Hình ảnh lớp học và học trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 65 - 74)

Thế giới học đường được thể hiện trước hết ở hình ảnh của các lớp học với

những gương mặt học trò và những hoạt động học tập. Những lớp học trong các

tác phẩm, độc giả có cảm giác rằng mình đang được trực tiếp sống trong bầu khơng

khí đó.

Bộ truyện Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh lần đầu tiên ra mắt bạn đọc

vào năm 1995, cho đến nay đã được tái bản nhiều lần, vẫn có sức lơi cuốn độc giả

tuổi hoa và được coi là “bộ trường thiên tiểu thuyết về sinh hoạt tuổi học trò”. Từ ba nhân vật chính Quý ròm, Tiểu Long, nhỏ Hạnh, các học sinh lớp 8A4, trường Tự Do, dần dần độc giả được làm quen với cả tập thể lớp, với những cái tên, những

gương mặt trở nên thân quen và định hình rõ nét hơn trong lịng độc giả.

Lớp 8A4 có sĩ số là ba mươi học sinh, có một ban cán sự nhiệt tình, trách nhiệm với lớp trưởng Xuyến Chi, lớp phó học tập Hạnh, lớp phó văn thể mỹ Vành Khuyên và lớp phó trật tự Minh Vương. Lớp được chia thành năm tổ đều nhau, mỗi tổ gồm hai bàn, mỗi bàn có ba học sinh, có một tổ trưởng và năm tổ viên, thậm chí

người đọc còn dễ dàng hình dung được sơ đồ lớp với những chỗ ngồi cụ thể, rõ ràng: Tổ 1 có Tần tổ trưởng – Dưỡng – Quang và An Dung – Việt Hà – Hiền Hịa; Tổ 2 có Lan Kiều tổ trưởng – Quốc Ân – Lệ Hằng và Quỳnh Như – Chí Mỹ - Hải quắn; Tổ 3 có Xuyến Chi tổ trưởng – Bá – Đặng Đạo và Vành Khuyên – Tú Anh –

Phước; Tổ 4 có Hạnh tổ trưởng – Quý ròm – Tiểu Long và Cung – Hiển Hoa – Kim

Em; Tổ 5 có Minh Vương tổ trưởng – Lâm – Quới Lương và Bội Linh – Hải Ngọc – Đỗ Lễ. Trừ ba nhân vật chính là Hạnh, Long, Quý đi suốt chiều dài tác phẩm, thì các cá nhân khác trong lớp dần dần xuất hiện và được giới thiệu qua các tập truyện, cũng có khi là sự xuất hiện của đa số các thành viên trong lớp như khi tham gia các hoạt động nhóm học tập: nhóm đóng kịch để “tái hiện lại lịch sử” (Tiết mục bất

ngờ), nhóm thuyết trình để chuẩn bị cho môn Giáo dục Công dân (Mười lăm ngọn nến). Lên lớp 9, mặc dù có sự thay đổi về một số thành viên trong lớp nhưng nhìn

chung “cơ cấu nhân sự” lớp 9A4 vẫn như lớp 8A4, chỉ khác một điều là các em bây

giờ đã lớn hơn một tuổi, trở thành những học sinh cuối cấp và những đàn anh đàn chị trong trường, tuy nhiên sự nghịch ngợm, hiếu động vẫn khơng có gì thay đổi.

