Tổ chức cốt truyện và kết cấu truyện Nguyễn Nhật Ánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 98 - 109)

Bốn tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được khảo sát trong luận văn nằm ở hai loại: truyện dài nhiều tập (Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang) và truyện dài (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi là Bêtô). Ở hai bộ truyện dài nhiều tập, số

lượng nhân vật lên tới hàng trăm, các nhân vật được đặt vào nhiều hồn cảnh, nhiều

tình huống, sự kiện khác nhau qua đó bộc lộ dần tính cách của mình. Hai truyện dài

Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô lại chỉ tập trung vào một hoặc một số

nhân vật, ở đó cốt truyện và kết cấu tác phẩm cũng có những điểm mới so với các

tác phẩm trước đó của Nguyễn Nhật Ánh.

Về hình thức, Kính vạn hoa có một kết cấu khá đặc biệt: bộ truyện bao gồm bốn mươi lăm tập, mỗi tập đều được chia thành mười chương đều đặn như nhau. Ở những lần xuất bản đầu tiên, mỗi tập truyện được in thành một quyển với kích thước nhỏ. Qua nhiều lần tái bản, hiện tại Kính vạn hoa ra mắt bạn đọc dưới hình thức

một bộ năm quyển (3) kích thước vừa, mỗi quyển gồm chín tập truyện. Với ba nhân

vật chính Quý, Hạnh và Long, những học sinh lớp 8A4 trường Tự Do xuất hiện ở tất cả các tập truyện, Kính vạn hoa chủ yếu tập trung phản ánh đời sống sinh hoạt của tuổi học trị. Nhà văn khơng cố tìm những điều đặc biệt hay khác biệt mà viết về những hoạt động hàng ngày trong cuộc sống đời thường của thiếu nhi. Đó là chuyện học hành, chuyện vui chơi, những mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, con cái và anh chị em trong gia đình, quan hệ họ hàng cơ dì chú bác, quan hệ giữa thầy cơ giáo và

học sinh, quan hệ bạn bè, v.v., nhưng những câu chuyện ấy lại không cịn bình thường, nhàm chán dưới ngịi bút của Nguyễn Nhật Ánh. Bằng cách chọn lọc và tổ

chức, sắp xếp các sự kiện có kịch tính, nhiều khi hài hước nhưng cũng nhiều khi tạo sự hồi hộp, tò mò, những câu chuyện đời thường trong tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh bỗng trở nên có sức lơi cuốn đến lạ kỳ.

Tình cảm anh em vốn là một điều tự nhiên trong cuộc sống. Người anh nào cũng có thể nói rằng rất thương cơ em gái của mình, nhưng biểu hiện của tình cảm

ấy khơng phải ai cũng giống nhau. Biết nhỏ Oanh rất thích con gấu bông trong cửa hàng Sao Mai, nhưng cũng biết gia đình mình khó khăn, khơng có điều kiện để đáp ứng sở thích “xa xỉ” đó của em gái, Tiểu Long cứ trăn trở và rầu lịng mãi vì việc

này. Tâm sự đó Tiểu Long đã từng thổ lộ cùng Quý ròm và Quý ròm cũng đã hành nghề “ảo thuật gia” để gom góp tiền giúp bạn (Nhà ảo thuật). Nhưng khoản tiền ít

ỏi đó khơng đủ để biến ước mơ thành hiện thực. Câu chuyện sẽ chỉ dừng lại ở việc Tiểu Long ngày ngày đi học về phải giúp em gái kiểm tra xem con gấu cịn ở cửa hàng cịn khơng hay đã bị bán mất, còn nhỏ Oanh vẫn ngày ngày chơi với con gấu

trong mơ nếu như Tiểu Long khơng tình cờ nhìn thấy một con gấu bơng gần giống

con gấu bông mơ ước của nhỏ Oanh trong cửa hàng đồ chơi ở công viên Đầm Sen. Sự hồi hộp của câu chuyện cũng như điểm thắt nút của cốt truyện bắt đầu từ chi tiết này. Tiểu Long có cơ hội thực hiện ước mơ của em gái mà không cần quá nhiều tiền, chỉ cần cậu ném đổ năm chồng lon liên tiếp bằng quả bóng nỉ thì con gấu bông

ở gian hàng đồ chơi trong công viên Đầm Sen sẽ thuộc về cậu. Bạn đọc được dõi theo quá trình luyện tập kiên trì hàng ngày của Tiểu Long về kĩ thuật ném bóng.

