Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 33 - 40)

“Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm. Rượu hồng đào chưa nhấm đã say”. Câu ca dao ấy giới thiệu về một dải đất miền Trung nước Việt, nơi chịu nhiều thiệt thòi, còn nhiều gian khó bởi sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng bù lại cũng được thiên nhiên ban tặng những phong cảnh kỳ thú, vô cùng hấp dẫn. Người Quảng Nam chắc hẳn rất tự hào khi đọc câu ca dao này. Nguyễn Nhật Ánh sinh ra ở Bình Quế, Thăng Bình, Quảng Nam, dù khơng sinh cơ lập nghiệp tại nơi “chôn nhau cắt rốn” nhưng ông cũng đã có một tuổi thơ gắn bó với dịng sơng, cánh đồng, bờ tre

hay cái cầu ao quê nhà. Ông nhớ và yêu phong vị của những món ăn đất Quảng và u ln cả dòng máu của “người Quảng Nam hay cãi” trong con người mình, u cái giọng nói trọ trẹ nhiều khi đến buồn cười với một niềm tự hào không giấu giếm. Cho nên với Nguyễn Nhật Ánh, Quảng Nam vẫn là một cái tên gợi thương gợi nhớ, gợi vui gợi sầu, gợi biết bao nhiêu kỷ niệm với cái chợ Đo Đo ở chỗ quán Gò đi lên, với những món ăn mang hương vị của những miền quê đất Quảng. Miền quê dân dã

ấy với những hình ảnh quen thuộc mãi là nỗi niềm, là tâm trạng cứ trở đi trở lại trong những dòng thơ, những trang văn của Nguyễn Nhật Ánh. Chính nhà văn đã từng tâm sự rằng các tác phẩm viết về tuổi học trò, viết cho tuổi mới lớn của ông hầu hết lấy bối cảnh Quảng Nam và mỗi kỉ niệm gắn bó với một vùng đất cụ thể, “Tôi viết về Bình Quế trong Mắt biếc, Bình Tú trong Đi qua hoa cúc, Bình Trung trong Hạ đỏ và… Tam Kỳ trong Hoa hồng xứ khác” [24, tr. 206].

Dù không theo ngành điện ảnh, nhưng Nguyễn Nhật Ánh vẫn có nhiều “vai

diễn” trong cuộc đời mình: một nhà thơ sẵn sàng giãi bày những rung động trong tâm hồn vốn nhạy cảm của mình; một thầy giáo dạy học như một điều tất yếu khi tốt nghiệp trường sư phạm; một Anh Bồ Câu tâm lý, hóm hỉnh, làm chủ mục Vườn Hồng chuyên “gỡ rối tơ lòng” trên báo Thanh niên; một nhà bình luận bóng đá Chu

Đình Ngạn với những lời bình sắc sảo đầy đam mê; một nhà hoạt động xã hội năng

nổ với các phong trào thanh niên; thậm chí là một nhà kinh doanh tài ba khi làm chủ và quản lý quán ăn xứ Quảng. Nếu là một diễn viên, chắc hẳn Nguyễn Nhật Ánh đã

đóng góp cho nền điện ảnh Việt Nam một gương mặt sáng giá bởi ở “vai diễn” nào

ông cũng đều làm rất tốt. Nguyễn Nhật Ánh làm nhiều nghề, theo đuổi nhiều lĩnh vực nhưng công việc mà ông bền bỉ gắn bó bao nhiêu năm qua vẫn là sự nghiệp sáng tác.

Khởi đầu sự nghiệp sáng tác bằng thơ, Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu làm thơ từ

năm 13 tuổi, tác phẩm đầu tiên được in cũng là một tập thơ, đến nay ơng đã có một

số tập thơ như Thành phố tháng tư (in chung với Lê Thị Kim, 1984), Đầu xuân ra

sông giặt áo, Tứ tuyệt cho nàng, Lễ hội của đêm đen, Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh.

nhau cùng với nhiều tác giả khác như Thơ tình áo trắng, Thơ Thành phố Hồ Chí Minh hai mươi năm (1975 – 1995), Thơ tình tuổi học trị, Mùa hạ trong thi ca, v.v.

