TIẾN TỚI KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC 19/5/2015 Mưới năm ấy…

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA (Trang 43 - 47)

5. Phong cách người giảng tư tưởng Hồ Chí Minh

TIẾN TỚI KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC 19/5/2015 Mưới năm ấy…

Mưới năm ấy…

Tơn Quang Minh- (Lược ghi)

Phó Phịng Thanh tra và đảm bảo chất lượng – Trường Đại học Bà rịa – Vũng tàu

Trong toàn bộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, mỗi giai đoạn có những khó khăn thử thách riêng, có những ý nghĩa quân sự, chính trị riêng nhưng chắc chắn khơng thể có một giai đoạn nào cần chúng ta nhớ đến như giai đoạn mười năm 1940-1949. Đây là giai đọan Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng về mọi mặt, trực tiếp uốn nắn những sai lệch của cách mạng Việt Nam mười năm trước đó. Đây là giai đoạn quyết định nhất, kì diệu nhất, hiểm nghèo nhất, gian khổ nhất, phức tạp nhất, khó khăn nhất và trọng đại nhất so với bất cứ một giai đoạn nào khác. Tuy vậy vì lịch sử các mạng của Dân tộc phải trải qua quá nhiều thời kì với quá nhiều những cột mốc oanh liệt, đi kèm theo đó là quá nhiều những đau thương mất mát, quá nhiều những chiến công vang dội nên đôi khi những giai đoạn lịch sử như Mười năm 1940-1949 chúng ta mờ mờ cảm nhận như cũng nhiều mộc son khác. Điều đó khơng có lỗi gì nhưng điều đó cũng cần chúng ta nghĩ lại.

Nhân tiến tới Kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890- 19/5/2015), dưới đây xin được lược trích những cảm nhận, đánh giá rất sắc sảo của các nhà nghiên cứu về Bác, trong đó có nhà thơ Tố Hữu đối với giai đoạn lịch sử mười năm 1940-1949, với mong muốn chúng ta biết ơn Bác nhiều hơn, chúng ta quý trọng nhiều hơn đối với những gì cha anh ta đã khó nhọc làm nên.

Mười năm (1940-1949), cách mạng đi từ tay trắng, đi từ số không, đi từ trứng nước. Mười năm ấy, cách mạng hồn tồn khơng có hậu phương lớn trong nước và cũng hồn tồn khơng có hậu phương quốc tế. Mười năm ấy, Việt Nam là một hòn đảo chơ vơ, xung quanh là đại dương dồn dập sóng thần và bão táp. Mười năm ấy, cách mạng lọt giữa vòng vây trùng trùng điệp điệp của đủ loại thù trong giặc ngoài. Mười năm ấy như Lê Lợi: “khi

Linh Sơn lương hết mấy tuần, khi Khôi Huyện quân không một đội”. Mười năm ấy, phá vây và đánh thốc bằng hai bàn tay trắng, đói cơm rách áo và sốt rét ngã nước. Mười năm ấy, tiến công, tiến công, tiến công liên tục như vũ bão trong sự giúp đỡ phi thường và có hiệu quả vĩ đại của đồng bào miền núi Cao Bằng và Việt Bắc. Mười năm ấy, Bác đã chỉ thị cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mười năm ấy, Đảng ta, dưới sự chỉ đạo thiên tài của Bác Hồ, đã chớp thời cơ ngàn năm có một, tay trắng cướp chính quyền làm cách mạng Tháng Tám thắng lợi. Mười năm ấy, có một lần, để đảm bảo giữ vững khối đại đồn kết tồn dân, đồng chí Trường Chinh đã phải đau đớn tuyên bố: Đảng Cộng sản Đông Dương tự giải tán, thực chất là rút vào hoạt động bí mật nhưng vẫn nắm chắc ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Mười năm ấy, vừa đánh vừa bàn. Bác Hồ nhiều lần phải trực tiếp thực hiện những cuộc đàm phán trong thế bị bao vây với Pháp và với Tưởng ở Hà Nội. Rồi Bác và đồng chí Phạm Văn Đồng cùng nhiều vị đại trí thức phải sang đàm phán tận Pa-ri. Nhân dân có lúc nghi ngờ lịng u nước của Bác. Bác phải đau đớn nói rằng: Hồ Chí Minh khơng phải là một kẻ bán nước. Mười năm ấy, dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Trung ương Đảng đứng đầu là Bác Hồ và Tổng bí thư Trường Chinh, đồng chí Võ Nguyên Giáp phải trực tiếp đàm phán rất gay go trong thế bị bao vây với Pháp tại Hà Nội, Hải Phòng và Đà Lạt. Rồi gần hai tháng kháng chiến với tinh thần cách mạng tiến công quyết liệt nhưng với lực lượng rất yếu trong thế bị bao vây tại thủ đô Hà Nội. Rồi cách mạng phải rút khỏi thủ đô, trở lại đại bản doanh Tân Trào, vào rừng núi, tay trắng kháng chiến suốt năm năm (cuối 1946-đầu 1950). Mười năm ấy, Liên Xô phải tập trung vào cuộc chiến tranh giữ nước khoảng năm năm (1940-1945), không giúp ta được một viên đạn và một viên thuốc và sau đó, ngót năm năm (1945-đầu 1950), Liên Xơ đứng đầu là Xta-lin khơng cơng nhận chính phủ Hồ Chí Minh. Mười năm ấy, Trung Quốc phải đánh Tưởng, chưa giành được chính quyền, cũng khơng thể giúp được ta một cân gạo, một khẩu súng, trái lại, còn được Việt Nam giúp đánh Tưởng ở Thập Vạn Đại Sơn phía Nam Trung Quốc. Mười năm ấy, đồng chí Trần Đại Nghĩa và đồng đội đã vượt qua đủ loại khó khăn, sáng tạo thành cơng nhiều loại vũ khí cực mạnh. Mười năm ấy, ta phải tìm