Trên trường thì Tiểu Long dùng phấn vẽ các vòng tròn lên tường tượng trưng cho các chồng lon và tranh thủ tập trong những giờ ra chơi. Ở nhà thì Tiểu Long tập ném vào thân cây chuối ở đằng sau vườn, hoặc lúc nào có cơ hội cậu đều thực hành ném bóng. Hành động này đã tạo sự tò mò, hiếu kỳ của các bạn cùng lớp và gây ra cả sự hiểu lầm của những người thân trong gia đình, nhưng Tiểu Long vượt qua tất cả bằng tình thương em, bằng niềm hi vọng lớn lao sẽ mang lại niềm vui cho cô em út. Mọi chuyện tưởng như đã được giải quyết khi Tiểu Long âm thầm một mình

quay trở lại cơng viên Đầm Sen sau hơn một tháng “rèn luyện tay nghề”. Nhưng cái nút thắt vừa được nới lỏng lại bị thít chặt thêm khi Tiểu Long sau ba chồng lon

thành công đã để thất bại ở chồng lon thứ tư. Không chỉ Tiểu Long thẫn thờ mà độc

giả cũng tiếc ngẩn tiếc ngơ. Kịch tính đã được đẩy lên đến đỉnh điểm thì câu chuyện bỗng rẽ ngoặt sang một hướng khác. Nguyễn Nhật Ánh bỏ qua việc Tiểu Long tiếp tục luyện ném bóng kiếm gấu bơng để kể chuyện nhờ khả năng ném bóng mà Tiểu

Long đã lập thành tích bắt trộm giật đồ ở bến xe và được tun dương trên truyền

hình. Việc quay trở lại cơng viên Đầm Sen với gian hàng trò chơi dường như đã bị lãng quên đồng nghĩa với việc món đồ chơi gấu bơng cũng sẽ không được nhắc đến.

Nhưng mọi nút thắt bỗng nhiên được tháo gỡ đầy ấn tượng chính nhờ chương trình

truyền hình tun dương Tiểu Long “người tốt làm việc tốt”, bí mật khả năng ném bóng bắt trộm của Tiểu Long đã được bật mí và tấm lịng của người anh với cơ em gái cũng đã được đền đáp bằng món quà là những con gấu bông từ các anh công an, từ người chủ gian hàng trò chơi và từ người phụ nữ ở bến xe tìm lại được của cải nhờ cơng của Tiểu Long.

Có ý kiến cho rằng Kính vạn hoa được kết cấu theo kiểu chương hồi, mỗi

tập truyện là một sự kiện độc lập nhưng các tập truyện đều xoay quanh nhóm ba nhân vật chính Q ròm, nhỏ Hạnh và Tiểu Long. Viết về các sự việc diễn ra hàng

ngày và hướng đến đối tượng thiếu nhi nên Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu lựa chọn lối

kể chuyện tuyến tính mà hầu như khơng sử dụng các thủ pháp về thời gian như đảo

ngược hay dự báo. Sự tuần tự ấy không làm cho câu chuyện nhàm chán hay nhịp truyện trở nên chậm chạp bởi nhà văn đã khéo léo trong cách trình bày sự kiện, để sự kiện được hé lộ dần dần nhằm mang đến sự bất ngờ, ngạc nhiên cho độc giả. “Thân phận” con nhà giàu và là con gái chứ không phải con trai của “người bạn lạ lùng” Văn Châu phải đến gần cuối truyện nhóm Quý ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh mới khám phá ra (Người bạn lạ lùng). Hay bọn trẻ đã có một phen hoảng sợ khi bị

người đàn ông lạ mặt theo dõi trong chuyến đi tới Đà Lạt nhưng hóa ra đó lại là một đạo diễn phim là bạn của ba mẹ nhỏ Hạnh (Cỗ xe ngựa kỳ bí). Rồi Tiểu Long và Đỗ

giam) rất giống của Tiểu Long đã làm cho bà Đỗ Lễ yên tâm, tưởng rằng bà khơng biết gì về việc đứa cháu thật của mình vắng nhà và có một đứa cháu giả tối tối đến trị chuyện cùng bà, nhưng chính bà lại làm cho Tiểu Long tốt mồ hơi khi “đọc vị” vai diễn của cậu. Nhưng chính lịng tốt của Tiểu Long muốn giúp đỡ gia đình bạn, tình cảm chân thành của Tiểu Long dành cho người bà mà cậu cứ ngỡ là bà của mình ấy đã khiến bà cảm động mà tha thứ cho việc làm của Tiểu Long và Đỗ Lễ (Cháu của bà). Nhận định của nhà nghiên cứu Văn Hồng về nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Kính vạn hoa ngắn gọn nhưng đã khái quát được những đặc điểm

chung nhất trong bộ truyện này: Bên cạnh việc tạo tình huống dồn dập, gay cấn, nhiều bất ngờ (yếu tố mới), tác giả còn dùng nhiều thủ pháp trinh thám, một loại trinh thám giả, thực chất là những trị chơi trốn tìm, nhận đường, giải mã…nhằm xây dựng tình cảm cộng đồng, ý thức tập thể, phát triển khả năng quan sát, dự báo,