Với thế giới thơ, có lúc chúng ta gặp một “chàng học trò Nguyễn Nhật Ánh” nghịch ngợm, mải chơi, có lúc chúng ta gặp một “chàng trai Nguyễn Nhật Ánh” đang yêu

hay đang xốn xang với những thay đổi trong tâm lý, tình cảm của mình. Nguyễn

Nhật Ánh viết về tình u đơi trẻ với rất nhiều những cung bậc cảm xúc như sự đắm say, những hờn giận, hiểu lầm, những lỗi hẹn, những tiếc nuối, những dang dở, cả sự chia li và rất nhiều suy tư. Giữa muôn vàn những sợi tơ cảm xúc ấy, người đọc vẫn nhận thấy trong thơ tình của Nguyễn Nhật Ánh cái tinh thần của Puskin trong

Tôi yêu em ngày nào. Hai chàng trai ở hai thế hệ khác nhau, hai dân tộc, hai nền

văn hóa, xa cách cả về không gian và thời gian nhưng lại gần nhau đến thế trong

tình cảm, trong tinh thần và tư tưởng của những trái tim yêu chân thành và cao

thượng. Puskin không nỡ “để em bận lịng thêm nữa. Hay hồn em phải gợn bóng u

hồi”. Còn Nguyễn Nhật Ánh cũng sẵn sàng đứng “bên lề” cuộc sống của em, để dõi theo em và đón em về khi “đơi chân quen nhún nhảy của em. Đã bắt đầu thất

thểu. Dưới gánh nặng của khổ đau” thì “Bấy giờ anh sẽ ở bên em. Với mơ ước nhỏ

nhoi. Được chia sớt cùng em. Một phần cơ cực” [77]. Đan xen trong vườn thơ

Nguyễn Nhật Ánh bạn đọc bắt gặp những bài thơ về tình yêu con người, yêu cuộc

đời, yêu quê hương đất nước, yêu chính tuổi trẻ của mình (Đầu xuân ra sông giặt

áo). Thơ Nguyễn Nhật Ánh không cầu kỳ hoa mỹ mà rất giản dị, chân thành nhưng cũng rất sâu sắc, thông minh, rất đời thường nhưng cũng lại rất thơ. Tâm hồn ấy và nét tính cách ấy rồi sẽ biểu hiện ở những địa hạt khác ngoài thơ để tạo nên một sắc màu rất riêng mang tên Nguyễn Nhật Ánh.

Thơ Nguyễn Nhật Ánh có những bài được phổ nhạc như Thành phố tình yêu

và nỗi nhớ, nghĩa là cũng để lại “ấn tượng khó phai”, nhưng dường như độc giả biết

đến cái tên Nguyễn Nhật Ánh như một nhà văn nhiều hơn một nhà thơ. Nhìn vào con số thống kê một cách khái quát “một trăm đầu sách trong vòng hơn hai mươi

năm cầm bút chuyên nghiệp, trong đó có những cuốn sách được tái bản nhiều lần”

việc của Nguyễn Nhật Ánh. Đáng quý hơn nữa, trong mảng văn xi, Nguyễn Nhật Ánh có một gia tài giàu có và không trùng lặp với một loạt tác phẩm như: Thằng quỷ nhỏ, Cô gái đến từ hơm qua, Bong bóng lên trời, Phịng trọ ba người, Qn Gị

đi lên, Thiên thần nhỏ của tơi, Hạ đỏ, Bàn có năm chỗ ngồi, Cịn chút gì để nhớ,

Những chàng trai xấu tính, Chú bé rắc rối, Mắt biếc, Nữ sinh, Bồ câu không đưa

thư, Buổi chiều Windows, Trước vòng chung kết, Hoa hồng xứ khác, Những cô em gái, Đi qua hoa cúc, Trại hoa vàng, Út Quyên và tôi, Ngôi trường mọi khi, Chuyện

cổ tích dành cho người lớn, Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một

vé đi tuổi thơ, Tôi là Bêtô, Đảo mộng mơ, Người Quảng đi ăn mì Quảng, Tơi thấy

hoa vàng trên cỏ xanh, v.v.

