn còn rất cao (91,2%). Ngân hàng cần phải cơ cấu lại dư nợ doanh nghiệp trong tổng dư nợ cho hợp lý.

Bảng 4.4: Tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Đơn vị tính: triệu đồng Tiêu chí 06/2011 06/2012 06/2013 Chênh lệch 06/2012-06/2011 Chênh lệch 06/2013-06/2012 Số tiền Mức (%) Số tiền Mức (%) DSCV doanh nghiệp 1.235.531 884.461 801.457 (351.070) (28,4) (83.004) (9,4) DSTN doanh nghiệp 967.837 878.638 842.283 (89.199) (9,2) (36.355) (4,1)

Dư nợ doanh nghiệp 723.467 728.958 457.951 5.491 0,8 (271.007) (37,2)

DSCV doanh nghiệp/Tổng DSCV (%) 72,5 55,4 63,2 (17,1) (23,6) 7,8 14,1

DSTN doanh nghiệp/Tổng DSTN (%) 62,4 55,9 70,8 (6,5) (10,5) 14,9 26,8

Dư nợ doanh nghiệp/Tổng dư nợ (%) 87,9 92,5 73,1 4,6 5,2 (19,4) (20,9)

Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 06/2011 – 06/2013. Ghi chú: DSCV: Doanh sốcho vay

Để biết ngân hàng có cơ cấu được dư nợ doanh nghiệp trong tổng dư nợ hay không ta cần dựa vào tình hình cho vay doanh nghiệp của 6 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ xu hướng của ngân hàng trong thời gian tới: qua bảng số liệu về tình hình cho vay doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 thì ta thấy ngân hàng đã và đang cơ cấu lại tỷ trọng của dư nợ cho vay doanh nghiệp trên tổng dư nợ một cách hợp lý. Cụ thể là, tỷ trọng của dư nợ doanh nghiệp trên tổng dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 giảm 19,4 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy có thể thấy xu hướng của ngân hàng trong thời gian tới sẽ tăng tỷ trọng DSCV doanh nghiệp trên tổng DSCV, tăng tỷ trọng DSTN doanh nghiệp trên tổng DSTN, nhưng tốc độ tăng tỷ trọng của DSTN doanh nghiệp cao hơn DSCV doanh nghiệp.

Tuy dưnợdoanh nghiệptrên tổng dưnợgiảm nhưngcon sốlà 73,1% (6 thángđầu năm 2013) thì vẫn còn rất cao. Vì vậy rủi ro của ngân hàng sẽ tập trung vào nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp, ngân hàng cần phải có biện pháp phân tán rủi ro được của mìnhđể hoạt độngkinh doanh của ngân hàng được an toàn hơn.

Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự biến động về DSCV doanh nghiệp, DSTN doanh nghiệp, Dư nợ doanh nghiệp thì ta nên phân tích chi tiết từng khoản mục để tìm ra nguyên nhân chính của sự biến động trên.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)