Nhóm “tứ quậy” vẫn sẵn sàng làm loạn khi trống tiết, những thành viên “tiêu biểu” của các tổ vẫn sẵn sàng gây sự với nhau khi có xung đột, v.v. Dù lớp 8 hay lớp 9,

các em vẫn mang trong mình những nét rất điển hình của các cơ cậu học trò. Ba

mươi gương mặt là ba mươi tính cách, ba mươi hồn cảnh khác nhau. Trong mỗi tổ

cũng có bạn này bạn khác. Tổ 4 tập trung hai nhân vật Quý và Hạnh là “siêu học sinh” của lớp nhưng cũng lại có những bạn học kém hơn như Tiểu Long, Kim Em. Tổ 5 có tổ trưởng kiêm lớp phó trật tự Minh Vương rất nghiêm túc nhưng lại có

những thành viên “bất hảo” như Lâm, Quới Lương. Nhỏ Xuyến Chi là lớp trưởng

gương mẫu lãnh đạo cả lớp và đứng đầu Tổ 3 nhưng nhiều lúc cũng phải dở cười dở

khóc vì nhắc nhở các bạn khác trong lớp nhưng thành viên tổ mình Đặng Đạo lại ngủ gật trong giờ học (dù lí do của việc ngủ gật đó rất đáng được cảm thơng).

Với tuổi học trò, việc học luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Nếu như các nhân vật thiếu nhi trong truyện Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên một vườn hoa mn màu sắc với những nét tính cách khác nhau thì trong chuyện học hành các em cũng để lại trong lòng bạn bè, thầy cô và độc giả thật nhiều ấn tượng, thật nhiều cảm xúc. Với một bộ óc “điện tử”, Q rịm ln tỏ ra nhanh nhẹn với các phép toán và luôn gây hồi hộp, tạo bất ngờ cho bạn bè khi thực hiện những trị ảo thuật chính bằng những hiểu biết về các phản ứng hóa học của mình. Khơng chịu thua kém cậu bạn thân, nhỏ Hạnh cũng làm cho mọi người phải nể phục vì khả năng đọc và nhớ của cơ bé. Là một học sinh thành phố nhưng Hạnh lại rất am hiểu về các loài cá (Hoa tỉ muội), về người dân tộc K’Ho sống ở Bảo Lộc, Lâm Đồng (Phù thủy) hay về cách định hướng khi đi trong rừng sâu (Lang thang trong rừng). Chẳng thế mà các bạn vẫn yêu quý gọi Hạnh là “bộ từ điển biết đi”. Khác hẳn với hai người bạn của mình, Tiểu Long học võ thì nhanh mà học văn thì chậm. Nó có thể dễ dàng nhớ các thế võ, tên các môn võ tiếng nước ngồi nhưng lại rất khó khăn để nhớ và hiểu một cơng thức tốn đơn giản nhất. Trừ môn Thể dục, môn học nào đối với Tiểu Long cũng là một thử thách rất đáng sợ. Có những học sinh học hành bình thường

nhưng lại có những khả năng đặc biệt như tài làm thơ của nhỏ Lan Kiều, tài đặt vè

của Lâm, tài vẽ của Cung, khả năng ca hát của Vành Khuyên, Hiền Hòa v.v. Việc học tập không chỉ được quan tâm ở các giờ học trên lớp mà ở nhà các bạn nhỏ cũng luôn lo lắng cho nhiệm vụ cao cả này. Nhỏ Diệp có ơng anh thần đồng tốn nên mỗi

khi có bài tốn khó nó thường mang ra hỏi anh, dù biết rằng anh Quý dạy mình thì ít mà quát tháo, bắt nạt mình thì nhiều. Mỗi lần anh Quý giảng bài là một lần nhỏ Diệp khóc mếu nhưng lần sau nó vẫn cứ phải mang sách vở đến để cầu cứu “ông

thầy nóng tính”. Nhỏ Oanh khơng có người anh giỏi tốn nhưng cô bé cũng là người chịu khó mày mị học hỏi. Với những bài toán thầy đã giải đáp trên lớp rồi mà chưa hiểu, về nhà nhỏ Oanh lại mang ra hỏi anh Tiểu Long nhưng rốt cục hoặc Quý Ròm, hoặc nhỏ Hạnh sẽ phải vào cuộc. Là những học sinh giỏi nhưng Q Rịm và nhỏ Hạnh khơng kiêu căng. Hai bạn sẵn sàng giúp đỡ những người bạn yếu hơn mình, nhất là cậu bạn thân Tiểu Long. Chứng kiến cảnh Tiểu Long đứng như trời trồng trên bảng, hoặc lúng túng trả bài làm trò cười cho cả lớp rồi ngậm ngùi ôm những điểm kém về chỗ ngồi, Q Rịm cảm thấy “nhột nhạt” vơ cùng. Khơng cần đợi Tiểu Long mở lời, Q Rịm tình nguyện phụ đạo thêm cho cậu bạn thân

