Giọng điệu hài hước, dí dỏm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 143 - 150)

- Dễ thôi, Amara! ( ) Nếu không đồng ý thì trị có thể ôm tập lên và tếch ra khỏi lớp Ta tưởng ta cũng đâu có khối dạy những đứa học trò cứng đầu như trò”.

3.3.2. Giọng điệu hài hước, dí dỏm

Cùng với các hình ảnh so sánh độc đáo thì giọng điệu hài hước, dí dỏm cũng là một thế mạnh tạo thành phong cách riêng trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Nếu

như tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng được đánh giá là tạo ra được những cảnh

hoạt kê liên hồn thì các truyện của Nguyễn Nhật Ánh cũng có những tác phẩm tạo

được tiếng cười vui vẻ tràn ngập từ đầu đến cuối khơng thua kém gì Số đỏ (dù tính

chất của những nụ cười ấy là khác nhau).

Nguyễn Nhật Ánh sử dụng nhiều yếu tố để tạo nên giọng điệu hài hước cho tác phẩm như cách đặt tên nhân vật, đặt tên đồ vật, tên các loại bùa chú, các loại

sách hay môn học ở thế giới phù thủy trong Chuyện xứ Lang Biang; cách sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt, đặt câu, cách nhìn nhận vấn đề hoặc tạo tình huống, v.v. tất cả tạo nên khơng khí vui vẻ cho các tác phẩm của nhà văn.

Giọng điệu hài hước trong truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng có nhiều cung bậc và sắc độ khác nhau. Có khi là nụ cười tủm tỉm của nhà văn ẩn đằng sau câu chữ khi viết về những rung động ban đầu của tuổi mới lớn, những biến đổi về mặt tâm lý khiến mỗi nhân vật tự ngạc nhiên về sự thay đổi của chính mình, sự ngại ngùng phải tìm cách che giấu hoặc có những hành động ngây ngơ rất đáng được cảm thông như

khi Kăply dán nhầm “bùa gây gổ” thay cho “bùa yêu”, Quý ròm ngẩn ngơ trước đôi

mắt to và đen lay láy của nhỏ Muội Muội mà quên mất mình đang là “thầy giáo” hỏi bài hai học trị. Có khi những câu văn, hình ảnh trong tác phẩm khiến cho độc giả phải bật cười như khi chứng kiến đám học sinh của trường Đămri trở thành nạn

nhân như thế nào khi sử dụng các “sản phẩm pháp thuật cao cấp” của thằng bé

Suku, các sản phẩm ấy “cùng lắm cũng chỉ làm cho nạn nhân của nó u đầu, bầm mặt, cháy trụi hết lông mày hay mọc thêm một cái tai là cùng”; những lúc Quý ròm hứng chí lơi sở thích bị viên của nhỏ Hạnh ra trêu hay hình ảnh của đám trẻ con tám tuổi mang ngôn ngữ trong thế giới của chúng ra đối đáp với mọi người. Khi ba con Tủn bảo nó tắt quạt máy thì nó tắt ti vi, con Tí sún hàng chục lần chạy ra đường chỉ để kiếm con Vện trong khi mẹ nó mỏi mịn chờ nó mang cái bàn ủi vơ, cịn Hải cị thì lúng túng mãi vẫn khơng thực hiện đúng u cầu của cơ giáo vì cơ bảo nó lấy

sách tập đọc thì nó lơi sách tốn, bảo nó đưa cuốn tập thì nó lơi cái nón nhét trong

túi quần, yêu cầu nó lên gặp thầy hiệu trưởng thì nó nhớ đến thằng Cu Mùi bạn nó và thản nhiên báo cáo với cơ là “thầy hiệu trưởng hôm nay không đi học. Hôm qua

thầy hiệu trưởng đánh nhau với em, sáng nay còn nằm rên hừ hừ ở nhà ạ” (Cho tôi

xin một vé đi tuổi thơ). Cũng có khi độc giả phải ôm bụng mà cười ngặt cười nghẽo như khi chứng kiến thi sĩ Q rịm tức khí trổ tài làm thơ để “cạnh tranh” với nhỏ Lan Kiều hay những cuộc đối đáp của Tam và thầy Haifai trong lớp học khi thầy thì nổi giận đùng đùng vì nghi ngờ nó là qi nhân, là người của phe Hắc Ám, cịn Tam thì sợ đến run rẩy, luống ca luống cuống càng như đổ thêm dầu vào lửa.