kích thích óc tưởng tượng, óc phán đốn của trẻ. Người viết có tài tạo tình huống,

gài bẫy, mở ra nhiều ngõ ngách bí ẩn, làm người đọc cứ từ bất ngờ này sang bất

ngờ khác, như truyện Thám tử nghiệp dư, Ba lơ màu xanh, Cỗ xe ngựa kỳ bí, Kho

báu dưới hồ, Khách sạn hoa hồng,…[36, tr. 99]. Nguyễn Nhật Ánh có nhiều cách để

dẫn dắt câu chuyện và mỗi tập truyện nhà văn đều tạo những sự kiện thú vị cho nhân vật có cơ hội thể hiện mình. Sự bất ngờ trong bộ truyện Kính vạn hoa có khi

được ẩn dấu ở ngay tên từng tập truyện. Có những truyện người đọc có thể phần nào đoán biết được nội dung thông qua tên truyện như Nhà ảo thuật, Thám tử

nghiệp dư, Những con gấu bông, Cô giáo Trinh, Anh và em, Mẹ vắng nhà. Nhưng

nhìn chung các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh thường khó đốn định được về nội dung, nhiều khi những ẩn ý của tên tác phẩm phải đến gần cuối truyện mới được giải đáp như Bắt đền hoa sứ, Mười lăm ngọn nến, Giải thưởng lớn, Tướng quân.

Ngay cả những tác phẩm tưởng như có thể đốn định được nội dung thì khi đọc vào truyện, người đọc cũng ln luôn ngạc nhiên về cách tổ chức, triển khai các sự kiện của tác giả. Đọc truyện Kính vạn hoa, người đọc khơng có cảm giác căng thẳng,

Cũng là truyện dài nhiều tập nhưng Chuyện xứ Lang Biang lại có kết cấu

khác với Kính vạn hoa. Khơng phải là sự tập hợp của các tập truyện độc lập hoàn chỉnh, Chuyện xứ Lang Biang bao gồm bốn phần: Pho tượng của Baltalon; Biến cố ở trường Đămri; Chủ nhân núi Lưng Chừng và Báu vật ở lâu đài K’Rahlan. Lần

đầu tiên truyện được phát hành thành hai mươi tám tập. Hiện nay, NXB Kim Đồng ấn hành bộ truyện thành bốn quyển theo bốn phần trên, mỗi quyển gồm nhiều

chương. Vốn có sở trường viết về các sự kiện trong đời sống thiếu nhi, thế giới của

lứa tuổi học trò, lần này Nguyễn Nhật Ánh vẫn trung thành với việc lựa chọn đối

tượng ấy nhưng nhà văn thử sức ở một lĩnh vực mới: viết truyện phù thủy. Truyện viết về phù thủy trên thế giới chắc hẳn đã có khá nhiều và gần đây là sự xuất hiện của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter của nữ văn sĩ người Anh J.K.Rowling, nhưng truyện phù thủy ở Việt Nam thì hầu như vẫn cịn vắng bóng. Loại truyện này không

đồng nhất với loại truyện cổ tích trong kho tàng văn học dân gian của các dân tộc

trong đó có sự xuất hiện của phù thủy như Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Nàng công chúa ngủ trong rừng, Nàng tiên cá, v.v., mặc dù trong các truyện phù

thủy hiện đại chúng ta vẫn bắt gặp những motip quen thuộc của truyện cổ tích. So với Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang có kết cấu phức tạp hơn. Kết cấu của Chuyện xứ Lang Biang là kết cấu đa tuyến, ngoài hai tuyến nhân vật chính đại

diện cho hai phía: cái Thiện là phe Ánh Sáng với các “chiến binh giữ đền” và cái Ác là phe Hắc Ám mà đứng đầu là trùm Bastu, trong tác phẩm cịn có sự xuất hiện của những tuyến nhân vật “khó đốn định”, những nhân vật khơng rõ ràng khi thuộc phe Ánh Sáng, khi thuộc phe Hắc Ám như ông K’Tul, thầy Hailixiro.

Cùng hai nhân vật chính Nguyên và Kăply, người đọc được tham gia vào cuộc phiêu lưu ở thế giới phù thủy xứ Lang Biang, thế giới của phép thuật, của những điều kỳ lạ, bí ẩn mà hai cậu nhóc chưa bao giờ được chứng kiến ở làng Ke quen thuộc. Ngay từ đầu tác phẩm, Nguyễn Nhật Ánh đã gợi sự tò mò cho độc giả trong câu chuyện về ngọn đồi Phù Thủy ở làng Ke. Một ngọn đồi mang cái vẻ rậm rạp, um tùm, âm u và huyền bí khi ngọn đồi ấy đã tồn tại ở làng Ke từ lâu lắm rồi mà “trải qua không biết bao nhiêu thế hệ nhóc tì ơm cặp đến trường, chưa từng có

