Khái lược về cốt truyện và kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 95 - 98)

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể,

được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại

tự sự và kịch (….) Về phương diện kết cấu và quy mơ nội dung, cốt truyện có thể

được chia thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và

thường là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện q trình phát triển tính cách của

một vài nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính. Vì vậy cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa. Cốt truyện đơn tuyến thường tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa hoặc phần lớn các kịch bản

văn học (Truyện Kiều, Tắt đèn, Bắc Sơn).

Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kỳ lịch sử, tái hiện những

con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật, do đó có một dung lượng lớn. Hệ

thống sự kiện trong cốt truyện đa tuyến được chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến gắn liền với số phận các nhân vật chính của tác phẩm” [31, tr. 88 – 89].

Theo giáo trình Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, cốt truyện được

định nghĩa “là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và

nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và

tư tưởng tác phẩm”. Cốt truyện có ba đặc điểm chính: tính lịch sử - cụ thể, tính kịch

và tính hồn chỉnh. Chất liệu cơ bản, đơn vị cơ bản để tạo nên cốt truyện là các sự kiện – đó là những việc có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách của nhân vật. Những sự kiện lớn có thể tạo thành những bước ngoặt quan trọng

trong cuộc đời nhân vật thường được gọi là những biến cố; còn những yếu tố cụ thể tạo thành sự kiện được gọi là các tình tiết [56, tr. 138 – 142].

Giáo trình Lý luận văn học (nhiều tác giả) lại đặt cốt truyện trong phần “kết cấu hình tượng” của tác phẩm văn học. Theo đó cốt truyện được xem là “hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện. Bất cứ truyện lớn nhỏ, cốt truyện nói chung bao gồm các thành phần chính: thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút (…) Cốt truyện thực chất là cái lõi diễn biến của truyện từ xảy ra cho đến kết thúc. Ngoài các thành phần trên, cốt truyện cịn bao gồm phần trình bày và vĩ thanh [57, tr. 303 – 306].

Cùng với cốt truyện, kết cấu là yếu tố quan trọng tạo nên tác phẩm văn học. Muốn xây nhà cần phải có các nguyên vật liệu, nhưng chưa đủ. Nếu các nguyên vật liệu ấy khơng được xử lí và sắp xếp hợp lí và có tổ chức thì cũng khơng thành hình ngơi nhà. Quan trọng hơn, nếu các nguyên vật liệu ấy khơng được gắn kết với nhau thì ngơi nhà cũng không thể đứng vững. Việc sáng tạo nên một tác phẩm văn học cũng tương tự như vậy. Mỗi tác phẩm văn học phải là một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn, một tổ chức nghệ thuật có lối kiến trúc riêng chứ khơng phải là một tổ hợp của các yếu tố rời rạc được đặt cạnh nhau. Vai trị đó thuộc về kết cấu.

Cũng theo giáo trình Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên thì kết cấu “là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định”. Trong mối quan hệ với cốt truyện thì kết cấu làm nhiệm vụ “tổ chức bố cục của cốt truyện thành các phần, chương, đoạn, lớp, cảnh một cách hợp lý; đồng thời nó bố trí sắp xếp các chi tiết, các sự kiện thành những bộ phận hữu cơ của một quá trình phát triển biện chứng, và cái đích cuối cùng của q trình đó vẫn là bộc lộ đặc điểm của tính cách và khẳng định chủ đề - tư tưởng tác phẩm”.

Không chỉ tác động đến cốt truyện, kết cấu cịn bố trí, sắp xếp sự xuất hiện một cách hợp lí của các yếu tố ngoài cốt truyện. Các tác phẩm kịch và các tác phẩm tự sự được xếp vào loại những tác phẩm có cốt truyện, ngược lại những tác phẩm

truyện, có thể gặp một số loại kết cấu phổ biến như kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu song tuyến, kết cấu đa tuyến [56, tr. 142 – 147].

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và

sinh động của tác phẩm. Cần phân biệt “bố cục” và kết cấu. Bố cục đơn thuần chỉ là

hình thức, là sự sắp xếp, phân bố các chương, đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Trong khi đó kết cấu khơng chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt mà còn bao hàm cả những liên kết bên trong. Bố cục chỉ là một phương diện của kết cấu. Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm, nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện, v.v. sao cho tác phẩm thực sự trở thành một “chỉnh thể nghệ thuật”. Kết cấu

là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng các tác phẩm; triển khai và trình bày

hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ra tính tồn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ. Nếu những yếu tố kĩ thuật, thủ pháp là có giới hạn thì kết cấu là vô hạn. Kết cấu bộc nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn [31, tr. 131 – 132].

Trên cơ sở khảo sát các quan điểm về yếu tố cốt truyện và kết cấu của tác

phẩm văn học qua các tài liệu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Cốt truyện là hệ thống các sự kiện trong tác phẩm văn học từ khi mở đầu cho

đến khi kết thúc, là môi trường cho các tính cách hình thành và phát triển, có các

thành phần cấu tạo và có những đặc điểm riêng. Nhưng trật tự trần thuật cốt truyện lại nhằm thể hiện những ý nghĩa sâu xa hơn chính bản thân các sự kiện đó. Vấn đề cốt lõi của cốt truyện và việc tổ chức hệ thống sự kiện là nhằm tập trung phơi bày

các xung đột xã hội và thể hiện các số phận, tính cách con người.

Nếu ví một tác phẩm văn học như một cơ thể thì kết cấu là tồn bộ “cấu tạo” phức tạp và sinh động của cơ thể ấy, nó giúp cho cơ thể có thể tồn tại một cách vững chãi nhất. Mỗi loại tác phẩm có một kiểu kết cấu khác nhau phụ thuộc vào ý

một diện mạo bên ngồi mà cịn phải là sự gắn kết của các yếu tố bên trong tác phẩm, không chỉ là mối liên hệ trên bề mặt câu chữ mà còn là sự liên kết trong mạch ngầm ý nghĩa.

Như vậy, cả yếu tố cốt truyện lẫn kết cấu đều nhằm hướng tới việc phục vụ

cho chủ đề - tư tưởng của tác phẩm. Chủ đề - tư tưởng đóng vai trò chủ đạo, chi phối đối với kết cấu, cốt truyện và những yếu tố khác của tác phẩm, nhưng bản thân những yếu tố này cũng có tính độc lập tương đối. Nếu kết cấu, cốt truyện thay đổi thì chủ đề - tư tưởng cũng có sự thay đổi nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 95 - 98)