Đoạn miêu tả cảnh Tắc Kè Bông gọi Tiểu Long ra sau vườn và đứng đợi sẵn ở đó để chuẩn bị gây sự được miêu tả rất đẹp và lãng mạn nhưng nó lại khiến người đọc

khơng khỏi bật cười khi nghĩ đến hỉnh ảnh của những tay kiếm khách giang hồ trong những tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung: “Lúc bọn Tiểu Long tới nơi, Tắc

Kè Bông đang đứng khoanh tay ngước nhìn mảnh trăng non đang rỏ những giọt

vàng lấp lánh xuống những ngọn cây say ngủ trong vườn. Thậm chí ngay cả khi bọn trẻ đang đứng trước mặt, nó vẫn tỏ vẻ khơng hề hay biết, làm như nó đang mải mê lắng tai theo những tiếng gió đang xạc xào đuổi nhau qua kẽ lá. Trơng nó lúc này

giống một thi sĩ đang làm thơ hơn là một võ sĩ trước giờ quyết đấu” (Bắt đền hoa sứ

- Kính vạn hoa). Có khi là những nụ cười vui vẻ, sảng khối, đùa nghịch. Có khi là những nụ cười châm biếm nhẹ nhàng của đám học sinh trước những tật xấu của bạn mình. Nhưng cũng có những trang văn khiến cho độc giả miệng thì cười mà trái tim thì khóc. Đó là hình ảnh của tập thể lớp 8A4 dựng tiểu phẩm để nói về các thầy cơ giáo dạy mình trong buổi liên hoan chia tay cuối năm. Đó là hình ảnh của những cái

đầu gật gà gật gù trên lớp vào buổi sáng sau một đêm thức muộn để cùng bạn giúp

mẹ của bạn gom rác ở chợ. Đó là hình ảnh “tẽn tị” của Tiểu Long khi bị bà Đỗ Lễ phát hiện việc nó giả danh anh Đỗ Nghĩa nhưng bà khơng những khơng giận mà cịn

cám ơn Tiểu Long. Đó là khi ơng K’Tul tìm lại được chiếc bóng của mình trong

niềm vui mừng phấn khởi của mọi người và sự đón nhận của cậu con trai K’Tub.

Đó là hình ảnh “đoàn trẻ” rồng rắn cùng nhau vượt qua khó khăn để tìm đến núi Lưng Chừng giúp Nguyên và Kăply thực hiện sứ mệnh của những “chiến binh giữ đền”. Hình ảnh này khiến người đọc khơng khỏi liên tưởng tới hình ảnh của thầy trị Đường Tăng trên đường thiên lý trải qua tám mươi mốt kiếp nạn để đến Tây Trúc

thỉnh kinh, đặc biệt hình ảnh con khỉ Cha Cha rất giống với hình ảnh của nhân vật Tơn Ngộ Khơng. v.v. Tất cả đó là nụ cười của sự xúc động, của niềm hạnh phúc, của sự vị tha, nụ cười của những trái tim nhân hậu.

Ngoài giọng hài hước, dí dỏm, truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng có những

trang văn mang giọng tâm tình hay giọng triết lý, chiêm nghiệm. Màu sắc này được

thể hiện đậm nét trong hai truyện dài Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô. Nhưng ngay cả những câu văn mang giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm thì

người đọc vẫn khơng hề thấy nó khơ khan, cứng nhắc mà rất nhẹ nhàng, thấm thía,

bởi những lời đúc rút ấy thường được bật ra trong những tình huống khá thú vị. Bao trùm lên tất cả là nụ cười, là sự hóm hỉnh tạo thành nét phong cách riêng, một cái duyên riêng trong văn chương Nguyễn Nhật Ánh.

KẾT LUẬN

Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của thiếu nhi. Điều đó chắc khơng ai phủ nhận. Nguyễn Nhật Ánh có một khối lượng lớn các tác phẩm viết cho thiếu nhi và được

độc giả đón nhận nồng nhiệt, khơng chỉ độc giả nhỏ tuổi mà cả những độc giả lớn

tuổi. Với những thành quả của gần ba mươi năm cầm bút ấy, Nguyễn Nhật Ánh đã nhận được nhiều phần thưởng cao q chính nhờ những tác phẩm tâm huyết đó của mình. Đó cũng là một thực tế không thể chối cãi. Trong hiện trạng nền Văn học

thiếu nhi Việt Nam còn chưa được định hình một cách thật sự rõ nét, dù sáng tác cho thiếu nhi đã có truyền thống từ những năm sau Cách mạng tháng Tám 1945, thì những gì mà Nguyễn Nhật Ánh đã thực hiện được thật đáng trân trọng biết chừng nào. Tìm hiểu và nghiên cứu tồn bộ các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh để có thể có những đánh giá rõ ràng, cụ thể và chính xác hơn nữa về sự đóng góp của nhà văn cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam quả là một ước muốn chưa dễ dàng thực hiện.