Tập hợp các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Nhật Ánh, một cách tương đối có thể chia thành hai loại: những tác phẩm viết cho lứa tuổi cấp 3 (nhà văn thường chú trọng đến những rung động đầu đời, những tình cảm có phần mộng mơ) như Nữ

sinh, Cô gái đến từ hôm qua, Bồ câu không đưa thư, Ngôi trường mọi khi, v.v;

những tác phẩm viết cho lứa tuổi từ cấp 2 trở xuống (nhà văn tập trung vào đời sống học đường và những mối quan hệ gia đình, xã hội trong sự hình thành nhân cách của các em) như Kính vạn hoa, Bàn có năm chỗ ngồi, Chú bé rắc rối, Chuyện xứ Lang Biang v.v.

Người ta nói làm thơ là viết cho chính mình. Nguyễn Nhật Ánh chưa hẳn đã

quan niệm như vậy nhưng những bài thơ của ông đã hé lộ phần nào diện mạo tinh thần của con người thi sĩ. Với văn xuôi, Nguyễn Nhật Ánh có vẻ “ẩn” mình hơn.

Nhà văn lùi ra xa, đứng ở hậu trường hoặc xuất hiện một cách rất khiêm tốn trong

tác phẩm. Hình như trong những trang văn, cái tôi Nguyễn Nhật Ánh vẫn là một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, vẫn là một phong cách hài hước, thông minh, vẫn là một trái tim nhân hậu và chân thành, nhưng có phần điềm tĩnh hơn, chín chắn hơn. Có lẽ Nguyễn Nhật Ánh khơng cố tình làm khác, chỉ là tác giả đang thể hiện một khía cạnh khác trong con người mình.

Trước Nguyễn Nhật Ánh đã có cả một thế hệ các tác giả rất thành cơng khi

Có những tác phẩm rất nổi tiếng và được dịch ra nhiều thứ tiếng, được giới thiệu trên thế giới như Dế mèn phiêu lưu ký của Tơ Hồi. Có những tác phẩm là tâm huyết cả đời của tác giả như Quê nội, Tảng sáng của Võ Quảng. Với những tác phẩm văn học thiếu nhi ấy, người đọc chỉ nhìn thấy thế giới của thiếu nhi hoặc hình bóng, ký ức một thời của nhà văn. Các tác giả hầu như khơng thể hiện “con người mình” trong những tác phẩm văn học thiếu nhi. Nhưng với Nguyễn Nhật Ánh, có thể coi các tác phẩm của ông là một “bức chân dung tinh thần tự họa”. Có lẽ điều này tạo nên màu sắc riêng trong các tác phẩm văn học thiếu nhi của nhà văn.

Gương mặt tinh thần dễ nhận thấy nhất của Nguyễn Nhật Ánh chính là ở

nhân vật người cha hoặc hình ảnh của những cậu học trò trong các tác phẩm của ơng. Bạn đọc có thể dễ dàng liên tưởng đến nhà báo Nguyễn Nhật Ánh khi nhìn vào ba của nhỏ Hạnh trong Kính vạn hoa. Với nhân vật ba chị Ni trong Tôi là Bêtô,

bạn đọc yêu thể thao sẽ không thể quên những bài bình luận sắc sảo của nhà bình luận Chu Đình Ngạn. Cũng chính ở hình ảnh của ba chị Ni, chúng ta nhìn thấy một tâm sự khác của Nguyễn Nhật Ánh, tâm sự của một người “tha hương”, tâm sự của