(Ơng thầy nóng tính). Hay khi về quê thấy hai chị em Tỉ Tỉ, Muội Muội nói là khơng được đi học, Q Rịm đã rất nhiệt tình ngày ngày đến kèm thêm cho hai chị em (Hoa tỉ muội). Hoặc khi thấy nhỏ Lệ Hằng than thở về cô em vừa nghịch vừa học kém, Q Rịm cũng khơng nề hà đến làm “gia sư” cho em của bạn (Gia sư).

Còn ở thế giới phù thủy, Êmê và K’Tub lại ra sức “phụ đạo” thêm ở nhà để K’Brăk (Nguyên) và K’Brêt (Kăply) có thể nhớ lại những kiến thức đã học vì tưởng rằng hai cậu bé này bị mất trí nhớ khi trúng phải đòn của một nhân vật của phe Hắc Ám: Baltalon. Thậm chí Êmê và K’Tub còn nhờ đến cả mối quan hệ bạn bè như thằng Suku và cô bé Păng Ting để giúp K’Brăk và K’Brêt phục hồi lại năng lượng pháp thuật cũng như những bài học thần chú trước đó. Mặc dù đã xa rời làng Ke và trong vai những tiểu phù thủy, nhưng Nguyên và Kăply vẫn không tránh khỏi tâm lý

thường thấy của những cậu học trò phải đối diện với các thầy cô giáo trong khi trong đầu khơng có một chút khái niệm nào về bài học (Chuyện xứ Lang Biang).

Việc học tập khơng chỉ bó hẹp ở những bài học trong sách vở hay những giờ học trên lớp mà cịn có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong nhiều hoạt động khác nhau. Trong Kính vạn hoa, các em tỏ rõ mình là thế hệ thiếu nhi của thế kỷ XX với

chuyến đi cũng có thể là cơ hội để học tập, để hiểu biết, để khám phá về một vùng

đất mới, một miền quê mới với những người bạn mới (Thám tử nghiệp dư, Bắt đền

hoa sứ, Lọ thuốc tàng hình, Tấm huy chương vàng, Phù thủy, Mùa hè bận rộn, Lang thang trong rừng, Cỗ xe ngựa kỳ bí, v.v.). Có thể có rất nhiều ưu điểm, nhưng là

học sinh, các em cũng không tránh khỏi những trò nghịch ngợm hay những việc làm dại dột. Cho rằng mình bị điểm kém trong bài thi mơn Văn là do cơ giáo ghét mình mà chấm khơng cơng bằng, trong lúc nóng vội, Quới Lương đã làm một việc dại dột là lấy trộm toàn bộ giấy tờ sổ sách và giáo án của cô Trinh, giáo viên dạy Văn và chủ nhiệm lớp với ý định “trả thù” cơ (Cơ giáo Trinh – Kính vạn hoa). Khơng chỉ

có thế, trong truyện Nguyễn Nhật Ánh cịn có cả hình ảnh của những học sinh bỏ học chuyên cho vay lãi hoặc lấy danh nghĩa là “bảo kê” nhưng thực chất là trấn lột của học sinh trong trường như Há Chảy, Bò Lục, Bò Trổng hay Dũng cò (Theo dấu