Do đó lựa chọn một nhóm tác phẩm trong tập hợp các sáng tác của Nguyễn Nhật

Ánh viết cho thiếu nhi, mà cụ thể là bốn tác phẩm Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang

Biang, Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô để nghiên cứu, chúng tơi hi

vọng có thể đưa ra được những đánh giá mang tính khái quát ban đầu về đặc điểm

truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng như vị trí của nhà văn trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Tìm hiểu đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh qua việc khảo sát bốn tác phẩm trên, chúng tôi đã tập trung vào hai yếu tố chính của một tác phẩm văn học nói chung là những đặc điểm về nội dung và những đặc điểm về hình thức (nghệ thuật).

1. Hướng tới đối tượng là thiếu nhi nên các tác phẩm truyện của Nguyễn

Nhật Ánh tập trung trước hết vào các vấn đề của thiếu nhi. Từ mảng đề tài lớn là thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh đã triển khai trong các tác phẩm của mình rất nhiều vấn đề của đời sống thiếu nhi: từ nhiệm vụ chính là học tập đến chuyện vui chơi, giải trí, từ những mối quan hệ trong gia đình, trong lớp học, nhà trường đến những mối quan hệ rộng hơn trong xã hội, từ những sở thích nhỏ bé hàng ngày đến những

mơ ước lớn hơn cho tương lai, từ những điều rất tự nhiên, hồn nhiên, trong sáng đến

những rung động đầu đời, những tâm tư thầm kín khó tâm sự, v.v. Thật sự các tác phẩm truyện Nguyễn Nhật Ánh viết cho thiếu nhi xứng đáng được coi là bộ “tiểu bách khoa” về thiếu nhi. Cái lý do khiến cho truyện Nguyễn Nhật Ánh được các độc giả nhỏ tuổi yêu quý đón nhận có lẽ cũng chính là ở chỗ nhà văn đã nói được tâm sự của các em, nhà văn đã trở thành người bạn được các em tin tưởng, các em chờ đón.

2. Nhưng điều đáng quý hơn nữa trong các tác phẩm truyện Nguyễn Nhật

Ánh là những gì nhà văn dành cho thiếu nhi cũng là những điều nhà văn muốn nói với người lớn. Có lẽ vai trò của “chiếc cầu nối” sẽ đúng với Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của nhà văn hơn cả. Là người bạn của thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh

đồng thời là nhà tư vấn cho người lớn, cho các bậc phụ huynh. Là người trưởng

thành, Nguyễn Nhật Ánh đồng thời là một địa chỉ tin cậy để thiếu nhi hỏi han, tâm sự và tìm được sự sẻ chia.

Kính vạn hoa tập trung miêu tả thế giới học trò, Chuyện xứ Lang Biang

viết về thế giới phù thủy với cuộc phiêu lưu của các bạn nhỏ nhưng đặt ra nhiều vấn

đề của xã hội hiện đại, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã nói hộ tiếng lịng của

những người “đã từng là trẻ em”, và Tôi là Bêtô là câu chuyện có thể mang ra kể

bất cứ lúc nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào bởi sự thâm thúy, sâu xa nhưng cũng rất giản dị, gần gũi trong đó. Một vài câu nhận xét khái quát chưa thể nói hết được giá trị của mỗi tác phẩm cũng như giá trị của hệ thống tác phẩm truyện của Nguyễn Nhật Ánh, nhưng có thể khẳng định rằng mỗi trang văn của Nguyễn Nhật Ánh đều là một “hạt giống cho tâm hồn” mà nhà văn muốn mang gieo trồng ở khắp nơi.

3. Những điều người lớn có thể học được từ những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh không làm cho các tác phẩm của nhà văn trở nên già dặn

hay khiên cưỡng. Thiếu nhi vẫn tìm thấy thế giới của mình trong đó cịn người lớn

hồn tồn có thể chia sẻ với các em về mọi vấn đề trong cuộc sống, sự hài hòa trong các tác phẩm truyện của Nguyễn Nhật Ánh có được nhờ vào việc nhà văn đã tìm

được một hình thức thể hiện phù hợp nhất cho nội dung của mình. Nguyễn Nhật Ánh đã vận dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật từ việc tạo dựng cốt truyện, xây

dựng kết cấu cho tác phẩm đến việc triển khai các yếu tố cụ thể trong mỗi trang viết, từ việc lựa chọn những chi tiết nhỏ đến việc sắp đặt các sự kiện lớn, tất cả đều