cho rằng chiến tranh cứu nước Việt Nam từ đầu đến lúc kết thúc là cuộc chiến tranh bằng vũ khí, lương thực và thuốc men của Liên Xơ và Trung Quốc do người Việt Nam thực hiện. (Tất nhiên, sau đó, Liên Xơ và Trung Quốc giúp ta rất nhiều).

Tóm lại, đây là giai đoạn quyết định nhất, kì diệu nhất, hiểm nghèo nhất, gian khổ nhất, phức tạp nhất, khó khăn nhất và trọng đại nhất so với bất cứ một giai đoạn nào khác trong tồn bộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta. Nói một cách khác, bất cứ một giai đoạn nào khác trong toàn bộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nước ta cũng không thể sánh nổi với giai đoạn này. Trong phong trào giải phóng dân tộc của tất cả các nước trên thế giới cũng khơng có giai đoạn nào sánh được với giai đoạn mười năm 1940-đầu 1950 nói trên.

Bất cứ một bộ óc nào giàu sức tưởng tượng đến đâu cũng khơng thể hình dung được đầy đủ mn triệu hi sinh, mn triệu khó khăn, mn triệu gian nan và mn triệu sáng tạo với tinh thần cách mạng tiến công tột đỉnh, mọi mặt và liên tục của toàn dân, toàn Đảng, tồn qn chúng ta trong mười năm ấy.

Khơng có mười năm ấy, Liên Xô vẫn tiếp tục không giúp đỡ, tiếp tục khơng thừa nhận chính phủ Hồ Chí Minh. Khơng có mười năm ấy, Trung Quốc, dù đã thắng Tưởng, cũng khơng giúp đỡ chúng ta. Khơng có mười năm ấy, khơng thể có đại thắng Biên Giới, khơng thể có Tồn Thắng Điện Biên Phủ, khơng thể có Thủ đơ Hà Nội giải phóng và khơng thể có Miền Bắc giải phóng để sau đó, làm đường Hồ Chí Minh tn người, tn trí tuệ, tn của, tn vũ khí, tn lương thực, tn thuốc men, v.v. vào Miền Nam cùng nhân dân Miền Nam chống Mỹ thắng lợi được.

Giai đoạn 10 năm (1940-1949) và tiếp theo là giai đoạn năm năm (1950 -1955) tiêu biểu là Điện Biên Phủ đã khẳng định thắng lợi của hàng loạt nguyên lí. Nguyên lí về vấn đề tiếp nối và phát triển truyền thống giữ nước và cứu nước của dân tộc. Nguyên lí về tinh thần dám đánh đế quốc bằng tay trắng trong mấy năm đầu. Nguyên lí về thời cơ (chớp thời cơ, tạo thời cơ). Nguyên lí về đánh lâu dài. Nguyên lí về ba thứ quân. Nguyên lí về đánh và đàm. Nguyên lí về đàm phán với các nước anh em (đặc biệt là đàm với Liên Xơ

Minh). Ngun lí dựa vào sức mình là chính. Ngun lí về cách mạng tiến cơng. Ngun lí về thế đi trên đầu thù. Nguyên lí về cách đánh. Nguyên lí về tổng khởi nghĩa. Nguyên lí về ba mũi giáp cơng. Ngun lí về đồn kết quốc tế nói chung. Ngun lí về đồn kết với Liên Xơ. Ngun lí về đồn kết với Trung Quốc. Ngun lí về đồn kết tồn dân và ngun lí vừa kháng chiến vừa kiến quốc, v.v. Tất cả các ngun lí ấy tạo vơ số thuận lợi hết sức cơ bản về thực tiễn và lí luận cho cuộc chống Mỹ sau này .

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)