chim ưng, Tiền chuộc – Kính vạn hoa). Đó là hiện tượng nổi cộm một thời gian ở

trường học đã được Nguyễn Nhật Ánh phản ánh kịp thời trong tác phẩm. Như đã

nói, Nguyễn Nhật Ánh viết về mọi vấn đề trong thế giới học đường. Nhà văn không ngần ngại đưa vào tác phẩm của mình những điểm yếu của tuổi học trò, nhiều vấn đề vốn là vấn nạn không chỉ của nhà trường mà của cả xã hội như “ma túy học đường”, đua xe, cá độ, v.v. Mặc dù đề cập đến cả những mảng sáng tối ấy, nhưng

trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh “hầu như không thấy sự xuất hiện của cái ác” bởi nhà văn quan niệm rằng “Trong thế giới của tuổi hoa niên, tơi nghĩ khơng có cái ác được đẩy đến tận cùng như trong thế giới của người lớn, nếu có thì cũng là

trường hợp cá biệt, còn hầu hết là những trò quậy phá kiểu học trị” [76]. Điều đó đã

định hướng cho ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh vào cũng tạo nên nét đặc trưng cho

các tác phẩm của ông.

Các lớp học trong truyện Nguyễn Nhật Ánh có thể là những lớp học bình

thường trong một ngơi trường bình thường của xã hội hiện tạinhưng cũng có khi tác

giả giới thiệu với người đọc những lớp học đặc biệt ở một ngôi trường đặc biệt như các lớp học của “Trường đào tạo tài năng Đămri”, ngôi trường “đào tạo tài năng nỏi tiếng của xứ Lang Biang, nơi sản sinh ra các pháp sư và phù thuỷ lừng danh trong

vòng một ngàn năm nay” (Pho tượng của Baltalon - Chuyện xứ Lang Biang).

Không phải là hệ thống từ lớp 1 đến lớp 12, các lớp học trong trường Đămri được chia thành lớp Sơ cấp 1, lớp Sơ cấp 2, lớp Trung cấp 1, lớp Trung cấp 2, lớp Cao cấp 1, lớp Cao cấp 2 và lớp Hướng nghiệp. Mỗi loại lớp chỉ có một lớp và như vậy cả trường chỉ có tổng cộng bảy lớp học. Chúng ta cũng đã bắt gặp những lớp học

đặc biệt kiểu này trong các tập truyện Harry Potter của nhà văn Anh J.K.Rowling,

một “đại gia” của loại truyện phù thủy. Chuyện xứ Lang Biang của Nguyễn Nhật

Ánh ra đời sau khi Harry Potter của J.K.Rowling “làm mưa làm gió” trên thị trường

thế giới cũng như Việt Nam, vì vậy mà đã tạo ra một làn sóng dư luận. Có nhiều ý kiến ngợi khen và đánh giá cao tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, nhưng cũng khơng ít ý kiến cho rằng Chuyện xứ Lang Biang chỉ là một “chú lùn” so với “người

khổng lồ” Harry Potter, rằng Nguyễn Nhật Ánh chỉ “viết dựa” theo J.K.Rowling mà thôi. Quả thật cái bóng của Harry Potter quá lớn đến nỗi làm nảy sinh tâm lý nghi ngờ và so sánh nơi độc giả khi tiếp xúc với các tác phẩm khác viết về phù thủy. Điều này càng không tránh khỏi với Chuyện xứ Lang Biang của Nguyễn

Nhật Ánh khi mà trên khá nhiều chi tiết, hai tác phẩm này có nét tương tự nhau. Tuy nhiên nếu đọc kỹ sẽ thấy Chuyện xứ Lang Biang là truyện phù thủy nhưng lại mang đậm màu sắc Việt Nam. Mặc dù vẽ lên một thế giới tưởng tượng với nhiều điều kỳ lạ, khác thường nhưng những lớp học của thế giới ấy lại hoàn toàn gần gũi

và quen thuộc: bên ngoài trường Đămri trơng giống một tịa thành cổ nhưng bên

trong vẫn là kiểu “kiến trúc trường lớp” với các dãy lớp học và hành lang, “các phòng học quay mặt vào khoảnh sân rộng nằm ở trung tâm trường”, và “chạy dọc hai bên cổng, nhan nhản những ki-ốt bán bánh kẹo, nước giải khát và các thứ linh tinh để dụ bọn học trị”, rồi hình ảnh của những tốp học sinh mặc đồng phục tụm

năm tụm ba trước cổng trường, tay đong đưa cặp sách hay “chen chúc tuôn vào với những nắm đấm thụi bình bịch vào lưng nhau để giành đường” (Pho tượng của