con dế giang hồ đang nhớ quê. Hay đối với các nhân vật thiếu nhi là những cậu học

trò như Nghị (Bàn có năm chỗ ngồi), nhân vật anh trong Út Quyên và tôi, như

Chuẩn (Trại hoa vàng) v.v. người đọc cũng có thể cảm nhận thấy một nét tính cách

nào đó của Nguyễn Nhật Ánh được bộc lộ như sự hài hước, sự nghịch ngợm, có khi

lại là sự trầm ngâm suy tư đầy triết lý.

Mỗi một người cầm bút đều có quan điểm sáng tác riêng, nếu khơng trực tiếp

nói lên điều đó thì cũng thể hiện bằng chính những chủ đề, đề tài, nhân vật trong tác

phẩm của mình. Chúng ta hiểu thêm quan điểm của nhà văn Nam Cao về văn

chương, về sứ mệnh của nhà văn trong cuộc đời, chỗ đứng của nhà văn trong cuộc chiến đấu của dân tộc khi đọc những tác phẩm như Đời thừa, Giăng sáng, Sống

mịn, Đơi mắt của ơng. Chúng ta vẫn từng ngưỡng mộ Nguyễn Tuân như một “thầy

phù thủy chữ nghĩa”, như người luôn tôn sùng cái Đẹp, nhưng người đọc sẽ hiểu

hơn quan niệm của nhà văn về cái đẹp khi đọc Chữ người tử tù, hay hiểu hơn quan

đọc Tờ hoa. Sáng tạo, đó là sự kỳ diệu của vũ trụ này, là một phần của thế giới tự

nhiên và cũng là phẩm chất mà tự nhiêu đã ưu ái ban tặng cho con người. Nguyễn

Tuân đã thật chính xác và đầy tâm huyết khi so sánh quá trình sáng tạo của người

nghệ sĩ như quá trình trai làm ngọc, ẩn trong những viên ngọc sáng ngời và đẹp đẽ

kia là máu và nước mắt loài trai. Vĩ đại nhất nhưng cũng đau đớn nhất, ấy vậy mà con người vẫn khơng ngừng sáng tạo. Có lẽ chỉ có một điều lý giải cho hành động dũng cảm ấy, đó là tình u. Lịng u đời, u cuộc sống, yêu con người và lòng

yêu nghề đã giúp cho người nghệ sĩ nói chung và nhà văn nói riêng sẵn sàng chấp

nhận khó khăn để tạo ra cái Đẹp cho đời. Lòng yêu nghề ấy cũng là một phẩm chất mà Nguyễn Nhật Ánh đặt lên hàng đầu khi lựa chọn con đường sáng tác. Nhà văn

đã tâm sự rất thật khi giao lưu trực tuyến với độc giả: “Lịng u nghề là đức tính cơ

bản, nó sẽ giúp giải quyết tất cả những thứ khác. Nếu một nhà văn cầm bút vì yêu nghề chứ khơng phải vì bất cứ động cơ nào, nhà văn đó sẽ dễ được người đời thể tất cho những nhược điểm khác” [73].

Tâm sự trên của Nguyễn Nhật Ánh chắc hẳn cũng là tâm sự của nhiều nhà

văn khác, những người đã dám lựa chọn cho mình con đường khơng ít chơng gai.