đứa nhóc nào dám đặt chân lên đồi Phù Thủy”. Ngọn đồi ấy càng trở nên hấp dẫn hơn đối với những đứa có tính hiếu kỳ như Ngun và Kăply khi mà trong bài giảng

của thầy Râu Bạc về địa lý làng Ke, dường như thầy cố tình bỏ qua ngọn đồi Phù Thủy nằm chình ình ở giữa làng, cũng như thầy cố tình né tránh câu hỏi của lũ học trị về vị trí ấy của ngọn đồi. Chính Nguyên là đứa đầu tiên phá bỏ tiền lệ bao nhiêu

năm nay khi đã “thử lên ngọn đồi mấy lần” và lôi kéo cả cậu bạn thân Kăply cùng

khám phá. Và cuộc phiêu lưu của Nguyên và Kăply vào thế giới phù thủy cũng bắt

đầu từ chính cái ngày mà hai cậu nhóc dị dẫm lên ngọn đồi Phù Thủy ấy. Ngọn đồi

Phù Thủy trở thành cánh cửa của hai thế giới: thế giới thứ nhất (thế giới phù thủy) và thế giới thứ ba (nơi có làng Ke).

Giống như bao nhiêu cuộc phiêu lưu khác trong văn chương, đặc biệt lại là cuộc phiêu lưu vào thế giới phù thủy, yếu tố bất ngờ ln là tiêu chí hàng đầu. Ở

Chuyện xứ Lang Biang, trí tưởng tượng ln được phát huy cao độ, tính li kì được

tận dụng tối đa và sự ngạc nhiên, bất ngờ đầy ắp các trang truyện. Thành công ấy có

được chính nhờ cách xây dựng tình huống, cách lựa chọn và đan cài các tình tiết, sự

kiện, cách bố trí sắp xếp cho sự xuất hiện của nhân vật, một lối kết cấu đa tuyến mà không chồng chéo và đặc biệt Nguyễn Nhật Ánh đã phát huy được hiệu quả của các

chi tiết gây hiểu lầm trong việc tạo ra sự bất ngờ cho câu chuyện.

Trong bốn phần của Chuyện xứ Lang Biang, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo ra

một loạt các chi tiết gây hiểu lầm. Nhìn vào diện mạo gớm ghiếc cũng như thân phận quái dị của giáo sư Haifai, bọn học trò nếu không nghi ngờ thầy là người của phe Hắc Ám thì chắc cũng khó mà có cảm tình với thầy. Nguyên và Kăply đã giật mình khiếp đảm đến mức không dám bước chân vào lớp khi lần đầu tiên đối diện với thầy ở lớp Cao cấp 2. Bọn chúng còn hoảng hốt hơn nữa khi từ cái miệng không bao giờ ngậm lại của thầy bỗng phát ra một giọng nữ eo éo, rồi giọng nam giọng nữ cứ thế thay nhau tranh cãi. Ngược lại với thầy Haifai, học sinh trường Đămri không thể không thừa nhận rằng thầy Hailixiro dạy lớp Cao cấp 1 là giáo viên vui vẻ và thân thiện nhất trường, mặc dù thầy có một thân hình q khổ khác thường nhưng bù lại thầy lại có bộ mặt dường như lúc nào cũng tươi cười, “bộ mặt khiến thầy

giống như một quý ông tốt bụng và tạo cho người đối diện cảm giác đặc biệt dễ chịu

ở ngay lần gặp gỡ đầu tiên”. Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại với những gì bọn

trẻ nhìn thấy, chúng nghiệm ra rằng đơi khi vẻ bề ngồi khơng phải là sự thể hiện trung thực của thế giới bên trong. Thầy Hailixiro đáng kính cuối cùng lại là một con ma cà rồng thuần hóa với cái tên Bamuri, “ma cà rồng thuần hóa đợt 4, số thẻ 0091”. Những tưởng đó đã là sự thật kinh khủng đối với các thầy cô giáo cũng như

đám học trò trường Đămri, đặc biệt là với Kăply khi nó ln yêu quý thầy Hailixiro, nhưng đó mới chỉ là một nửa của sự thật, cho đến khi tấm màn bí mật được mở hết

thì mọi người đi từ chỗ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, thậm chí hoảng hốt: thầy Hailixiro là ma cà rồng thuần hóa Bamuri nhưng cũng chính là Buriam, sứ giả thứ

tư của trùm Hắc Ám Bastu. Trong trường hợp này Nguyễn Nhật Ánh đã thiết kế

một “kết cấu kép”, lồng ghép hai lần sự thật trong cùng một sự kiện khiến cho phiên tòa xử án “bị cáo” Hailixiro tăng thêm phần kịch tính và hấp dẫn từ đầu đến cuối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 98 - 109)