Baltalon – Chuyện xứ Lang Biang). Những hình ảnh ấy có thể gặp ở bất kỳ một

ngôi trường nào trên mảnh đất Việt Nam này. Và hình như học trị ở đâu cũng thế, mn đời vẫn khơng có gì thay đổi, cho dù đó là những phù thủy tí hon thì vẫn sợ bị

gọi lên bảng, vẫn sung sướng một cách thành thật khi được thông báo nghỉ học vì thầy cơ giáo ốm, vẫn thích trốn học, quậy phá và nghịch ngợm như những học trị thứ thiệt.

Khi cịn là những cậu nhóc làng Ke, Nguyên và Kăply đã là những đứa trẻ

nghịch ngợm và hiếu kỳ. Bằng chứng là bất chấp mọi lời dặn dò cũng như ngăn cấm của người lớn về cái đồi Phù Thủy, Nguyên vẫn cứ “thử lên ngọn đồi mấy lần” và rủ rê cả Kăply “thử” cùng mình. Khi đã trở thành K’Brăk và K’Brêt của xứ Lang Biang, thành học sinh của trường Đămri, Nguyên và Kăply vẫn cịn giữ ngun vẹn trong mình tính cách của những cậu học trị làng Ke. Khơng miêu tả cả lớp học như lớp 8A4 trường Tự Do như trong truyện Kính vạn hoa, ở Chuyện xứ Lang Biang, Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu tập trung vào một số cá nhân nổi bật, nhưng khơng vì thế mà làm mất đi hình ảnh của các lớp học phù thủy. Có lớp học lúc nào cũng ồn ào, nhốn nháo vì những màn thực hành phép thuật theo từng môn học như lớp Cao cấp 1, Cao cấp 2. Có những lớp lại im lìm và lặng lẽ như lớp Sơ cấp 1, những học sinh nhỏ tuổi nhất của trường, vào lớp là cắm cúi học bài, ghi bài và hết giờ lại ngoan ngoãn ra về. Quậy phá trong lớp vốn là sở thích của những học trò nghịch ngợm thì trong các lớp học phù thủy, các trị đó cịn trở nên hấp dẫn hơn nhiều.

Thằng Kan Tô tinh nghịch sau khi xung phong lên bảng để thực hành phép “biến đồ vật thành đồ vật” đã biến chiếc ghế mà thầy Hailixiro đang ngồi thành một quả mít. Và dù phải “nhảy tưng tưng vì bị mớ gai nhọn chích vơ mơng”, thầy Hailixiro vẫn phải vui vẻ cho thằng Kan Tô 10 điểm. Không tinh nghịch nhưng Amara của lớp

Cao cấp 2 lại luôn gây chú ý bằng sự tự do thái quá của nó trong lớp. Là một học sinh khá, lại được lịng cơ Haifai, Amara thường xuyên có những màn “bật” lại giáo viên trong lớp, có những lúc nó cịn dám cãi tay đôi với thầy Haifai. Lớp học Cao cấp 2 trong những giờ Thần chú chiến đấu của thầy Haifai luôn luôn ồn ào và có

những màn hoạt kê khơng thể tả.

Với vấn đề học tập, Nguyễn Nhật Ánh còn giúp các bạn nhỏ “thổ lộ tâm sự” về những môn học đáng chán như môn Giáo dục Công dân (Mười lăm ngọn nến –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 65 - 74)