Giữa bao nhiêu những nghề nghiệp khác, có thể đỡ vất vả hơn về mặt tinh thần và cũng mang lại cho con người cuộc sống đầy đủ hơn, những công việc mà Nguyễn Nhật Ánh hồn tồn có thể làm được, ông vẫn là người thủy chung với định hướng về công việc sáng tác của mình. Giữa một thực tế là văn học thiếu nhi Việt Nam

đang đối diện với rất nhiều vấn đề, nhiều thử thách để tồn tại và khẳng định mình

thì ngày ngày Nguyễn Nhật Ánh vẫn cặm cụi viết, hằng năm Nguyễn Nhật Ánh vẫn

đều đặn cho ra đời những tác phẩm mới của mình. Mà những tác phẩm ấy chủ yếu

là văn học thiếu nhi. Lòng yêu nghề cộng hưởng với tài năng và vốn sống đã tạo nên nguồn năng lượng dồi dào và bầu nhiệt huyết trong con người nhỏ bé của nhà

văn. Đáng trân trọng hơn khi biết rằng Nguyễn Nhật Ánh không chỉ làm một công

việc là ngồi và viết. Ơng vẫn thực hiện những cơng việc khác, vẫn có những “vai diễn” phải thể hiện trên nhiều “sân khấu” khác nhau, mà trách nhiệm nào ông cũng

rằng muốn viết được, muốn những trang văn của mình đến được và ở lại với độc

giả, nhà văn còn phải là một người lao động cần cù, chăm chỉ và biết yêu chính những đối tượng của mình. Sáng tác văn học thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh thực sự

đã trở thành người bạn thân thiết và tin cậy của tuổi thơ.

Nguyễn Nhật Ánh được bạn đọc (cả trẻ thơ và người lớn) u mến khơng chỉ bởi vì nhà văn đã nói rất đúng, rất tài về thiếu nhi, làm cho các em cảm thấy gần gũi và thân thiết, mà cịn bởi vì Nguyễn Nhật Ánh đến với thiếu nhi bằng tình yêu

thương và sự trân trọng thật lịng. Khơng vì đối tượng cịn nhỏ tuổi mà nhà văn có

quyền qua loa, dễ dãi. Trái lại, xác định rõ việc sáng tác khơng chỉ “về thiếu nhi” mà cịn “cho thiếu nhi”, Nguyễn Nhật Ánh càng cẩn trọng hơn bao giờ hết trong từng câu chữ, từng hình ảnh, ngơn từ. Đến với tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, bạn

đọc nhỏ tuổi thì yêu thích, say mê, cịn bạn đọc lớn tuổi lại hết lòng cảm ơn, trân

trọng, bởi Nguyễn Nhật Ánh khơng chỉ là nhà văn, ơng cịn như một người bạn, như những bậc phụ huynh, như một nhà tâm lý, như một nhà giáo dục. Chính nhà văn cũng quan niệm rằng “tôi vẫn nghĩ một nhà văn viết cho thiếu nhi bao giờ cũng

đồng thời là một nhà giáo dục. Bởi vì cùng với bố mẹ và các thầy cơ, nhà văn viết

cho thiếu nhi là một trong những trụ đỡ tinh thần quan trọng của các em. Nhưng dĩ

nhiên để thành công, nhà văn phải làm sao cho tính giáo dục thấm nhuần vào từng trang văn mới mong tránh được sự gượng gạo và áp đặt” [73]. Các tác phẩm của

Nguyễn Nhật Ánh giống như những món quà mà nhà văn dành tặng cho thiếu nhi, cho những cô bé, cậu bé mà ông vô cùng yêu quý cũng như những món quà ơng dành tặng cho người lớn, cho các bậc phụ huynh như những lời tâm sự, sẻ chia chân thành với nỗi lòng của những người đang làm cha làm mẹ.

Bạn đọc quan tâm đến Nguyễn Nhật Ánh, đến các tác phẩm của ông cũng nhiều mà quan tâm đến “sự thành công, sự nổi tiếng và sự giàu có” của nhà văn cũng khơng ít. Nhưng với Nguyễn Nhật Ánh viết văn không phải để kiếm sống (mặc dù thực tế ông đang sống được bằng nghề). Với Nguyễn Nhật Ánh, viết văn,

đặc biệt là sáng tác văn học thiếu nhi như một điều gì rất tự nhiên. Nó là sự thôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 33 - 40)