được nhà văn tính tốn cẩn thận, chu đáo dựa vào tài năng, vào kinh nghiệm và tấm

lòng muốn mang đến những sản phẩm tốt nhất cho thiếu nhi. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã tạo được dấu ấn riêng, cũng là một cách thể hiện phong cách của nhà

văn: một cây bút hài hước, hóm hỉnh và dí dỏm nhưng cũng hết sức tinh tế, nhạy

cảm và không kém phần sâu sắc. Nguyễn Nhật Ánh hợp với những chuyện đời

thường, hợp với cái gu dung dị và thâm thúy chứ không quen với những chuyện giật

gân hay những cảm giác mạnh. Các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh chưa hẳn đã làm thỏa mãn thị hiếu của tất cả thế hệ thiếu nhi ngày nay nhưng cũng khơng thể nói là truyện của nhà văn khơng ảnh hưởng đến một đối tượng độc giả lớn. Chúng

ta đã từng gặp nhiều tên tuổi tác giả lớn trên thế giới với những sáng tác cho thiếu

nhi như Andersen với những truyện cổ tích cho cuộc sống hiện đại, Mark Twain với

Những cuộc phiêu lưu của Hucklebery Finn và Tom Sawyer, Nikolai

Nikolaevich Nosov với Mít đặc và các bạn, v.v. Các tác giả nổi tiếng với những tác phẩm viết cho thiếu nhi dù ở thời đại nào, ở đất nước nào cũng đều gặp nhau ở cùng một điểm: họ là những người thực sự yêu và hiểu các em. Yêu và hiểu đối

tượng mình đang hướng tới, đó là hạt nhân cơ bản cho sự thành công của một tác

phẩm văn học thiếu nhi nói riêng và một tác phẩm văn học nói chung.

Khơng kể những tập thơ, chỉ nói về văn xi, Nguyễn Nhật Ánh đã có hơn

hai mươi truyện dài, hai bộ truyện dài nhiều tập, một số tập truyện và gần đây nhà văn còn viết tản văn. Có khả năng viết nhanh và viết nhiều nhưng Nguyễn Nhật

Ánh kiên trì với đề tài thiếu nhi. Ở đề tài này Nguyễn Nhật Ánh “có đất để dụng võ”, nhà văn phát huy được nhiều sở trường của mình đồng thời đóng góp những tác phẩm giá trị cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Nguyễn Nhật Ánh viết truyện cho thiếu nhi để được sống lại những ngày thơ ấu, sống lại khoảng thời gian một đi không trở lại của cuộc đời mình. Đó là ước ao khơng chỉ của riêng Nguyễn Nhật

Ánh. Mỗi người trong đời có lẽ cũng ít nhất một lần ao ước được trở lại tuổi thơ, có

ngậm ngùi xa xót theo kiểu ôn cố tri tân, hoặc đơn giản chỉ là để được bé bỏng,

được hồn nhiên, trong sáng trở lại, được vô tư mà không phải lo toan với bộn bề

cuộc sống. Thế cho nên chỉ có người lớn mới ao ước “bao giờ cho đến ngày xưa”, bởi với trẻ con, cuộc sống chỉ là một chuỗi ngày hiện tại. Chúng có thể ý thức về

ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai nhưng chưa hẳn cái ngày hôm qua ấy đã được gọi là “quá khứ, ngày xưa”, cũng như thế khái niệm “hiện tại và tương lai” chưa hẳn là để chỉ ngày hôm nay và ngày mai. Với trẻ em, hôm qua, hôm nay, ngày

mai, thứ sáu, thứ bảy hay chủ nhật v.v. đơn giản chỉ là những đại lượng thời gian thuần túy. Có lẽ với chúng cái ngày xửa ngày xưa, lâu lắm rồi ấy chỉ có trong những câu chuyện cổ tích mà thơi. Chỉ có người lớn mới gọi thời gian với nhiều tâm trạng của hoài niệm, tiếc nuối hay lo lắng, băn khoăn đến như vậy. Chỉ có người lớn mới gán cho thời gian nhiều màu sắc triết lý đến như thế. Ao ước được trở lại tuổi thơ là niềm mong mỏi của nhiều người, nhưng được sống lại với thời gian ấy, được trải nghiệm một lần nữa có lẽ chỉ là khả năng của một số ít người như Nguyễn Nhật Ánh. Vì vậy, xã hội tạo dựng những “không gian vật chất” cho thiếu nhi bằng các

cơng viên vui chơi giải trí, những cung văn hóa, những nhà thiếu nhi, cịn các nhà văn lại tạo dựng cho các em một “không gian tinh thần”, đó là nơi các em được di

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 143 - 150)